Kinh Tế - Lão Nông “6 Thọ” Với Mô Hình Nuôi Dúi Mang...

Con Dúi có họ với nhím, chuộtDúi được xếp vào loại đặc sản nhờ thịt ngon, mát, giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, canxi mà không gây béo. Dúi rất dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp và ít rủi ro. Tuy nhiên mô hình chăn nuôi con Dúi chưa nhiều, có thể nhiều bà con vẫn lạ lẫm với mô hình mới này.Tại ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, mô hình nuôi Dúi của lão nông Nguyễn Văn Em, bà con thường gọi là “6 Thọ” hiện là mô hình mới, mang lại giá trị kinh tế cao. Mô hình chuồng Dúi được làm từ các tấm gạch men, ít tốn kém chi phí

Đến tham quan mô hình nuôi Dúi của ông Thọ, tại đây hiện đang có hơn100 con giống với gần 20 cặp Dúi bố mẹ, chủ yếu là Dúi Mốc, Dúi Má Đào, trung bình mô hình chăn nuôi Dúi mang lại lợi nhuận mỗi năm gần 100 triệu đồng. Giá cặp Dúi bố mẹ hiện tại dao động khoảng 4 - 5triệu đồng một cặp, còn Dúi thương phẩm có giá khoảng 500.000 đồng/1kg.

Nói về cơ duyên nuôi con Dúi, chú 6 Thọ chia sẻ:“Lúc ban đầu, con tôi đi công tác ở các tỉnh miền ngoài, gặp con giống này lạ nên mua thử 03 con để nuôi. Dúi sanh sản ra thêm, thấy nuôi được nên lên mạng tìm học hỏi thêm các kỹ thuật nuôi Dúi, nhân rộng mô hình lên hiện tại trên dưới 100 con. Lúc ban đầu thì còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng qua học hỏi kinh nghiệm thì hiện tại nuôi rất ổn định, Dúi rất hiếm khi bị bệnh, đặc biệt với bà con vùng quê thì phải nói là thức ăn cho Dúi không phải tốn tiền”.

Nuôi Dúi hiện nay đang là một hướng đầu tư mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, để mô hình này thành công cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi cũng như hiểu rõ được tập tính sinh trưởng của loài động vật này.

Chuẩn bị thức ăn gồm tre, mía cho con Dúi

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi Dúi, ông Thọ cho biết: “Chuồng nuôi dúi thiết kế đơn giản, không tốn nhiều diện tích, có thể xây hoặc dùng gạch men gắn lại với nhau theo kích thước cao 60cm, rộng 50cm và dài 50cm. Chuồng nên thiết kế thoáng mát, nên bố trí nơi ít tiếng động, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, nhiệt độ tốt nhất là dưới 30 độ C và cần tránh việc để dúi ăn thức ăn đã hỏng, khi đó dúi mới phát triển khỏe mạnh”.

Dúi khi nuôi được 6 - 7 tháng là thời điểm Dúi phát dục, có thể ghép đôi để Dúi giao phối. Qua theo dõi, nếu hai cá thể không xung đột thì ghép đôi với nhau. Sau khoảng 15 ngày tách đôi để Dúi cái dưỡng thai và sinh sản. Khi Dúi sinh sản được 2 – 2,5 tháng thì tách Dúi con sang chuồng nuôi thương phẩm.

Cặp Dúi Mốc giống, đang bắt cặp cho sinh sản Dúi sinh sản mỗi năm khoảng 03 lứa, mỗi lứa 2-4 con. Dúi giống sau 3 tháng xuất chuồng có thể đạt 500-700g, Dúi thương phẩm nuôi 6-7 tháng có thể xuất chuồng, trọng lượng khoảng 1 - 1,5 kg.Dúi có đặc tính ăn đêm, ngủ ngày, thức ăn chủ yếu là thực vật tự nhiên, mỗi ngày chỉ cần cho ăn một lần vào chiều tối. Ông Thọ chia sẻ: “Thức ăn chủ yếu của Dúi là tre, mía, tầm dong… rất dễ tìm, mía cũng rất dễ trồng, mình có thể tận dụng đất trống trồng thêm bắp, khoai mì, con Dúi ăn sẽ rất mau lớn, khỏe mạnh. Còn đặc điểm nữa là Dúi hầu như không cần uống nước, phân thì khô, ít mùi, thường 03 ngày mới phải dọn chuồng 1 lần, rất thuận tiện cho bà con mình nuôi”.Ông Thọ cho biết: “Con Dúi được tôi nhân giống, thuần chủng, đã thích nghi với điều kiện khí hậu của miền Tây, nên khi bà con đến mua giống về thì con Dúi phát triển nhanh, khỏe, không khó khăn như lúc đầu ông mới mua từ miền ngoài vào đây”.Hiện tại, mô hình nuôi Dúi của ông Thọ chỉ kịp bán Dúi giống, không đủ số lượng để bán thịt, bà con lân cận các huyện Tri Tôn, Chợ Mới, Tân Châu… các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp đã mua giống và nuôi rất hiệu quả. Khi bán con giống, ông Thọ cho biết sẽ cam kết thu mua, đảm bảo đầu ra cho bà con. Kể cả nếu cảm thấy không có điều kiện nuôi tiếp tục thì có thể bán lại cho ông.Dự định trong thời gian tới, ông sẽ nhân rộng mô hình, hỗ trợ bà con về con giống, kĩ thuật chăn nuôi, phát triển mô hình nuôi Dúi, góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế ổn định, từng bước cải thiện, nâng cao mức sống của bà con vùng quê núi Tịnh Biên.  Nguyễn Hảo

Từ khóa » Dúi Việt Nam