Kinh Tế Tri Thức – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 11/2021) |
Quản trị kinh doanh |
---|
• Công ty • Doanh nghiệp • Tập đoàn |
Nhân cách pháp lý · Nhóm công ty · Tổng công ty · Công ty cổ phần · Công ty trách nhiệm hữu hạn · Công ty hợp danh · Doanh nghiệp nhà nước · Doanh nghiệp tư nhân · Hợp tác xã · Hộ kinh doanh cá thể |
Quản trị công ty · Đại hội cổ đông · Hội đồng quản trị · Ban kiểm soát · Ban cố vấn |
Chức danh công ty · Chủ tịch hội đồng quản trị · Tổng giám đốc điều hành/Giám đốc điều hành · Giám đốc tài chính · Giám đốc công nghệ thông tin · Giám đốc nhân sự · Giám đốc kinh doanh/Giám đốc thương hiệu · Giám đốc công nghệ/Giám đốc sản xuất |
Kinh tế · Kinh tế hàng hóa · Kinh tế học công cộng · Kinh tế học hành vi · Kinh tế học lao động · Kinh tế học phát triển · Kinh tế học quản trị · Kinh tế học quốc tế · Kinh tế hỗn hợp · Kinh tế kế hoạch · Kinh tế lượng · Kinh tế môi trường · Kinh tế mở · Kinh tế thị trường · Kinh tế tiền tệ · Kinh tế tri thức · Kinh tế vi mô · Kinh tế vĩ mô · Phát triển kinh tế · Thống kê kinh tế |
Luật doanh nghiệp · Con dấu · Hiến pháp công ty · Hợp đồng · Khả năng thanh toán của công ty · Luật phá sản · Luật thương mại · Luật thương mại quốc tế · Sáp nhập và mua lại · Thừa kế vĩnh viễn · Thực thể pháp lý · Tội phạm công ty · Tố tụng dân sự · Trách nhiệm pháp lý của công ty |
Tài chính · Báo cáo tài chính · Bảo hiểm · Bao thanh toán · Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt · Giao dịch nội bộ · Lập ngân sách vốn · Ngân hàng thương mại · Phái sinh tài chính · Phân tích báo cáo tài chính · Phí giao dịch · Rủi ro tài chính · Tài chính công · Tài chính doanh nghiệp · Tài chính quản lý · Tài chính quốc tế · Tài chính tiền tệ · Thanh lý · Thanh toán quốc tế · Thị trường chứng khoán · Thị trường tài chính · Thuế · Tổ chức tài chính · Vốn lưu động · Vốn mạo hiểm |
Kế toán · Kế toán hành chính sự nghiệp · Kế toán quản trị · Kế toán tài chính · Kế toán thuế · Kiểm toán · Nguyên lý kế toán |
Kinh doanh · Dự báo trong kinh doanh · Đạo đức kinh doanh · Hành vi khách hàng · Hệ thống kinh doanh · Hoạt động kinh doanh · Kế hoạch kinh doanh · Kinh doanh quốc tế · Mô hình kinh doanh · Nguyên tắc đánh giá kinh doanh · Nghiệp vụ ngoại thương (Thương mại quốc tế) · Phân tích hoạt động kinh doanh · Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh · Quá trình kinh doanh · Thống kê kinh doanh |
Tổ chức · Kiến trúc tổ chức · Hành vi tổ chức · Giao tiếp trong tổ chức · Văn hóa của tổ chức · Mâu thuẫn trong tổ chức · Phát triển tổ chức · Kỹ thuật tổ chức · Phân cấp tổ chức · Mẫu mô hình tổ chức · Không gian tổ chức · Cấu trúc tổ chức |
Xã hội · Khoa học Thống kê · Marketing · Nghiên cứu thị trường · Nguyên lý thống kê · Quan hệ công chúng · Quản trị học · Tâm lý quản lý · Phương pháp định lượng trong quản lý · Thống kê doanh nghiệp |
Quản lý · Định hướng phát triển · Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (Hệ thống thông tin quản lý) · Kinh doanh điện tử · Kinh doanh thông minh · Phát triển nhân lực · Quản lý bán hàng · Quản lý bảo mật · Quản lý cấu hình · Quản lý công nghệ · Quản lý công suất · Quản lý chất lượng · Quản lý chiến lược · Quản lý chuỗi cung cấp · Quản lý dịch vụ · Quản lý dự án (Quản lý đầu tư) · Quản lý giá trị thu được · Quản lý hạ tầng · Quản lý hồ sơ · Quản lý khôi phục · Quản lý mạng · Quản lý mâu thuẫn · Quản lý môi trường · Quản lý mua sắm · Quản lý năng lực · Quản lý nguồn lực · Quản lý người dùng · Quản lý nhân sự (Quản lý tổ chức) · Quản lý phát hành · Quản lý phân phối · Quản lý quan hệ khách hàng · Quản lý rủi ro (Quản lý khủng hoảng) · Quản lý sản phẩm · Quản lý sản xuất · Quản lý sự cố · Quản lý tài chính · Quản lý tài năng (Quản lý nhân tài) · Quản lý tài nguyên · Quản lý tài sản · Quản lý tích hợp · Quản lý tính liên tục · Quản lý tính sẵn sàng · Quản lý tuân thủ · Quản lý thay đổi · Quản lý thương hiệu · Quản lý thương mại (Quản lý tiếp thị) · Quản lý tri thức · Quản lý truyền thông · Quản lý văn phòng · Quản lý vấn đề · Quản lý vận hành (Quản lý hoạt động) · Quản lý vòng đời sản phẩm · Quản trị hệ thống · Tổ chức công việc · Tổ chức hỗ trợ · Thiết kế giải pháp · Thiết kế quy trình (Quản lý quy trình) · Xây dựng chính sách |
Tiếp thị · Marketing · Nghiên cứu Marketing · Quan hệ công chúng · Bán hàng |
Chủ đề Kinh tế |
|
Khái niệm, định nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Đừng nhầm với kinh tế trí thức
Khái niệm kinh tế tri thức manh nha xuất hiện từ đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, tiên phong bởi Fritz Machlup và Peter Drucker. Trong hơn bốn thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định và giải thích cơ chế của nền kinh tế này. Trong những năm qua kinh tế tri thức được chọn làm chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tri thức là khái niệm không dễ hiểu vì dựa trên hai khái niệm trừu tượng là kinh tế và tri thức, và do vậy đã được hiểu nhiều ít khác nhau.[1]. Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge-based Economy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao. "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996).[2]: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế" (APEC 2000).[2] Ngân hàng Thế giới (WB,2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức.Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức". Còn theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh: Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh ra và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải.[3] : Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.[3]
Các động lực
[sửa | sửa mã nguồn]4 trụ cột của nền kinh tế tri thức [1]:
- Môi trường kinh tế và thể chế xã hội
- Giáo dục và đào tạo
- Mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ chức chuyên gia cố vấn, doanh nghiệp tư nhân, các nhóm cộng đồng
- Hạ tầng cơ sở thông tin, từ radio đến Internet, đặc biệt là hệ thống viễn thông
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân. ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành. Hiện nay, ở những nước này riêng về kinh tế thông tin (những ngành kinh tế chủ yếu dựa vào công nghệ thông tin) trong đó nền kinh tế tri thức là chủ yếu, chiếm khoảng 40-50% GDP. Trong các nước OECD kinh tế tri thức chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động. Nhiều người ước tính khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành nước có nền kinh tế tri thức. So sánh một số đặc điểm của một số giai đoạn kinh tế:
Tiêu chí | Giai đoạn Kinh tế sơ khai (Thiên về tự cung tự cấp) | Kinh tế công nghiệp | Kinh tế tri thức |
---|---|---|---|
Đầu vào của sản xuất | Lao động, đất đai, vốn | Lao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị | Lao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị, tri thức, thông tin |
Đầu ra của sản xuất | Lương thực | Của cải, hàng hóa, tiêu dùng, xí nghiệp, nền công nghiệp | Sản phẩm công nghiệp với công nghệ hiện đại, tri thức, vốn tri thức |
Cơ cấu xã hội | nông dân | Công nhân | Công nhân tri thức |
Tỉ lệ đóng góp của KHCN | <10% | >30% | >80% |
Đầu tư cho giáo dục | <1% GDP | 2-4% GDP | 8-10% GDP |
Tầm quan trọng của giáo dục | Nhỏ | Lớn | Rất lớn |
Trinh độ văn hóa trung bình | Tỉ lệ mù chữ cao | Đa số sau trung học phổ thông |
Nền kinh tế tri thức có những đặc trưng cơ bản như: 1.Tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn; 2. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao; 3. Cơ cấu lao động trong kinh tế tri thức có những biến đổi như Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao (70-90%), nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. ở đỉnh cao của nó, xã hội của nền kinh tế tri thức sẽ trở thành xã hội học tập; 4. Trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu đối với tri thức trở nên quan trọng; 5. Mọi hoạt động của kinh tế tri thức đều liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa.[2]
Một số chỉ tiêu thống kê phản ánh
[sửa | sửa mã nguồn]Một số chỉ tiêu thống kê phản ánh nền kinh tế tri thức Các chỉ tiêu vĩ mô 1. Chi nghiên cứu và triển khai các công trình khoa học vào thực tiễn so với tổng chi ngân sách nhà nước; 2. Chi cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao so với tổng chi cho giáo dục của toàn xã hội; 3. Tỷ lệ vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin so với tổng vốn đầu tư; 4. Giá trị chuyển giao công nghệ so với tổng chi ngân sách nhà nước; 5. Tỷ lệ doanh thu của ngành công nghệ thông tin so với tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế; 6. Tỷ lệ doanh thu bán phần mềm so với tổng doanh thu của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế; 7. Tỷ lệ giá trị tăng thêm của các ngành thông tin so với tổng sản phẩm trong nước; 8. Tỷ lệ của sản nghiệp tri thức so với tổng giá trị tài sản của nền kinh tế; 9. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP); 10. Hệ số đổi mới tài sản cố định; 11. Nhân tử đầu ra của ngành văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch tri thức đối với các ngành sản xuất vật chất và tiêu dùng của dân cư; 12. Hệ số liên hệ xuôi (Forward linkage), hệ số liên hệ ngược (Backward linkage) của ngành văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch tri thức đối với các ngành sản xuất vật chất và tiêu dùng của dân cư; 13. Tỷ lệ lao động làm công tác thông tin so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế; 14. Tỷ lệ lao động trí óc so với lao động chân tay; 15. Số lượng các đơn vị khoa học công nghệ trong nền kinh tế.
Các chỉ tiêu vi mô 16. Chi cho nghiên cứu và triển khai các công trình khoa học vào thực tiễn so với tổng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp; 17. Tỷ lệ cán bộ làm nghiên cứu và triển khai công nghệ của khu vực doanh nghiệp so với tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp; 18. Số máy tính dùng trong khu vực doanh nghiệp; 19. Tỷ lệ doanh nghiệp có Website và truy cập internet; 20. Tỷ lệ dân cư truy cập internet so với tổng dân số; 21. Tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động thương mại điện tử so với tổng dân số; 22. Số điện thoại thuê bao tính cho 1000 dân; 23. Các chỉ tiêu về tiếp cận, sử dụng và thụ hưởng thông tin trong đời sống hằng ngày của dân cư [4]
Sự phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển đã đề ra những chương trình, chiến lược nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo những đặc trưng của kinh tế tri thức.[5]. Có thể kể đến những ví dụ điển hình như: từ 1984 đến nay, mỗi năm chính phủ Mỹ chi hàng trăm tỷ USD cho hoạt động khoa học, công nghệ. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, chính phủ Nhật đã dành cho chương trình vi điện tử hơn 100 tỷ USD. Những năm 90 đến nay, nước Nhật đã dành khoảng 3% tổng sản phẩm quốc dân cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Các nước Tây Âu cũng đẩy mạnh hoạt động vào lĩnh vực công nghệ cao, như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, điển hình là các nước Đức, Pháp, Italia, Anh, Ba Lan... để đo lường sự phát triển của kinh tế tri thức tại các quốc gia, hiện nay có chỉ số KEI (knowledge economy index) của Ngân hàng thế giới. Năm 2012, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch là 3 quốc gia đạt hạng cao nhất thế giới về phát triển kinh tế tri thức với số điểm lần lượt là 9,43, 9,33 và 9,16. Trong bảng đánh giá này, Việt Nam xếp hạng 104 với số điểm 3,4, tăng 9 bậc so với năm 2000.[6]
Xã hội tri thức
[sửa | sửa mã nguồn]Xã hội tri thức là một trật tự xã hội ở các nước phát triển, trong đó kiến thức của các cá nhân và tập thể và tổ chức của họ ngày càng trở thành nền tảng của xã hội và kinh tế, cũng như sự chung sống với nhau.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b [1] Lưu trữ 2013-08-07 tại Wayback Machine Tạp chí Tia sáng
- ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2013.
- ^ a b http://ldxh.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/12/id/3728/language/vi-VN/Default.aspx Lưu trữ 2013-08-03 tại Wayback Machine, ThS Nguyễn Trọng Tuấn, Tạp chí lao động xã hội
- ^ [2] Nguyễn Bích Lâm, Vụ Khoa học thống kê
- ^ [3] Xem thêm: Knowledge Economy and Sustainable Economic Development: A critical review
- ^ [4] Bảng xếp hạng theo chỉ số KEI 2012 của WB
- Kinh tế
- Thuật ngữ kinh doanh
- Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
- Trang cần được biên tập lại
Từ khóa » Theo Bạn Nền Kinh Tế Tri Thức Là Gì
-
Kinh Tế Tri Thức Là Gì? Đặc điểm, Vai Trò Và Ví Dụ Cụ Thể?
-
Kinh Tế Tri Thức Là Gì? Tổng Quan Về Nền Kinh Tế Tri Thức - Yuanta
-
Kinh Tế Tri Thức Là Gì? Có Vai Trò Gì đối Với Nền Kinh Tế
-
Bài 5: Kinh Tế Tri Thức Là Gì? - Alada.VN
-
Kinh Tế Tri Thức Là Gì? Vai Trò Của Kinh Tế Tri Thức Và Tại Việt Nam
-
Kinh Tế Tri Thức Là Gì? Có Vai Trò Như Thế Nào Trong Sự Phát Triển Kinh Tế
-
Kinh Tế Tri Thức Là Gì? Ví Dụ Kinh Tế Tri Thức - Luật Hoàng Phi
-
Kinh Tế Tri Thức Là Gì? Vai Trò Của Nền Kinh Tế Tri Thức - FTV
-
Kinh Tế Tri Thức Là Gì? Những Biểu Hiện Của Kinh Tế Tri Thức Tại Việt Nam
-
[PDF] Kinh Tế Tri Thức ở Việt Nam
-
Kinh Tế Tri Thức Là Gì Ví Dụ - 123doc
-
Từ “kinh Tế Tri Thức” đến “kinh Tế Số” - UBND Tỉnh Bình Phước
-
Trí Thức Trong Nền Kinh Tế Tri Thức
-
Kinh Tế Tri Thức Là Gì Chú Thích Kinh Tế Tri Thức Là Gì Ví Dụ