Kinh Tế Thế Giới 6 Tháng đầu Năm 2022: Các Diễn Biến Chính Và Triển ...

logologo

Chủ Nhật, 1/12/2024

  • Đặt mua tạp chí
  • Sự kiện
  • Hoạt động ngân hàng
  • Thị trường
  • Diễn đàn tài chính tiền tệ
  • Pháp luật - Nghiệp vụ
  • Nhìn ra thế giới
  • Công nghệ
  • Kết nối
  • Văn hóa
  • Sự kiện
    • Tin tức
    • Sự kiện nổi bật
    • Đại hội XIII của Đảng
  • Hoạt động ngân hàng
    • Tin Hiệp hội Ngân hàng
    • Tin hội viên
    • Ngân hàng Xanh và Phát triển bền vững
    • Sản phẩm, dịch vụ
  • Thị trường
    • Chứng khoán
    • Bất động sản
  • Diễn đàn tài chính tiền tệ
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Vấn đề - Nhận định
  • Pháp luật - Nghiệp vụ
    • Chính sách mới
    • Nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng
    • Hỏi - Đáp
  • Nhìn ra thế giới
  • Công nghệ
  • Kết nối
    • Các Hiệp hội ngành, nghề
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
  • Văn hóa
    • Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Sống đẹp
    • Thư giãn
    • Góc sinh viên
  1. Trang chủ
  2. Nhìn ra thế giới
Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2022: Các diễn biến chính và triển vọng Thu Ngọc| 10/07/2022 07:22 Theo dõi Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trên

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Kinh tế thế giới nửa đầu năm 2022 đã không thể có được đà phục hồi mạnh mẽ so với cùng kỳ, diễn biến thu hẹp hoặc chậm lại đã bao phủ trên toàn cầu, trong đó đáng chú ý là các nền kinh tế phát triển. Mặc dù các quốc gia tiếp tục nỗ lực để phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhưng xung đột Nga – Ukraine bắt đầu từ cuối tháng 2/2022 và hiện vẫn chưa có hồi kết đã đặt kinh tế toàn cầu vào những khó khăn mới.

Theo đó, lạm phát leo thang, kinh tế suy giảm, an ninh lương thực và năng lượng bị đe dọa,... đã làm gia tăng quan ngại về tình trạng lạm phát đình trệ của kinh tế thế giới vào giai đoạn cuối những năm 70.

Kinh tế toàn cầu trong quý I/2022 cũng như tại các nền kinh tế đầu tàu đã có kết quả thấp hơn so với kỳ vọng. Tình trạng đó ngày càng xấu đi trong quý II/2022 khi chiến tranh Nga – Ukraine kéo dài đem đến nhiều hệ lụy, dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc buộc Chính phủ nước này phải áp dụng các biện pháp phong tỏa tại nhiều tỉnh thành lớn để theo đuổi chính sách Zero – COVID đã làm trầm trọng hơn tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 đã liên tục được điều chỉnh xuống thấp hơn đáng kể so với dự báo được đưa ra đầu năm. Tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm tại hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia tại khu vực châu Âu – nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột Nga - Ukraine. Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa tăng cao đã làm gia tăng áp lực lạm phát, kiềm chế nhu cầu tại hầu hết các nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Đóng góp của một số nền kinh tế, khu vực kinh tế trong GDP toàn cầu

Nguồn: Báo cáo World bank tháng 6/2022

Hoạt động sản xuất, dịch vụ toàn cầu tiếp tục được cải thiện nhưng tốc độ đã chậm lại

Trong nửa đầu năm 2022, các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trên toàn cầu tiếp tục được cải thiện nhưng thiếu ổn định và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Các điều kiện trong lĩnh vực sản xuất đã mở rộng trong 22 tháng liên tiếp, tuy nhiên tốc độ đã ở mức thấp trước những rủi ro mới. Chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất đạt 52,2 điểm trong tháng 6, giảm 2 điểm so với cuối năm 2021. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đã có tín hiệu chậm lại từ tháng 3, diễn biến thiếu tích cực nhất vào tháng 4, xuất hiện phổ biến tại phần lớn các nền kinh tế, rõ nét nhất là tại Mỹ, khu vực châu Âu và Trung Quốc. Sản lượng và đơn hàng mới đều giảm xuống hoặc tăng ở mức thấp nhất. Thậm chí, khu vực sản xuất của Trung Quốc đã rơi vào tình trạng thu hẹp trong 03 tháng liên tiếp khi các chính sách phong tỏa được áp dụng trên diện rộng. Bên cạnh đó, kinh tế Nga cũng suy giảm nặng nề trước xung đột với Ukraine, chỉ số PMI sản xuất liên tục dưới ngưỡng mở rộng trong 3 tháng liên tiếp trước khi ở mở rộng trở lại vào tháng 6, hiện PMI trong lĩnh vực sản xuất đạt 50,9 điểm. Mặc dù vậy, tình hình có phần được cải thiện hơn kể từ tháng 5 khi các nền kinh tế nỗ lực thực hiện các giải pháp để thích ứng với tình hình thực tiễn, củng cố niềm tin kinh doanh.

Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ đã có sự hồi phục nhất định sau khi dịch bệnh được kiểm soát tại nhiều nước, đóng góp tích cực vào tình trạng cải thiện các điều kiện sản xuất, kinh doanh trên toàn cầu. Trong đó, đáng chú ý là diễn biến tại khu vực châu Âu và Nhật Bản. Theo đó, chỉ số PMI trong lĩnh vực này của khu vực châu Âu đã duy trì đà tăng liên tiếp trong nhiều tháng trong khi tình trạng thu hẹp tại Nhật Bản đã chấm dứt vào tháng 4/2022. Lĩnh vực dịch vụ đã đón nhận sự gia tăng mạnh của nhu cầu khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, đồng thời số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này cũng gia tăng. Tuy nhiên, cũng như lĩnh vực sản xuất, thách thức lớn nhất đối với lĩnh vực dịch vụ hiện nay chính là xu hướng gia tăng của giá cả hàng hóa, đặc biệt là giá xăng, dầu, thu nhập thực tế giảm,.... có thể sẽ ảnh hưởng thiếu tích cực đến tốc độ mở rộng của khu vực dịch vụ trong thời gian tới.

Chi phí đầu vào trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ toàn cầu

Diễn biến chi phí đầu vào trong lĩnh vực sản xuất của một số nước

Diễn biến chi phí đầu vào trong lĩnh vực dịch vụ của một số nước

Bên cạnh đó, tăng trưởng tiêu dùng trên toàn cầu mặc dù có xu hướng phục hồi trong một vài tháng nhưng tín hiệu suy yếu đã xuất hiện trong quý II trước áp lực tăng của giá cả và khi dịch bệnh bùng phát trở lại. Niềm tin người tiêu dùng tại nhiều nền kinh tế lớn cũng thiếu ổn định và đang có xu hướng giảm trong những tháng gần đây.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của một số nền kinh tế lớn

Nguồn: Trading Economics

Đà phục hồi của thương mại toàn cầu bị ngắt mạch

Trong nửa đầu năm 2022, thương mại toàn cầu đã thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ trong quý I, các chỉ số thành phần trong biểu đồ đo lường xu hướng hoạt động thương mại trên thế giới đều vượt hoặc xấp sỉ ngưỡng điểm cơ bản 100, đáng chú ý là chỉ số xuất khẩu, đơn hàng xuất khẩu, đơn hàng sản xuất điện tử, ô tô, máy bay, nguyên vật liệu thô. Tuy nhiên, bước sang quý II, chiến tranh và dịch bệnh đã ảnh hưởng ngay lập tức đến đà phục hồi của thương mại toàn cầu. Giá cả leo thang đã ngăn lại đà cải thiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; làm suy yếu thu nhập thực tế và kiềm chế nhu cầu. Bên cạnh đó, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài, việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, các giải pháp chuyển hướng trao đổi hàng hóa giữa các nước khối nước cũng không khả thi, đã làm giảm lượng hàng hóa giao dịch trên toàn cầu. Các đơn hàng xuất khẩu mới đã giảm liên tiếp kể từ tháng 4, rõ nét nhất là tại khu vực châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Theo dự báo mới nhất của WTO thì tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể giảm 50% so với con số dự báo được đưa ra vào quý III năm ngoái. Diễn biến trên cũng xuất hiện tại nhiều nền kinh tế lớn, tín hiệu xấu đi của hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa đã xuất hiện vào tháng 4, đáng chú ý là hoạt động trao đổi của nhóm hàng lương thực và năng lượng.

Nguồn: WTO

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã xuất hiện tín hiệu thiếu tích cực

Bước sang năm 2022, môi trường đầu tư và kinh doanh trên toàn cầu đã có những thay đổi nhanh chóng trước bất ổn địa chính trị, điều kiện tài chính, lạm phát gia tăng, rủi ro suy giảm kinh tế trên diện rộng,... chính vì vậy triển vọng lạc quan về diễn biến của dòng vốn FDI trên toàn cầu được đưa ra từ cuối năm ngoái cũng đã được nhìn nhận lại. Theo dự báo mới nhất, động lực cho dòng vốn đầu tư năm 2022 thiếu tính bền vững, vốn FDI toàn cầu trong năm nay sẽ giảm tốc hoặc trong kịch bản dự báo tốt nhất thì có khả năng đi ngang nhưng các dự án đầu tư mới sẽ không chắc chắn. Đồng thời, dòng vốn đầu tư chảy vào các lĩnh vực liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững vẫn còn yếu, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục. Các dấu hiệu yếu kém đã xuất hiện ngay trong quý I, dữ liệu sơ bộ cho thấy dòng vốn đầu tư vào các dự án xanh đã giảm 21% trên toàn cầu, các hoạt động M&A – động lực của dòng FDI trong năm 2021 đã giảm 13%, các dự án tài trợ quốc tế giảm 4%. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư của các các công ty đa quốc gia hiện cũng ở mức thấp, chỉ bằng 1/5 lượng vốn đầu tư trước đại dịch.

Áp lực lạm phát đã lan rộng

Trong nửa đầu năm 2022, xu hướng tăng của lạm phát tiếp tục được kéo dài và đã lập đỉnh tại nhiều nền kinh tế. Áp lực lạm phát đã lan rộng trên toàn cầu, căng thẳng chuỗi cung ứng, khan hiếm lao động sau đại dịch và các cú sốc giá cả liên tiếp là nguyên nhân chính làm gia tăng lạm phát. Lạm phát tổng thể đã vượt xa mục tiêu mà các NHTW đặt ra, ngoại trừ khu vực châu Á. Thậm chí lạm phát đã rất cao tại nhiều nền kinh tế mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Brazil và đang có xu hướng tăng nhanh tại khu vực Trung và Đông Âu, Mỹ La-tinh, Mỹ, Anh, giao động trong khoảng 7,6% - 10,2%.

Dự báo lạm phát đã được điều chỉnh tăng ở hầu hết các nước

Nguồn: Báo cáo OECD tháng 6/2022

Giá cả của các nhóm hàng trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng đều đã tăng lên, đáng chú ý là xu hướng và tốc độ biến động giá của nhóm hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng đã ảnh hưởng đến diễn biến lạm phát của hầu hết các nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022. Bất ổn địa chính trị tại Đông Âu đã làm trầm trọng hơn tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thêm vào đó năng lực sản xuất trong lĩnh vực khai thác dầu chưa kịp đáp ứng nhu cầu tăng trở lại sau đại dịch đã ảnh hưởng mạnh tới diễn biến của giá năng lượng, giá lương thực (ngô, bột mỳ), phân bón. Tuy nhiên mức độ biến động giá của các nhóm hàng không giống nhau giữa các nước, nó phụ thuộc nhiều vào các quyết sách điều hành trong và sau đại dịch cũng như cấu trúc kinh tế của mỗi quốc gia.

Theo thống kê của S&P Global, giá cả đầu vào trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ chưa ngừng tăng lên. Lạm phát chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao ở Mỹ và khu vực châu Âu trong khi một số nước tại khu vực châu Á cũng đang chịu áp lực từ tình trạng đóng cửa tạm thời của kinh tế Trung Quốc để kiểm soát dịch bệnh. Thêm vào đó, giá năng lượng tăng cao đã làm trầm trọng hơn tốc độ tăng chi phí đầu vào cả trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, rõ nét nhất là tại Mỹ và khu vực châu Âu.

Theo dữ liệu thống kê của WB, chỉ số giá bình quân của các nhóm hàng năng lượng, phi năng lượng đều đã tăng lần lượt là 52,4% và 8,4% so với cuối năm ngoái. Trong đó, chỉ số giá bình quân của nhóm hàng năng lượng đã giữ xu hướng tăng liên tục, hiện giá dầu WTI và Brent đã tăng hơn 40% trong 6 tháng đầu năm 2022 và đạt mức 112,29 USD/thùng đối với giá dầu Brent giao ngay và 107,75 USD/thùng đối với giá dầu WTI giao ngay. Và nhóm hàng phi năng lượng đã có tín hiệu hạ nhiệt hơn trong tháng 5 ở nhóm hàng nông nghiệp, thực phẩm, nguyên liệu thô, kim loại và khoáng sản, phân bón.

Đà phục hồi của thị trường lao động đối mặt với nhiều rủi ro

Trong nửa đầu năm 2022, thị trường việc làm trên toàn cầu tiếp tục chứng kiến diễn biến cải thiện tại nhiều nền kinh tế. Đặc biệt sau khi dịch bệnh về cơ bản đã được kiểm soát ở các nước phương tây, tình trạng thiếu hụt lao động đã dần được khắc phục. Tuy nhiên, mức độ cải thiện không diễn ra đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Trong nửa đầu năm, ngành dịch vụ, thương mại, vận chuyển, truyền thông, tài chính,... là những ngành có những tín hiệu cải thiện rõ rệt nhất về lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế lớn đã giảm khoảng 0,1 – 0,4 điểm phần trăm so với cuối năm ngoái, giao động trong khoảng 2,6% – 6,6%.

Mặc dù vậy, theo báo cáo mới nhất của tổ chức lao động quốc tế, đà phục hồi của thị trường lao động đang có tín hiệu xấu đi, số giờ lao động trên toàn cầu đã giảm 3,8% - tương đương với việc thiếu hụt 112 triệu việc làm. Những rủi ro mới của kinh tế toàn cầu như lạm phát gia tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng, nợ tiềm tàng, điều kiện tài chính thắt chặt,... sẽ ảnh hưởng đáng kể hơn đến số giờ lao động trên toàn cầu trong những tháng tới, làm cho đà phục hồi của thị trường lao động trở nên mong manh và dễ đảo ngược trong năm 2022.

Nguồn: Trading Economics

Tóm lại, kinh tế toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2022 đã không được thuận lợi như kỳ vọng, mặc dù kinh tế vẫn đang phục hồi sau đại dịch nhưng cũng đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro mới phát sinh từ chiến sự Nga – Ukraine. Bất ổn địa chính trị đã cản trở đà phục hồi của kinh tế sau đại dịch, đẩy giá hàng hóa, đặc biệt là lương thực, năng lượng lên cao, làm trầm trọng hơn áp lực lạm phát trên thế giới, tạo ra những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ,… Các vấn đề này hiện vẫn chưa được giải quyết hiệu quả và tiếp tục là những thách thức lớn bên cạnh những ảnh hưởng của dịch bệnh với sự xuất hiện của các biến chủng mới đến diễn biến kinh tế thế giới trong thời gian còn lại của năm 2022. Triển vọng kinh tế năm 2022 – 2023 đã liên tục được điều chỉnh giảm so với con số dự báo đưa ra đầu năm, theo kịch bản dự báo cơ bản có tính đến các rủi ro chính đang hiện hữu thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ nằm trong khoảng 2,9% – 3,1%. Trong khối các nước lớn, dự báo tăng trưởng kinh tế cũng thiếu tích cực hơn, cụ thể tăng trưởng kinh tế của Mỹ rơi vào khoảng 2,5% với các rủi ro chính như lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh hơn kỳ vọng và đồng đô la mạnh. Châu Âu sẽ tăng trưởng trong khoảng 2,5% - 2,6% và tiếp tục tìm kiếm giải pháp để chống chịu với sự khan hiếm hàng hóa nhập khẩu từ Nga, Ukraine cũng như hỗ trợ các nước nhỏ trong khu vực trước áp lực bảo đảm an ninh năng lượng và lương thực. Trong khi đó, kinh tế Nga sẽ thu hẹp khoảng 10%, ảnh hưởng nặng nề nhất là kinh tế Ukraine, tăng trưởng sẽ giảm từ 30% – 50% với vô vàn những khó khăn để khắc phục cơ sở hạ tầng, nhà ở cho người dân và sự đứt gãy của các hoạt động kinh tế trong năm 2022. Dự báo tương tự cũng được đưa ra đối với Trung Quốc, GDP dự kiến sẽ đạt 4,5% trong năm nay – thấp hơn 3,6 điểm phần trăm so với năm 2021.

Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của một số tổ chức quốc tế

Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với áp lực lạm phát tăng cao và ngày càng mở rộng sang nhiều nước, lạm phát được dự báo sẽ đạt từ 5,9% – 6,7% trong năm 2022 – gấp đôi con số của năm 2021. Giá năng lượng, thực phẩm, lương thực tăng mạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới diễn biến lạm phát của hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu, làm gia tăng thách thức cho đà phục hồi kinh tế trên diện rộng. Bên cạnh đó, những hệ lụy từ áp lực của lạm phát như các điều kiện tài chính thu hẹp, thu nhập thực tế suy giảm, rối loạn trên thị trường tài chính, chính sách hỗ trợ từ ngân sách bị giới hạn,… cũng sẽ làm gia tăng áp lực cho đà phục hồi kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội trên toàn cầu, trong đó đáng chú ý là tại các nền kinh tế mới nổi, hoặc các nước đang phát triển vẫn đang loay hoay trong việc tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để giải quyết các cú sốc về kinh tế từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Zalo
  • Kinh tế thế giới 2022

  • tăng trưởng

Bài liên quan
  • Lạm phát toàn cầu năm 2022 dự báo ở mức 6,5%

    Lạm phát toàn cầu năm 2022 dự báo ở mức 6,5%

    (thitruongtaichinhtiente.vn) - Lạm phát giá tiêu dùng đã vượt quá mục tiêu của các ngân hàng trung ương (NHTW) ở hầu hết các quốc gia thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu. Các NHTW đã chuyển sang đợt tăng lãi suất lớn nhất trong 20 năm qua.
Đọc tiếp Thị trường Tiền tệ châu Á trải qua quý tồi tệ nhất kể từ năm 1997

Thị trường Tiền tệ châu Á trải qua quý tồi tệ nhất kể từ năm 1997

IMF công bố tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế

IMF công bố tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế

Gửi bình luận

Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập. Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.

(0) Bình luận Đọc tiếp Thị trường Tiền tệ châu Á trải qua quý tồi tệ nhất kể từ năm 1997

Thị trường Tiền tệ châu Á trải qua quý tồi tệ nhất kể từ năm 1997

IMF công bố tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế

IMF công bố tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế

Đọc thêm Nhìn ra thế giới
  • Ông Masato Kanda, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, trở thành tân Chủ tịch ADB

    Ông Masato Kanda, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, trở thành tân Chủ tịch ADB

    Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nhất trí bầu ông Masato Kanda là Chủ tịch thứ 11 của ADB.
  • Hàn Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, lần cắt giảm liên tiếp trong 2 tháng đầu tiên kể từ năm 2009

    Hàn Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, lần cắt giảm liên tiếp trong 2 tháng đầu tiên kể từ năm 2009

    Ngày 28/11, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã cắt giảm lãi suất cơ bản 25 điểm, xuống mức 3% trong một động thái bất ngờ. Đây là lần đầu tiên BOK thực hiện hai đợt cắt giảm lãi suất liên tiếp kể từ năm 2009.
  • Yếu tố nào giúp ASEAN trở nên đặc biệt

    Yếu tố nào giúp ASEAN trở nên đặc biệt

    Lấy thương mại tự do trong nội khối làm “mỏ neo”, tiềm năng sâu rộng của ASEAN chính là yếu tố khiến khu vực này trở nên đặc biệt.
  • Ngân hàng Thanh toán Quốc tế công bố thống kê phái sinh OTC 6 tháng đầu năm 2024

    Ngân hàng Thanh toán Quốc tế công bố thống kê phái sinh OTC 6 tháng đầu năm 2024

    Ngày 21/11/2024, Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) công bố thống kê phái sinh không qua sàn (OTC) tính đến cuối tháng 6/2024.
  • Nợ xấu các khoản vay hộ gia đình Thái Lan tiếp tục tăng

    Nợ xấu các khoản vay hộ gia đình Thái Lan tiếp tục tăng

    Cục Tín dụng quốc gia Thái Lan cho biết, thậm chí các doanh nghiệp nhỏ đang trong tình trạng tồi tệ hơn, với nợ xấu tăng 20% ​​so với một năm trước.
  • Chu kỳ thắt chặt tiền tệ trên thế giới đã đi đến hồi kết?

    Chu kỳ thắt chặt tiền tệ trên thế giới đã đi đến hồi kết?

    Thắt chặt tiền tệ là xu hướng được thấy từ năm 2021 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngoại trừ Nhật Bản là một ngoại lệ. Sau hơn 2 năm rưỡi thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lăi suất điều hành để chống lại lạm phát dai dẳng, thời điểm hiện tại có thể là bước ngoặt đối với các Ngân hàng Trung ương để kết thúc chu kỳ này.
Nổi bật
  • Tổ chức tín dụng và người làm luật trao đổi để thống nhất cách hiểu khi áp dụng các quy định mới của pháp luật về đất đai, nhà ở

    Tổ chức tín dụng và người làm luật trao đổi để thống nhất cách hiểu khi áp dụng các quy định mới của pháp luật về đất đai, nhà ở

    Ngày 29/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Chính sách, Câu lạc bộ Pháp chế, Câu lạc bộ Xử lý nợ thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội nghị với chủ đề “Các quy định mới của Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 tác động đến hoạt động ngân hàng”.
  • Các quy định mới của pháp luật về đất đai, nhà ở tác động và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Các quy định mới của pháp luật về đất đai, nhà ở tác động và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các tổ chức tín dụng

    Đó là lý do được Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam TS. Nguyễn Quốc Hùng lý giải cho Hội nghị “Các quy định mới của Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 tác động đến hoạt động ngân hàng” được Hiệp hội Ngân hàng phối hợp cùng Ủy ban chính sách, Câu lạc bộ Pháp chế, Câu lạc bộ Xử lý nợ tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 29/11/2024.
  • Câu lạc bộ Xử lý nợ tổ chức thành công Hội nghị Nhiệm kỳ III, đại diện VAMC được tín nhiệm tái đắc cử chủ nhiệm

    Câu lạc bộ Xử lý nợ tổ chức thành công Hội nghị Nhiệm kỳ III, đại diện VAMC được tín nhiệm tái đắc cử chủ nhiệm

    Ngày 28/11/2024, sau buổi chiều làm việc sôi nổi, khẩn trương và hiệu quả, Câu lạc bộ Xử lý nợ (Câu lạc bộ AMC) thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Nhiệm kỳ III (2024-2026), bầu và ra mắt Ban Chủ nhiệm mới.
  • Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 với các tổ chức tín dụng

    Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 với các tổ chức tín dụng

    Ngày 28/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch. Việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của NHNN mà các TCTD không cần phải đề nghị.
  • “Bình dân hóa” dịch vụ tài chính – ngân hàng

    “Bình dân hóa” dịch vụ tài chính – ngân hàng

    Để tiến tới được một hệ sinh thái tài chính toàn diện ở mức độ sâu và rộng hơn nữa, sự hợp tác giữa ngân hàng và Fintech là đặc biệt quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ tài chính, nhằm đảm bảo rằng lợi ích của quá trình đổi mới sáng tạo tài chính sẽ đến được với tất cả người dân.
Đừng bỏ lỡ
  • Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

    Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

    Chiều nay (ngày 30/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết “Về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam”, tổng vốn dự kiến của dự án là 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 67 tỷ USD, hoàn thành năm 2035.
  • Hội đàm song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Campuchia

    Hội đàm song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Campuchia

    Ngày 29/11, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia (NHQG) Campuchia Chea Serey đã đồng chủ trì Hội đàm song phương giữa hai ngân hàng trung ương (Hội đàm). Đây là sự kiện thường niên được hai NHTW tổ chức luân phiên tại mỗi nước.
  • Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tiếp đoàn công tác Cục Kinh tế Liên Bang Thụy Sĩ

    Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tiếp đoàn công tác Cục Kinh tế Liên Bang Thụy Sĩ

    Ngày 28/11, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) do ông Jürg Vollenweider - Trưởng ban Kinh tế vĩ mô và Tài chính làm Trưởng đoàn để thảo luận về các hợp tác giữa hai bên cơ quan.
  • Quốc hội thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

    Quốc hội thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 29/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều dự án Luật quan trọng như: Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật.
  • Cổ phiếu bảo hiểm dẫn sóng, VN-Index vượt ngưỡng 1.250 điểm

    Cổ phiếu bảo hiểm dẫn sóng, VN-Index vượt ngưỡng 1.250 điểm

    Sắc xanh lan tỏa ổn định trong phiên cuối tuần (ngày 29/11) với “sóng” cổ phiếu bảo hiểm và sự nâng đỡ từ nhóm blue-chips. Thêm một điểm sáng nữa là khối ngoại duy trì mua ròng xuyên suốt tuần này.
  • Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 của NAPAS được tổ chức thành công

    Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 của NAPAS được tổ chức thành công

    Ngày 29/11, Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã được tổ chức thành công tại thành phố Nha Trang.
  • The Symphony: “ngôi nhà trong mơ” của người nước ngoài tại Đà Nẵng

    The Symphony: “ngôi nhà trong mơ” của người nước ngoài tại Đà Nẵng

    Sự ra đời của những tòa tháp The Symphony thuộc quần thể semi-compound Sun Symphony Residence là đáp án hoàn hảo cho cộng đồng người nước ngoài về dòng căn hộ sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện ích giữa trung tâm mà vẫn được “tận hưởng” thiên nhiên xinh đẹp Đà thành mỗi phút giây.
  • Giải Bóng đá Câu lạc bộ Xử lý nợ lần I: Sôi nổi, hào hứng, cống hiến và tràn đầy đoàn kết

    Giải Bóng đá Câu lạc bộ Xử lý nợ lần I: Sôi nổi, hào hứng, cống hiến và tràn đầy đoàn kết

    Giải Bóng đá Câu lạc bộ Xử lý nợ lần I tổ chức sáng ngày 30/11/2024 tại sân vận động Hoàng Hoa Thám, TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của 4 đội bóng MB AMC, VietBank AMC, VAMC và NamABank AMC đã thành công tốt đẹp.
  • Khai mạc Honda Thanks Day 2024 với chủ đề "Giao lộ thời đại"

    Khai mạc Honda Thanks Day 2024 với chủ đề "Giao lộ thời đại"

    Sự kiện Honda Thanks Day 2024 với chủ đề “Giao lộ thời đại” vừa chính thức khai mạc sáng 30/11 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
  • Vinh danh và trao giải sáng kiến an toàn giao thông Việt Nam 2024

    Vinh danh và trao giải sáng kiến an toàn giao thông Việt Nam 2024

    Chiều ngày 29/11, Báo Dân trí và Công ty Ô tô Toyota (TMV) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh và Trao giải cuộc thi “Sáng kiến an toàn giao thông (ATGT) Việt Nam 2024” cho các tác giả đạt giải.
Xem thêm Đọc nhiều
  • 1

    Chu kỳ thắt chặt tiền tệ trên thế giới đã đi đến hồi kết?

  • 2

    Yếu tố nào giúp ASEAN trở nên đặc biệt

  • 3

    Hàn Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, lần cắt giảm liên tiếp trong 2 tháng đầu tiên kể từ năm 2009

  • 4

    Nợ xấu các khoản vay hộ gia đình Thái Lan tiếp tục tăng

  • 5

    Ngân hàng Thanh toán Quốc tế công bố thống kê phái sinh OTC 6 tháng đầu năm 2024

  • 6

    Ông Masato Kanda, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, trở thành tân Chủ tịch ADB

logo Nhìn ra thế giới Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2022: Các diễn biến chính và triển vọng
  • Cỡ chữ Mặc định
logo

Tổng biên tập: THS.Trần Thị Thanh Bích

Tòa soạn: 193 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.Điện thoại: (024) 38218685; 39742309; email: taichinhtiente@yahoo.com; thitruongtaichinhtiente@gmail.com

ISSN 1859-2805

Giấy phép hoạt động Số: 30/GP-BTTTT cấp ngày 23/01/2019

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

© Bản quyền thuộc về Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ.

POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO Gửi bình luận Hủy Gửi

Từ khóa » Toàn Cảnh Thế Giới 2022