Kinh Tế Vi Mô - Chương 2 - Bài Tập Số 8: Cân Bằng Cung Cầu Và Sự ...

Pages

  • Trang chủ
  • Chuyên mục
  • Giới thiệu
Share our skills and knowledge

Nào cùng chia sẻ những kỹ năng và kiến thức

Labels

  • Bài tập (10)
  • Videos (5)
Trang Blog này được lập bởi Trần Minh Trí, email: tmtri@hcmuaf.edu.vn. Được tạo bởi Blogger.

Tổng số lượt xem trang

Bộ đếm web cho blog miễn phí

Bài phổ biến

  • Kinh tế Vi Mô - Chương 2 - Bài tập số 9: Xác định thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng khăn lông như sau:   Q D  = -2P+120, Q S = 3P – 30   (Đơn vị tính của giá là nghìn đồng, đơn vị ...
  • Kinh tế Vi Mô - Chương 2 - Bài tập số 8: Cân bằng cung cầu và sự thay đổi trạng thái cân bằng Cho hàm cung và hàm cầu của một hàng hóa như sau: Q D = -2P+120, Q S = 3P - 30 Yêu cầu : 1. Xác định lượng và giá cân bằng 2. Tính hệ s...
  • Bài tập tác động chính sách giá trần Cho hàm cung và hàm cầu của hàng hóa X như sau:                   Qs= 2P-80 và Qd = -4P+640 (Đơn vị tính của giá là nghìn đồng/kg, đơn vị...
  • Kinh tế Vi Mô - Chương 2 - Bài tập số 2: Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá - Trần Minh Trí Có hàm số cầu một hàng hóa A như sau:  Q=-0,1*P+50  (có thế viết thành P=-10Q+500)   Yêu cầu: 1. Hãy xác định  hệ số co giãn của cầu tạ...
  • Kinh tế Vi Mô - Chương 2 - Bài tập số 6: Xây dựng phương trình đường cung Yêu cầu:  Dựa vào biểu cung ở bên, xác định phương trình của đường cung theo 2 dạng: Q=f(P) và P=f(Q) Giá Số lượng 150 20 2...
  • Kinh tế Vi Mô - Chương 2 - Bài tập số 5: Xác định hệ số co giãn chéo của cầu theo giá hàng hóa liên quan Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa giá hàng hóa Y và cầu một hàng hóa X như sau: Khi giá hàng hóa Y là 200 (đv giá), lượng tiêu dùng ...
  • Kinh tế Vi Mô - Chương 2 - Bài tập số 7: Xác định hệ số co giãn của cung theo giá Có hàm số cung một hàng hóa A như sau:  Q S  = 0,2*P-10 hay P = 5*Q + 50 (chuyển vế) Yêu cầu: 1. Hãy xác định  hệ số co giãn của cung...
  • Hướng dẫn vẽ đường cung, cầu và xác định điểm cân bằng trên Excel Bạn muốn minh họa bài tập cân bằng cung cầu với các thông số chính xác tuyệt đối trên Excel. Clip này sẽ hữu ích cho bạn! Xem bài giải TẠI ...
  • Kinh tế Vi Mô - Chương 2 - Bài tập số 4: Xác định hệ số co giãn cầu theo thu nhập Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa thu nhập và cầu một hàng hóa như sau: Tại mức thu nhập I=2,5 (đv tiền), lượng tiêu dùng hàng hóa A...
  • Kinh tế Vi Mô - Chương 2 - Bài tập số 3: Xác định lượng và giá tại điểm cầu co giãn đơn vị Có hàm số cầu một hàng hóa A như sau:  Q=-0,1*P+50  (có thế viết thành P=-10Q+500)   Yêu cầu: Xác định mức giá và mức sản lượng nào cầu...

Kinh tế Vi Mô - Chương 2 - Bài tập số 8: Cân bằng cung cầu và sự thay đổi trạng thái cân bằng

Cho hàm cung và hàm cầu của một hàng hóa như sau: QD = -2P+120, QS= 3P - 30 Yêu cầu: 1. Xác định lượng và giá cân bằng 2. Tính hệ số co giãn của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng 3.Giả sử thu nhập NTD tăng làm lượng cầu tăng 15 đơn vị sl ở mọi mức giá, xác định điểm cân bằng mới. Lượng và giá thay đổi như thế nào so với ban đầu? 4. Tại điểm cân bằng ban đầu (câu 1), giả sử có nhà cung cấp với hàm cung Q=P-14 rút khỏi thị trường, giá và lượng cân bằng mới là bao nhiêu? 5. Tại điểm cân bằng ban đầu (câu 1), theo dự báo giả sử lượng cầu giảm 30%, xác định điểm cân bằng mới. Xem Clips hướng dẫn vẽ hình vài giải bài qua link https://www.youtube.com/watch?v=a5Vp600vPto

Lời giải:

Câu 1: Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay Qs=Qd <=> 3P-30 = -2P+120 <=> 5P = 150 <=> P = 30, thay vào phương trình đường cung hoặc cầu => Q = 60 Cân bằng cung cầu Câu 2: Tại điểm cân bằng, hệ số cung và cầu theo giá lần lượt là ES= c*P/Q = 3*30/60 = 1,5 ED= a*P/Q = -2*30/60 = -1 Câu 3: Khi thu nhập tăng làm lượng cầu tăng 15 đơn vị ở mọi mức giá, đường cầu mới sẽ thay đổi, dịch chuyển song song sang phải. Phương trình đường cầu mới được xác định như sau: QD’ = QD + 15 <=> QD’ = -2P + 120 + 15 <=> QD’ = -2P + 135 Thị trường lại cân bằng khi lượung cung bằng lượng cầu (mới), hay QS = QD <=> 3P-30 = -2P + 135 <=> 5P = 165 <=> P = 33, thế vào phương trình đường cung hoặc đường cầu mới => Q = 69 Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=33 và mức sản lượng Q=69. So với sản lượng và giá ban đầu, việc tăng thu nhập là giá tăng 3 đơn vị (33-30) và lượng tăng 9 đơn vị (69-60) Thay đổi trạng thái cân bằng cầu dịch chuyển song song Câu 4: Khi có nhà cung cấp với hàm cung QS=P - 14 rút khỏi thị trường (∆QS), đường cung thị trường sẽ thay đổi, dịch chuyển sang trái. Phương trình đường cung mới được xác định như sau: QS’ = QS + ∆QS QS’ =3P - 30 – (P-14) QS’ = 2P - 16 Thị trường lại cần bằng khi lượng cung (mới) bằng lượng cầu, hay QS’ = QD <=> 2P - 16 = -2P + 120 <=> 4P = 136 <=> P = 34, thế vào PT đường cung mới, hoặc đường cầu => Q = 52 Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=34 và mức sản lượng Q=52 So với lượng và giá ban đầu, sự kiện này làm giá tăng 4 đơn vị (34-30) và lượng giảm 8 (53-60) đơn vị Thay đổi điểm cân bằng, đường cung mới không song song Câu 5: Theo dự báo lượng cầu giảm 30%, khi đó đường cầu thị trường sẽ thay đổi, xoay sang trái. Phương trình đường cầu mới được xác định như sau: QD’ = QD – 30%QD = 0,7QD <=> QD’ = 0,7*(- 2P +120) <=> QD’ = -1,4*P +84 Thị trường lại cần bằng khi lượng cung bằng lượng cầu (mới), hay QD’ = QS <=> -1,4*P + 84 = 3P - 30 <=> 4,4*P= 114 P = 25,9 thế vào PT đường cung, hoặc cầu Q = 47,7, Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=25,9 và mức sản lượng Q=47,7 So với lượng và giá ban đầu, sự kiện này làm giá giảm 4,1 đơn vị (25,9-30) và lượng giảm 12,3 (47,7-60) đơn vị Thay đổi điểm cân bằng, đường cầu xoay Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ

Theo tác giả

  • Trần Đức Luân
  • Trần Minh Trí

Theo nội dung

  • Dự án đầu tư
  • Excel ứng dụng
  • kinh tế vi mô

Liên kết

  • Đại học Nông Lâm Tp.HCM
  • Trang Web cá nhân Trần Minh Trí
  • Chương trình Khởi Nghiệp
  • Facebook Khởi Nghiệp Phía Nam
  Copyright © Share our skills and knowledge . Designed for college textbooks - textbook, http://www.corporateoffice.us, College mailing address

Từ khóa » Hệ Số Co Giãn Của Cung Và Cầu Tại điểm Cân Bằng