Kinh Tế Vi Mô - Đường đẳng ích - Welcome To Cucaingot Blog
Có thể bạn quan tâm
Trang
- Trang chủ
- Kinh tế học
- Quản trị kinh doanh
- Marketing
- Kế toán
- Tài chính doanh nghiệp
- Ebook hay nên đọc
- Đề tài nhóm- luận văn
- Cuộc sống
- Thư giãn
Kinh tế vi mô - Đường đẳng ích
___________________________________________________________________ Định nghĩaĐường đẳng ích là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều sàn phẩm cùng tạo nên sức thỏa mãn như nhau cho người tiêu dùng. Biểu đồ dưới đây gồm một đường đẳng ích của hai hàng hóa, X và Y.Với hai điểm bất kỳ nằm trên đường đẳng ích sẽ có cùng mức lợi ích. Do vậy, biểu đồ dưới đây chỉ ra rằng một cá nhân lựa chọn kết hợp tiêu dùng tại điểm A hay điểm B đều có cùng mức lợi ích như nhau. Một điểm nằm ở phía trên bên phải của đường đẳng ích có mức lợi ích cao hơn bất kỳ điểm nào nằm trên đường đẳng ích. Một điểm như vậy phải nằm trên một đằng đẳng ích khác có mức lợi ích cao hơn. Do đó, điểm C là điểm lựa chọn tốt hơn điểm A hay B (hay bất kỳ điểm nào khác nằm trên đường đẳng ích Uo). Các điểm nằm bên dưới bên trái của đường đẳng ích (chẳng hạn điểm D) sẽ cho mức lợi ích nhỏ hơn. Do vậy, cá nhân thích lựa chọn tiêu dùng tại điểm A nếu như lựa chọn tiêu dùng giữa điểm A và điểm D.Các điểm lựa chọn tiêu dùng có các mức lợi ích khác nhau thì sẽ nằm trên các đường đẳng ích khác nhau. Vì thế, có vô số các đường đẳng ích giữa các lựa chọn kết hợp tiêu dùng giữa hai hàng hóa. Hai đường đẳng ích khác được thêm vào biểu đồ tương ứng với mức lợi ích nhận được tại điểm C và điểm D tương ứng.Các đường đẳng ích có bốn thuộc tính như sau: - Đường đẳng ích cao hơn được ưa thích hơn đường đẳng ích thấp hơn. Người tiêu dùng thích lựa chọn điểm tiêu dùng ở đường đẳng ích có mức lợi ích cao hơn. Điều này phản ảnh mong muốn người tiêu dùng là thích tiêu dùng nhiều hơn đối với một hàng hóa. - Đường đẳng ích có độ dốc đi xuống. Độ dốc của đường đẳng ích phản ảnh tỷ lệ thay thế hàng hóa này bởi hàng hóa khác. Trong hầu hết các trường hợp, người tiêu dùng thích cả hai. Vì vậy, nếu số lượng một hàng hóa giảm đi thì số lượng hàng hóa khác phải tăng lên để người tiêu dùng đạt được cùng mức thỏa mãn. Vì lý do này, đường đẳng ích có dạng dốc xuống. - Các đường đẳng ích không cắt nhau. Để thấy tại sao có điều này, biểu đồ dưới đây minh họa điểm A và B trên U1, điểm B và C trên U2. A và B có cùng mức lợi ích (nằm trên U1) và B và C có cùng mức lợi ích (nằm trên U2). Ta suy ra A và C có cùng mức lợi ích, cho nên A và C phải nằm trên một đường đẳng ích. Lập luận trên có vẻ như mâu thuẫn với thuộc tính thứ nhất, đó là người tiêu dùng thích dùng nhiều hơn là dùng ít hơn. Điều này chỉ đúng khi A và C cùng nằm trên đường đẳng ích hay U1 trùng với U2. Do vậy, các đường đẳng ích không thể cắt nhau.- Các đường đẳng ích lõm vào góc tọa độ. Độ dốc của đường ngân sách phản ảnh tỷ lệ thay thế biên của hàng hóa bởi hàng hóa khác. Khi người tiêu dùng có nhiều hơn với cùng một sản phẩm thì mong muốn trên mỗi sản phẩm sẽ ít đi và mong muốn đối với sản phẩm ít hơn sẽ lớn hơn. Điều này cũng phản ảnh qui luật lợi ích biên giảm dần. Chính vì vậy, hình dạng của đường đẳng ích là dốc xuống và lõm vào góc tọa độ. Tuy nhiên, quyết định lựa chọn tiêu dùng còn tùy thuộc vào thu nhập dùng để chi tiêu cho các hàng hóa và cá nhân cố gắng đạt được mức lợi ích cao nhất có thể trong phạm vi các ràng buộc (thu nhập và các yếu tố khác). Chúng ta hãy xem xét ràng buộc ngân sách ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm tiêu dùng mà ở đó cá nhân đạt được mục tiêu tiêu dùng. Download toàn bộ bài viết tại đây Bài viết liên quan : Kinh te vi mo, lua chon, san pham, tac dong thu nhap, thay the, thay the bien, thoa man Labels: Kinh te vi mo, lua chon, san pham, tac dong thu nhap, thay the, thay the bien, thoa man Newer Post Older Post HomeBài được xem nhiều nhất
- Marketing căn bản - Quá trình mua hàng của khách hàng tổ chức
- Kinh tế vi mô - Đường đẳng ích
- 240 câu hỏi trắc nghiệm môn kinh tế Vĩ Mô
- Tổng hợp câu hỏi môn hành vi tổ chức
- Hoạch định tổng hợp - Bài tập 1
- Kinh tế vi mô - Tác động thu nhập và tác động thay thế
- Kinh tế vi mô - Đường ngân sách
Từ khóa » đường đẳng ích Dịch Chuyển Sang Phải Khi
-
53. Trắc Nghiệm – Kinh Tế Vi Mô – Đề Số 22 - Vietstock
-
29. Trắc Nghiệm – Kinh Tế Vi Mô – Đề Số 14 - Vietstock
-
Lý Thuyết đẳng ích
-
Chương 3: Lý Thuyết Lựa Chọn Của Người Tiêu Dùng - Quizlet
-
Bài 2: Phân Tích Tiêu Dùng Bằng Hình Học - HOC247
-
Kinh Tế Vi Mô - Đường đẳng ích - ThinhNV90 Blogs
-
[PDF] Kinh Tế Vi Mô 2 Bài Giảng 2
-
CÂU-HỎI-TRẮC-NGHIỆM-ÔN-TẬP - CÂU H I TRẮẮC NGHI M ÔN T ...
-
Các điểm Nằm Trên đường đẳng ích Biểu Thị - Bí Quyết Xây Nhà
-
Trắc Nghiệm Kinh Tế Vi Mô
-
Chuong 4 | PDF - Scribd
-
[PDF] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA MÔN: KINH TẾ VI ...
-
(DOC) Thuyet Huu Dung | Vo Diem
-
[PDF] LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ Hiếm Là Việc Xã Hội Với Các Nguồn ...