Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Huyền Thanh)
Có thể bạn quan tâm
PHẬT NÓI KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TAM MUỘI _QUYỂN THƯỢNG_ Hán dịch: Đời Hậu Tần_Nước Quy Tư (Kucina)_ Tam Tạng CƯU MA LA THẬP (Kumāra-jīva) Việt dịch: HUYỀN THANH
Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Phật ngự trong núi Kỳ Xà Quật (Gṛdhrakūṭa) tại thành Vương Xá (Rāja-gṛha) cùng với Đại Tỳ Kheo Tăng (Mahatā-bhikṣusaṃgha) gồm ba vạn hai ngàn người đến dự.
Bồ Tát Ma Ha Tát (Bodhisattva-mahāsattva) gồm bảy vạn hai ngàn người mà ai cũng đã biết, đều được Đà La Ni (Dhāraṇī), thành tựu biện tài (Pratibhāna) nói năng không tận, an trụ Tam Muội (Samādhi-supratiṣṭhita) mà chẳng động chuyển, khéo hay biết hết Tuệ không có tận (Akṣaya-prajña), được Nhẫn (Kṣānti) của Pháp sâu xa (Gambhīra-dharma), vào Pháp Môn thâm sâu (Gambhīra-dharma-mukha). Ở trong vô lượng a tăng kỳ kiếp (Asamkhyeya-kalpa) đã tu Pháp lành (Kuśala-dharma) thảy đều thành tựu. Tồi phục chúng Ma (Nihata-māra), giáng phục các oán địch (Pratyarthika), nhiếp lấy cõi Phật (Buddha-kṣetra) tối tôn nghiêm tịnh, có Đại Từ Bi, các tướng nghiêm thân. Nơi Đại Tinh Tiến được đến bờ kia (Mahā-vīrya-pāramiṃgata), khéo biết tất cả ngôn từ (Nirukti) phương tiện (Upāya), đầy đủ (Saṃpanna) hạnh (Caryā) uy nghi (Īryāpatha) trong sạch. Xong rồi được trụ vào ba Môn giải thoát (Vimukṣamukha), dùng Trí không ngại (Apratihata-jñāna) thông đạt ba đời, phát tâm quyết định (Niścaya) chẳng buông bỏ tất cả, nghĩ nhớ (Smṛti) nghĩa thú, kham nhẫn (Kṣānti) Trí Tuệ. Các vị Bồ Tát ấy đều có Đức Độ (Guṇa) như vậy.
Tên các vị ấy là: Chuyển Bất Thoái Pháp Luân Bồ Tát (Avaivartikadharmacakra-pravartaka), Phát Tâm Tức Chuyển Pháp Luân Bồ Tát (Upādita-cittadharmacakra-pravartaka), Vô Ngại Chuyển Pháp Luân Bồ Tát (Anāvaraṇa- dharmacakra-pravartaka), Ly Cấu Tịnh Bồ Tát (Vimala-śuddhi), Trừ Chư Cái Bồ Tát (Sarva-paryutthāna-viṣkambhin), Thị Tịnh Uy Nghi Kiến Giai Ái Hỷ Bồ Tát (Viśuddheryāpathasaṃdarśana-nandin), Diệu Tướng Nghiêm Tịnh Vương Ý Bồ Tát (Vara-lakṣaṇa-vyūha-rāja-mati), Bất Cuống Nhất Thiết Chúng Sinh Bồ Tát (Sarvasattvāvisaṃvādin), Vô Lượng Công Đức Hải Ý Bồ Tát (Ananta-guṇa-samudra-mati), Chư Căn Thường Định Bất Loạn Bồ Tát (Sadāsamāhitāvikṣiptendriya), Thật Âm Thanh Bồ Tát (Bhūtasvara), Nhất Thiết Thiên Tán Bồ Tát (Sarva-devastuti), Đà La Ni Tự Tại Vương Bồ Tát (Dhāraṇīśvara-rāja), Biện Tài Trang Nghiêm Bồ Tát (Pratibhānālaṃkāra), Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát (Mañjuśrīkumārabhūta), Di Lặc Bồ Tát (Maitreya), Tu Di Đỉnh Vương Bồ Tát (Sumeru-kūṭarāja), Hải Đức Bảo Nghiêm Tịnh Ý Bồ Tát (Guṇa-ratna-vyūha-samudra-mati), Đại Nghiêm Tịnh Bồ Tát (Mahā-vyūha), Đại Tướng Bồ Tát (Mahā-lakṣaṇa), Quang Tướng Bồ Tát (Prabha-lakṣaṇa), Quang Đức Bồ Tát (Prabha-śrī), Tịnh Ý Bồ Tát (Viśuddha-mati), Hỷ Vương Bồ Tát (Prāmodya-rāja), Kiên Thế Bồ Tát (Dṛḍhasthāma), Kiên Ý Bồ Tát (Dṛḍha-mati) Bồ Tát Ma Ha Tát của nhóm như vậy gồm bảy vạn hai ngàn người với hết thảy Thích (Śakra), Phạm (Brahma), Hộ Thế Thiên Vương (Lokapāla-devarāja) và các hàng Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dạ Xoa (Yakṣa), Càn Thát Bà (Gandharva), A Tu La (Asura), Ca Lâu La (Garuḍa), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hầu La Già (Mahoraga), Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya)…của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới (Trisāhara-mahāsāhasra-lokadhātu) mà ai cũng đã biết, phần lớn đã gieo trồng căn lành (Avaropita-kuśalamūla), ưa thích Đại Pháp đều đến tập hội.
Bấy giờ Kiên Ý Bồ Tát (Dṛḍha-mati) ở trong Đại Hội, tác lời niệm này: “Nay Ta sẽ hỏi Đức Như Lai. Dùng câu hỏi ấy muốn thủ hộ hạt giống của Phật (Buddhavaṃśa), hạt giống của Pháp (Dharma-vaṃśa), hạt giống của Tăng (Saṃgha-vaṃśa) khiến cho các cung Ma bị che lấp chẳng thể hiện ra. Tồi phục kẻ Tăng Thượng Mạn (Abhimānika) tự cao. Vì người gieo trồng căn lành, nay khiến cho gieo trồng. Người đã gieo trồng căn lành, sẽ khiến cho tăng trưởng (Vardhana). Nếu có người chưa phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anutpāditānuttara-samyaksaṃbodhicitta: phát Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác Tâm), sẽ khiến cho phát Tâm (Cittotpāda). Người đã phát Tâm, sẽ khiến cho chẳng bị thoái chuyển (Avaivartika). Người đã thoái chuyển, sẽ khiến cho mau được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. (Anuttara-samyaksaṃbodhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác). Người tính gộp mọi điều có được… trụ vào các Kiến (Dṛṣtyabhiniviṣṭa), thảy đều khiến cho phát Tâm xa lìa. Người ưa thích Pháp nhỏ (Hīnādhimuktika), khiến cho chẳng nghi ngờ Pháp lớn. Người ưa thích Pháp lớn (Udārabhimuktika), khiến cho sinh vui vẻ (Pramuditā)”.
Tác niệm đó xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con muốn ở trong Pháp của Như Lai, có chút điều cần hỏi. Nguyện xin nghe hứa cho”.
Đức Phật bảo Kiên Ý: “Tùy theo điều ông hỏi. Ta sẽ giải nói khiến cho ông vui vẻ”.
Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Phải chăng có Tam Muội hay khiến cho Bồ Tát mau được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, thường được chẳng lìa, gặp thấy chư Phật, hay dùng ánh sáng (Avabhāsa) chiếu khắp mười phương, được Tuệ tự tại (Vikurvita-prajña) dùng phá các Ma (Mārānāṃ nigrahāya), được Trí tự tại (Jñānavaśitā), được Trí tự nhiên (Svajambhū-jñāna), được Trí Vô Sinh (Anupadiṣṭa-jñāna), hay chẳng tùy theo kẻ khác (Apara-praṇeya) mà được, chẳng bị chặt đứt biện tài (Anācchedya-pratibhāna), tận bờ mé vị lai (Aparāntakoṭi) được Như Ý Túc (Ṛddhipāda) thọ nhận mạng vô lượng (Aprameyāyus). Người ưa thích Thanh Văn là Thanh Văn Thừa (Śrāvaka-yāna), người ưa thích Bích Chi Phật là Bích Chi Phật Thừa (Pratyeka-buddha-yāna), người ưa thích Đại Thừa thì gọi là Đại Thừa (Mahāyāna). Thông đạt Pháp của Thanh Văn mà chẳng vào Thanh Văn Đạo (Śrāvakaniyāma), Thông đạt Pháp của Bích Chi Phật mà chẳng vào Bích Chi Phật Đạo (Pratyeka-buddha-niyāma), thông đạt Pháp của Phật mà rốt ráo chẳng diệt tận (Atiyanta-nirodha). Thị hiện (Saṃdarśayanti) hình (Saṃsthāna:hình tướng) sắc (Varṇa: màu sắc) uy nghi (Īryā-patha) của Thanh Văn mà bên trong chẳng lìa Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) của Phật, thị hiện hình sắc uy nghi của Bích Chi Phật mà bên trong chẳng lìa Tâm Đại Bi (Mahā-kāruṇā-citta) của Phật. Dùng sức Tam Muội Như Huyễn (Māyopama-samādhi) thị hiện hình sắc uy nghi của Như Lai. Dùng sức của căn lành thị hiện ở ngay trên Trời Đâu Suất (Tuṣita), hiện nhận thân sau (Antimajātyādāna), nhập vào bào thai (Garbhāvakrānti), sơ sinh (Jāti), xuất gia (Abhiniṣkramaṇa), ngồi ở Đạo Trường của Phật (Bodhimaṇḍa-niṣīdana). Dùng sức Tuệ thâm sâu, hiện chuyển bánh xe Pháp (Dharmacakra-pravartana). Dùng sức phương tiện, hiện nhập vào Niết Bàn (Nirvāṇa). Dùng sức Tam Muội, hiện phân chia Xá Lợi (Śarīra-vibhāga). Dùng sức của Bản Nguyện (Pūrva-praṇidhāna), hiện Pháp diệt tận (Saddharma-vipralopa).
Dạ thưa! Bạch Đức Thế Tôn! Hành Tam Muội nào, hay khiến cho Bồ Tát thị hiện các việc Công Đức như vậy mà rốt ráo chẳng nhập vào Niết Bàn (Parinirvāṇa)?”
Đức Phật bảo Kiên Ý Bồ Tát rằng: “Lành thay (Sādhu)! Lành Thay Kiên Ý! Hay hỏi Như Lai về nghĩa (Artha) như vậy. Nên biết ông hay làm nhiều việc nhiêu ích (Bahujanahitāya) an vui (Sukha) cho chúng sinh, thương xót Thế Gian (Lokānukampayai), lợi an Trời Người. Bồ Tát của đời này, đời sau được nương nhờ lợi ích. Nên biết ông đã gieo trồng sâu căn lành, cúng dường gần gũi vô lượng trăm ngàn ức Phật đời quá khứ, hành khắp các Đạo (Mārga), giáng phục Ma Oán (Nihata-mārapratyarthika), ở trong Phật Pháp (Buddha-dhrma) được Trí tự tại (Svatantra-jñāna), giáo hóa thủ hộ các chúng Bồ Tát, đã biết tất cả Pháp Tạng của chư Phật (Buddhadharma-kośa), từng ở hằng hà sa đẳng (Gaṅgānadī-vālukopama) cõi Phật thành tựu việc hỏi đáp (Praśna-vyākaraṇa).
Này Kiên Ý! Như Lai ở trong Chúng Hội (Parṣad) này chẳng thấy có Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà với các Thanh Văn, người cầu Bích Chi Phật nào có thể thưa hỏi như vậy. Chỉ có bậc Đại Trang Nghiêm của các ông mới có thể phát ra câu hỏi như vậy. Nay ông hãy lắng nghe! hãy khéo nghĩ nhớ, Ta sẽ vì ông, các Bồ Tát thành
tựu (Saṃpanna) Tam Muội được Công Đức (Guṇa) đó lại qua chốn này” .
Kiên Ý bạch Phật rằng: “Con vui nguyện muốn nghe”.
Đức Phật bảo: “Này Kiên Ý! Có Tam Muội (Samādhi) tên là Thủ Lăng Nghiêm (Śuraṃgama). Nếu có Bồ Tát được Tam Muội đó, như ông đã hỏi, đều hay thị hiện ở Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa) mà chẳng diệt hẳn. Bày các hình sắc mà chẳng hoại sắc tướng. Dạo khắp (Saṃcaraṇa) tất cả quốc độ của chư Phật (Sarva-buddha-kṣetra) mà ở quốc độ (Kṣetra) không có chỗ phân biệt (Na vikalpayanti). Thảy hay được gặp tất cả chư Phật mà chẳng phân biệt (Viśeṣa). Pháp Tính bình đẳng (Samatā) thị hiện hành khắp tất cả các Hạnh (Caryā) mà hay khéo biết các Hạnh trong sạch (Caryāpariśodhana). Là bậc tối tôn tối thượng (Ādhipatya) nơi các Trời Người mà chẳng tự cao (Stambha) kiêu mạn (Māna) phóng dật (Pramāda). Hiện hành tất cả sức tự tại (Aiśvarya) của Ma mà chẳng dựa theo việc Ma đã làm (Māra-karma). Đi khắp trong tất cả ba cõi (Traidhātuka) mà ở Pháp tướng không có chỗ động chuyển. Thị hiện sinh khắp ở trong các lối nẻo (Gati) mà chẳng phân biệt tướng có các nẻo. Khéo hay giải nói tất cả Pháp Cú (Dharmapada), dùng các ngôn từ (Nirukti) mở bày nghĩa ấy (Saṃprakāśayanti) mà biết văn tự (Akṣara) nhập vào tướng bình đẳng (Samatā), nơi các ngôn từ không có chỗ phân biệt. Thường ở tại Thiền Định (Samāhita) mà hiện giáo hóa (Paripācayanti) chúng sinh. Hành ở Tận Nhẫn (Kṣaya-kṣānti), Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti) mà nói các Pháp có tướng (Lakṣaṇa): sinh (Utpada) diệt (Nirodha). Bước đi một mình (Ekacārin) không có sợ hãi (Viśārada) giống như sư tử (Siṃha)”.
Khi ấy trong Hội, các hàng Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương, tất cả Đại Chúng đều tác niệm là: “Chúng ta do chưa từng nghe tên gọi của Tam Muội đó, huống chi được nghe, giải nói nghĩa (Artha-vibhaṅga) ấy. Nay đến gặp Phật mong được Thiện Lợi, đều cùng được nghe nói tên gọi của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Nếu kẻ trai lành (Kulaputra), người nữ thiện (Kuladuhitā) cầu Phật Đạo, nghe nghĩa thú của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tin hiểu (Adhimucyate) chẳng nghi, nên biết người ấy đều chẳng bị thoái chuyển nơi Phật Đạo, huống chi tin xong (Adhimucya), thọ trì (Udgṛhṇati dhārayati) đọc tụng (Vācayati), vì người khác nói (Parebhyaḥ saṃprakāśayanti), tu hành (Bhāvanā) như nói”.
Thời các Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương đều tác niệm là: “Nay chúng ta vì Đức Phật Như Lai bày tòa Sư Tử (Siṃhāsana), tòa Chính Pháp (Saddharmāsana), tòa Đại Thượng Nhân (Satpuruṣāsana), tòa Đại Trang Nghiêm (Mahāvyūhāsana), tòa Đại Chuyển Pháp Luân (Mahādharmacakra-pravartanāsana)… rồi thỉnh Đức Như Lai ngồi trên tòa của ta, nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Người người trong đó, mỗi mỗi đều ở vị trí của mình, chỉ có ta vì Đức Phật bày tòa Sư Tử còn người khác thì chẳng thể làm”.
Bấy giờ Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương đều vì Đức Như Lai bày tòa sư tử cao lớn (Unnata) đoan nghiêm (Alaṃkṛta) thanh tịnh (Viśuddha) trang trọng (Darśanīya) với bày vô lượng áo báu (Aparamaṇa-ratna-vastrā-stīrṇa). Ở trên Tòa ấy thảy đều giương dựng (Vitāna) mọi lọng báu (ratna-cchatra) màu nhiệm, lại dùng mọi vật báu (Ratna) làm lan can (Vedikā). Ở bên trái Tòa có vô lượng cây báu (ratnavṛkṣa) với cành lá chen nhau, xếp thành hàng tương xứng với nhau. Các cây phướng (Dhvaja), phan (Patāka), trướng (Vitāna), trướng báu lớn (Mahā-ratna-vitāna) rũ xuống. Mọi vật báu xen kẽ nhau, treo các chuông báu (Ratna-kiṅkiṇī). Bên trên tán rải đủ mọi loại hoa (Nānāvidha-puṣpābhikīrṇa) màu nhiệm. Chư Thiên đốt mọi thứ hương thơm (Gandha) xông ướp (Vāsita). Vàng (Hema), bạc (Rūpya), mọi báu (Ratna) tỏa ánh sáng xen nhau. Mọi loại nghiêm tịnh không có gì không có đủ. Trong khoảng khắc ở trước mặt Đức Như Lai có tám vạn bốn ngàn ức Tòa Sư Sử báu đều ở tại Chúng Hội mà không hề gây chướng ngại cho nhau.
Mỗi một vị Thiên Tử chẳng nhìn thấy Tòa khác, mỗi mỗi đều tác niệm là: “Riêng mình ta vì Đức Phật bày tòa Sư Tử. Đức Phật sẽ ở trên tòa của Ta, nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”
Thời các Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương bày Tòa xong rồi, đều bạch Phật rằng: “Nguyện xin Đức Như Lai ngồi trên tòa của con, nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”.
Tức thời Đức Thế Tôn hiện đại thần lực, ngồi khắp trên tám vạn bốn ngàn ức Tòa. Chư Thiên mỗi mỗi đều thấy Đức Phật ngồi trên Tòa do mình an bày mà chẳng nhìn thấy Tòa khác.
Có một vị Đế Thích nói với vị Đế Thích khác rằng: “Ông hãy xem, Đức Như Lai ngồi trên tòa của tôi”.
Như vậy Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương đều cùng nhau nói là: “Ông nhìn xem, Đức Như Lai ngồi trên Tòa của tôi”.
Có một vị Đế Thích nói: “Nay Đức Như Lai chỉ ngồi trên tòa của tôi chứ chẳng ngồi tại tòa của ông”.
Bấy giờ Đức Như Lai biết các Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương có duyên đời trước (Pūrva-pratyaya: túc duyên) đáng độ, lại muốn hiện chút ít thế lực (Prabhāva) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, cũng vì thành tựu Hạnh Đại Thừa (Mahā-yānacaryā) cho nên khiến các Chúng Hội đều thấy Đức Như Lai ngồi khắp trên tám vạn bốn ngàn ức na do tha tòa Sư Tử báu.
Tất cả Đại Chúng đều rất vui vẻ (prīti-pradyodya) được điều chưa từng có (Adbhuta-prāpta), đều từ chỗ ngồi đứng dậy (Utthyāyāsanāt) chắp tay (Pragṛhītāñjali) lễ Phật, rồi đều nói lời này: “Lành thay! Đức Thế Tôn có uy thần vô lượng khiến cho các Thiên Tử (Deva-putra) đều mãn ước nguyện (Āśaya-paripūrṇa).
Các Thiên Tử ấy đã vì Đức Như Lai tạo làm Tòa ngồi, nhìn thấy thần lực (Ṛddhipratihārya: Thần Thông biến hóa) của Đức Phật đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, đều bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chúng con vì muốn cúng dường (Pūjana) Đức Như Lai, diệt trừ khổ não của tất cả chúng sinh (Sarvasattva-du,hkhapraśamana), thủ hộ Chính Pháp (Saddharma-parigraha) chẳng cho đứt mất hạt giống Phật (Buddha-vaṃśānupaccheda) . Vì thế cho nên đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Nguyện khiến cho chúng con ở đời vị lai (Anāgate’dhvani) thành Phật có sức uy thần (Vikurvaṇa) như vậy, biến hiện như Đức Như Lai đã làm ở ngày nay”.
Khi ấy Đức Phật khen các Thiên Tử rằng: “Lành thay! Lành thay! Như ông đã nói, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh nên phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Đấy là sự cúng dường Như Lai lớn nhất (Parama-pūjā)”.
Thời trong Phạm Chúng có một vị Phạm Vương tên là Đẳng Hạnh (Samatāvihārin) bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Đức Như Lai của nhóm nào mới là chân thật, là vị ngồi trên tòa của con hay là vị ngồi trên tòa khác?”
Đức Phật bảo: “Này Đẳng Hạnh! Tất cả các Pháp đều trống rỗng (Śūnya:không) như huyễn (Māyopama), theo sự hòa hợp mà có hay không có. Sự tạo tác đều từ tưởng nhớ phân biệt mà khởi (Viṭhapana-parikalpa-pratyusthita), do không có chủ (Asvāmika) cho nên tùy ý mà ra. Các Như Lai đó đều là chân thật (Bhūta). Tại sao là thật? Các Như Lai đó vốn tự chẳng sinh, vì thế là thật. Các Như Lai đó: ngày nay, ngày sau cũng không có, vì thế là thật. Các Như Lai đó chẳng phải vay mượn (Saṃgṛhīta) bốn Đại, vì thế là thật. Các Uẩn (Skandha), Nhập (Āyatana), Giới (Dhātu) đều không có chỗ nhiếp lấy, vì thế là thật. Các Như Lai đó như chặng đầu (Ādau), khoảng giữa (Madhye), chặng cuối (Paryavasāne) không có sai biệt (Nirviśeṣa), vì thế là thật. Này Phạm Vương! Các nhóm Như Lai đó không có sai biệt. Tại sao thế? Các Như Lai đó dùng hình chất (Rūpa: Sắc) Như (Tathā) cho nên ngang bằng. Dùng cảm giác (Vedanā: thọ), tri giác (Saṃjñā: tưởng), hoạt động tâm ý (Saṃskāra: hành), nhận thức (Vijñāna: thức) Như (Tathā) cho nên ngang bằng. Các Như Lai đó dùng đời quá khứ Như (Atītādhvatathā) cho nên ngang bằng. Dùng đời vị lai Như (Anāgatādhvatathā) cho nên ngang bằng. Dùng đời hiện tại Như (Pratyutpannādhvatathā) cho nên ngang bằng. Dùng Pháp Như Huyễn (Māyādharmopama) cho nên ngang bằng. Dùng Pháp như bóng ảnh (Marīcidharmopama) cho nên ngang bằng. Dùng Pháp không có sở hữu (Asat) cho nên ngang bằng. Dùng Pháp không có chỗ theo đến (Nirgama) cho nên ngang bằng. Chính vì thế cho nên Như Lai có tên là Bình Đẳng.
Như tất cả Pháp ngang bằng, các Như Lai đó cũng lại như vậy. Như tất cả chúng sinh ngang bằng, các Như Lai đó cũng lại như vậy. Như chư Phật của tất cả Thế Gian ngang bằng, các Như Lai đó cũng lại như vậy. Như tất cả Thế Gian ngang bằng, các Như Lai đó cũng lại như vậy. Chính vì thế cho nên chư Phật có tên là Bình Đẳng Này Phạm Vương! Các Như Lai đó chẳng vượt qua tất cả các Pháp Như (Sarva-dharmāṇāṃ tathatāṃ nātikrāmanti) cho nên gọi tên là Bình Đẳng
Phạm Vương nên biết. Như Lai thảy đều biết tất cả các Pháp bình đẳng như vậy.
Chính vì thế cho nên Như Lai ở tất cả Pháp, có tên là Bình Đẳng”.
Đẳng Hạnh Phạm Vương bạch Phật rằng: “Thật chưa từng có (Adbhuta)! Bạch Đức Thế Tôn! Như Lai được các Pháp ngang bằng (Sarva-dharma-samatā) đó xong, dùng sắc thân (Rūpa-kāya) màu nhiệm hiện bày (thị hiện) cho chúng sinh”.
Đức Phật nói: “Này Phạm Vương! Đó đều là Sở Trí thuộc thế lực (Prabhāva) Bản Hạnh (Pūrvacarita) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Do việc đó cho nên Như Lai được các Pháp ngang bằng xong thì dùng sắc thân màu nhiệm hiện bày cho chúng sinh”
Lúc nói Pháp đó thời Đẳng Hạnh Phạm Vương với một vạn Phạm Thiên ờ trong các Pháp được Nhu Thuận Nhẫn (Anulomikī-kṣānti).
Bấy giờ Đức Như Lai thâu Thần Lực lại thì chư Phật với tòa ngồi đều chẳng hiện ra, tất cả Chúng Hội chỉ thấy có một Đức Phật
Khi ấy Đức Phật bảo Kiên Ý Bồ Tát: “Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Śuraṃgama-samādhi) chẳng phải là chỗ đắc được của Bồ Tát Sơ Địa, Nhị Địa, Tam Địa, Tứ Địa, Ngũ Địa, Lục Địa, Thất Địa, Bát Địa, Cửu Địa. Chỉ có Bồ Tát trụ tại Thập Địa mới có thể đắc được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó.
Nhóm nào là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội? Ấy là:
1_ Tu trì Tâm giống như hư không
2_ Quán sát các Tâm của chúng sinh hiện tại
3_ Phân biệt các căn Lợi, Độn (Indriya-parāpara) của chúng sinh
4_ Quyết định biết hết nhân quả (Hetu-phala) của chúng sinh
5_ Ở trong các Nghiệp, biết không có nghiệp báo (Karma-vipāka)
6_ Vào mọi loại Lạc Dục, vào xong chẳng quên (Asaṃpramosa)
7_ Hiện biết vô lượng mọi loại các Tính
8_ Thường Năng Du Hý Hoa Âm Tam Muội (Brahmasvara-samādhi vikrīdana), Năng Thị Chúng Sinh Kim Cương Tâm Tam Muội (Vajropama- samādhi-samprakāśana), tất cả Thiền Định (Samāpatti) tự tại tùy ý
9_ Quán khắp tất cả nơi đến của các Đạo
10_ Đối với Túc Mệnh Trí (Pūrvanivāsa-jñāna), được không có chỗ ngăn ngại
11_ Thiên Nhãn (Devya-cakṣu) không bị ngăn che
12_ Được Lậu Tận Trí (Āsrava-kṣaya-jñāna), chẳng phải thời (Akālaṃ) chẳng chứng
13_ Nơi Sắc (Rūpa), Vô Sắc (Arūpa) được Đẳng Nhập Trí (Samatā-praveśajñāna)
14_ Nơi tất cả sắc (Sarva rūpa), thị hiện du hý (Saṃdarśana-vikrīḍana)
15_ Biết các âm thanh (Svara-ghoṣa) giống như tướng của tiếng vang vọng lại (Pratiśrutkāsama)
16_ Thuận vào Niệm Tuệ (Smṛti-prajñānupraveśa)
17_ Hay dùng lời nói khéo (Subhāṣita) khiến chúng sinh ưa thích
18_ Tùy ứng (Yathā-pratyarhaṃ) nói Pháp (dharma-deśanā)
19_ Biết đúng thời (kāla), chẳng đúng thời (Akāla)
20_ Hay chuyển các căn (Indriya-pāravṛtti)
21_ Nói Pháp chẳng hư dối (Anirarthaka- dharma-deśanā)
22_ Thuận vào Chân Tế (Bhūtakoṭyanupraveśa)
23_ Khéo hay nhiếp phục các loại chúng sinh (Sattvajāta-saṃgrahana-kuśala)
24_ Thảy hay đầy đủ các Ba La Mật (sarva-pāramitā-paripūri)
25_ Uy nghi (Īryāpatha) tiến, dừng chưa từng có khác
26_ Phá các nhớ tưởng, hư vọng phân biệt (Sarva-kalpa-vikalpa-parikalpaprahāṇa)
27_ Chẳng hoại Pháp Tính (Dharmatā ?Dharmadhātu: Pháp Giới) tận bờ mé (Prāntakoṭi) ấy
28_ Một lúc hiện thân trụ tất cả chỗ của Phật
29_ Hay giữ gìn tất cả Pháp mà Phật đã nói (Sarva-buddha-dharma-deśanā dhāraṇa)
30_ Ở khắp trong các Thế Gian (Lokadhātu), tự tại biến thân (Kāya-vikurvaṇa) giống như ảnh hiện (Marīci-sama)
31_ Khéo nói các Thừa độ thoát chúng sinh, thường hay hộ trì Tam Bảo (Triratnā) chẳng dứt
32_ Phát Đại Trang Nghiêm tận bờ mé vị lai mà Tâm chưa từng có tưởng mệt mỏi (Parikheda)
33_ Ở khắp tất cả các nơi sinh ra (jāti-sthāna) thường hay hiện thân tùy thời chẳng dứt
34_ Ở các nơi sinh ra, bày có chỗ tạo làm
35_ Khéo hay thành tựu tất cả chúng sinh (sarvasattva-paripācana kauśala)
36_ Khéo hay hiểu biết tất cả chúng sinh
37_ Tất cả Nhị Thừa (Dvitīya-yāna) chẳng thể đo lường
38_ Khéo hay biết đủ các phần âm thanh (Svarāṅga)
39_ Hay khiến cho tất cả các Pháp lớn mạnh (Pradīpta)
40_ Hay khiến cho một kiếp (Eka-kalpa) làm A Tăng Kỳ Kiếp (Asaṃkhyeyakalpa)
41_ A tăng kỳ kiếp khiến làm một kiếp
42_ Hay khiến cho một đất nước (Eka-kṣetra) nhập vào a tăng kỳ đất nước (Asaṃkhyeya-kṣetra)
43_ A tăng kỳ đất nước nhập vào một đất nước
44_ Vô lượng cõi Phật nhập vào một lỗ chân lông
45_ Tất cả chúng sinh bày vào một thân
46_ Hiểu các cõi Phật đồng như hư không
47_ Thân hay biến đến cõi Phật không dư sót
48_ Khiến cho tất cả thân nhập vào Pháp Tính đều khiến cho không có thân
49_ Tất cả Pháp Tính thông đạt không có tướng (Alakṣaṇa: vô tướng)
50_ Khéo hay biết hết tất cả phương tiện
51_ Một âm đã nói (Ekavāgudāhāreṇa) thảy hay thông đạt tất cả Pháp Tính (Sarva-dharma-svabhāva)
52_ Diễn nói một câu (Ekapada) hay đến vô lượng a tăng kỳ kiếp
53_ Khéo quán tất cả Pháp Môn sai biệt (Sarva-dharma-mukha prakaraṇa)
54_ Khéo biết đồng, dị, lược (Peyālam), rộng (Vistareṇa) nói Pháp
55_ Khéo biết vượt qua tất cả Ma Đạo (Sarva-māra-mārgātikramaṇa)
56_ Phóng ánh sáng Trí Tuệ của phương tiện lớn (Mahopaya-prajña prajñaraśmi pramocana)
57_ Nghiệp thân khẩu ý (Kāyavāṅmanas-karmaṇi) … dùng Trí Tuệ làm đầu (Jñāna-pūrvaṃgamāni)
58_ Không hành (Anabhisaṃkāraṃ) mà Thần Thông (Abhijñā) thường hiện ngay trước mặt
59_ Dùng bốn Trí Vô Ngại khiến cho tất cả chúng sinh vui vẻ (Saṃsuṣṭi)
60_ Hiện sức Thần Thông, thông tất cả Pháp Tính
61_ Hay dùng Nhiếp Pháp (Saṃgraha-vastu), nhiếp khắp chúng sinh (Sattvaparigrahaṇa)
62_ Hiểu các Ngữ Ngôn (Vyavahāra)của chúng sinh trong Thế Gian
63_ Đối với Pháp Như Huyễn, không có sự nghi ngờ
64_ Khắp tất cả nơi sinh ra, đều hay tự tại
65_ Vật cần dùng đều tùy ý, không có thiếu
66_ Tự tại thị hiện tất cả chúng sinh
67_ Đối với việc Thiện, Ác đều đồng ruộng Phước (Pūṇya-kṣetra)
68_ Được vào Pháp bí mật (Guhya) của tất cả Bồ Tát
69_ Thường phóng ánh sáng chiếu soi Thế Giới không dư sót
70_ Trí (Jñāna) ấy sâu xa (Gambhīra) không thể tính được (Duravagāha)
71_ Tâm (citta) ấy giống như Đất (Pṛthīvi), Nước (Ap), Lửa (Tejas), Gió (Vāyu)
72_ Khéo đối với chương cú (Pada) ngôn từ (Nirdeśa) của các Pháp mà chuyển bánh xe Pháp (Dharmacakra-pravartana)
73_ Đối với Như Lai Địa (Tathāgata-bhūmi) không có chỗ chướng ngại (Anāvaraṇāṃ)
74_ Tự nhiên mà được Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti)
75_ Được Tâm như thật, các phiền não cấu (Kleśa-mala) không thể gây ô nhiễm được
76_ Khiến tất cả nước nhập vào một lỗ chân lông mà chẳng quấy rối Tính của nước
77_ Tu tập vô lượng Phước Đức (Puṇya), căn lành (Kuśala-mūla)
78_ Khéo biết tất cả phương tiện hồi hướng (Upāya-pariṇāmana)
79_ Khéo hay hành khắp tất cả các Hạnh Bồ Tát (Bodhisattva-caryā)
80_ Phật, tất cả Pháp, Tâm… được an ổn (Kṣema)
81_ Đã được xa lìa bản thân của Nghiệp đời trước (Pūrva-karman: túc nghiệp)
82_ Hay vào Pháp Tạng bí mật (Gūḍha-dharma-kośa) của chư Phật
83_ Thị hiện tự ban cho du hý các Dục
84_ Nghe vô lượng Pháp, hay giữ gìn đầy đủ
85_ Cầu tất cả Pháp (sarva-dharma paryeṣṇā), tâm không chán bỏ
86_ Thuận các Pháp ở đời (Lokadharmānuvartana) mà chẳng nhiễm ô
87_ Ở vô lượng kiếp vì người nói Pháp đều khiến cho nói là như chỉ qua một bữa ăn (Pūrvāhṇa)
89_ Thị hiện mọi loại lưng gù, tàn tật, què chân, đi khập khễnh (Khañja), điếc tai (Badhira), mù lòa (Andha), câm ngọng (Mute)… để hóa độ chúng sinh
89_ Trăm ngàn Mật Tích Kim Cương Lực Sĩ (Vajra-guhyakādhipati-vajrapāni) thường theo hộ vệ (Nityānubaddha)
90- Tự nhiên hay quán biết các Phật Đạo
91_ Hay ở một niệm, bày nhận tuổi thọ của vô lượng vô số kiếp
92_ Hiện hành tất cả Nghi Pháp của Nhị Thừa mà bên trong chẳng buông bỏ các Hạnh Bồ Tát
93_ Tấm ấy khéo rỗng lặng (Praśānta), không có tướng (Ānimitta)
94_ Đối với các kỹ nhạc hiện tự vui thích mà bên trong chẳng buông bỏ Niệm Phật Tam Muội (Buddhānusmṛti-samādhi)
95_ Hoặc thấy (Dṛṣṭe) hoặc nghe (Śrute) với tiếp chạm (Sprsṭe) cùng trụ (Saṃsthite) đều hay thành tựu vô lượng chúng sinh (Apramāṇa-sattva paripacāna)
96_ Hay đối với niệm niệm , bày thành Phật Đạo (Abhisaṃbodhi), tùy theo Bản Sở Hóa khiến được giải thoát (Vimukti)
97_ Thị hiện vào thai (Garbhāvakrānti), lúc mới sinh ra (janman)
98_ Xuất gia (Abhiniṣkramaṇa), thành tựu Phật Đạo (Abhisaṃbodhana)
99_ Chuyển bánh xe Pháp (Dharmacakra pravartana)
100_ Nhập vào Đại Diệt Độ mà chẳng diệt hẳn
Này Kiên Ý! Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, như vậy vô lượng (Apramāṇa) thảy hay bày tất cả Thần Lực của Phật, vô lượng chúng sinh đều được nhiêu ích
Này Kiên Ý! Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Chẳng thể dùng một việc (Ekapada: một bộ phận), một duyên (Ekālambana: một nơi Duyên), một nghĩa (Ekārtha) mà có thể biết. Tất cả Thiền (Dhyāna), Định (Samāpatti), Giải Thoát (Vimokṣa), Tam Muội (Samādhi), Thần Thông (Abhijña), Như Ý Vô Ngại (Abhijña: Thần Lực tự tại), Trí Tuệ (Pratisaṃvijjñāna) đều nhiếp ngay (Saṃgṛhīta) trong Thủ Lăng Nghiêm. Ví như hồ, suối, sông nhỏ, sông lớn, các giòng chảy đều nhập vào biển lớn (Mahā-samudra). Như vậy hết thảy Thiền (Dhyāna), Định (Samāpatti) của Bồ Tát đều ở tại Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Ví như Chuyển Luân Thánh Vương (Cakravartin-rāja) có đại dũng tướng (Śūrasenāpati), bốn loại binh (Catur-aṅgabala) thảy đều theo hầu.
Này Kiên Ý! Như vậy hết thảy Tam Muội Môn (Samādhi-mukha), Thiền Định Môn (Samāpatti-mukha), Biện Tài Môn (Pratibhāna-mukha), Giải Thoát Môn (Vimokṣa-mukha), Đà La Ni Môn (Dhāraṇī-mukha), Thần Thông Môn (Abhijñāmukha), Minh Giải Thoát Môn (Vidyā-vimukti-mukha). Các Pháp Môn (Dharmamukha) đó thảy đều nhiếp tại Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Tùy có Bồ Tát hành Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thì tất cả Tam Muội (Samādhi) thảy đều tùy thuận theo.
Này Như Ý! Ví như lúc Chuyển Luân Thánh Vương đi thời có bảy báu (Saptaratna) đều theo. Như vậy Kiến Ý! Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội có tất cả Pháp Trợ Bồ Đề (Bodhi-pākṣika-dharma) thảy đều tùy theo. Chính vì thế cho nên Tam Muội này có tên là Thủ Lăng Nghiêm (Śūraṃgama)”.
_Đức Phật bảo Kiên Ý: “Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, chẳng hành cầu tài (Bhoga) mà đem bố thí hết thảy vật báu (Ratnadravya), thức ăn (Anna) uống (Pāna), quần áo (Vastra), voi (Hastin), ngựa (Aśva), xe cộ (Yāna) trong Đại Thiên Thế Giới (Mahā-sāhasra-lokadhātu) với các biển lớn (Mahā-samudra), cung Trời (Deva-bhavana), Nhân Gian (Manuṣya-loka)… Mọi vật của nhóm như vậy đều tự tại đem cho. Đây đều là Sở Trí của Bản Công Đức (Pūrva-puṇya), huống chi dùng Thần Lực (Ṛddhi-bala) tùy ý tạo làm. Đấy gọi là Bản Sự Quả Báo (Phala-viśeṣa) Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramitā) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
_Đức Phật bảo Kiên Ý: “Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, chẳng thọ Giới lại, đối với Giới chẳng động. Vì muốn giáo hóa (Vinaya) các chúng sinh cho nên hiện thọ trì các uy nghi (Īryāpatha pratigrahaṇa) của Giới Hạnh (Śīlasamādāna: thọ trì Giới), là có chỗ phạm diệt trừ tội lỗi mà bên trong (Adhyātmam: nội tâm) thanh tịnh (Viśuddha), thường không có khuyết mất (Anāpattika: không có phạm). Vì muốn giáo hóa các chúng sinh cho nên sinh ở cõi Dục (Kāma-dhātu) làm Chuyển Luân Vương có các chúng cung nữ (Antaḥpura-sevaka-kāya: Chúng ở trong cung vua) cung kính vây quanh (Parivṛtta), hiện có vợ (Bhāryā) con (Putra), năm Dục (Pañca-kāma), tự phóng túng mà bên trong thường tại Thiền Định (Samādhistha) Tịnh Giới (Viśuddha-śīla), khéo hay thấy hết lỗi lầm (Doṣa-darśana) của ba cõi (Bhava-traya: ba Hữu).
Này Kiên Ý! Đấy gọi là Bồ Tát trụ Bản Sự Quả Báo Thi Ba La Mật (Śīlapāramitā: Giới Ba La Mật) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
_Đức Phật bảo Kiên Ý: “Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tu hành Nhẫn Nhục (Kṣāntiṃ bhāvayati) trọn đủ hết, cho nên chúng sinh chẳng sinh mà tu nơi Nhẫn, các Pháp chẳng khởi mà tu nơi Nhẫn, Tâm (Citta) không có hình sắc (Saṃsthānavarṇa) mà tu nơi Nhẫn, chẳng được Ta (Ātman) Người (Para) mà tu nơi Nhẫn, chẳng niệm sinh tử (Saṃsāra) mà tu nơi Nhẫn, dùng Tính Niết Bàn mà tu nơi Nhẫn, Pháp Tính (Svabhāvatā: Tự Tính) chẳng hoại (Abhedya) mà tu nơi Nhẫn. Bồ Tát tu hành Nhẫn Nhục như vậy mà không có chỗ tu cũng không có gì không tu, vì hóa độ chúng sinh sinh ở cõi Dục (Kāma-dhātu: Dục Giới) hiện có sân nộ (Vyāpāda) mà bên trong thanh tịnh, hiện hành xa lìa mà không có xa gần, vì chúng sinh hoại uy nghi của đời mà chưa từng hoại Tính của các Pháp, hiển có chỗ Nhẫn mà không có Pháp, thường định chẳng hoại có thể dùng để Nhẫn. Bồ Tát thành tựu Nhẫn Nhục như vậy vì chặt đứt tâm ác nhiều giận dữ của chúng sinh mà thường khen ngợi Phước của Nhẫn Nhục (Kṣānti-puṇya), cũng lại chẳng được giận dữ nhẫn nhục.
Này Kiên Ý! Đấy gọi là Bồ Tát trụ Bản Sự Quả Báo Sạn Đề Ba La Mật (Kṣāntipāramitā: Nhẫn Nhục Ba La Mật) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”.
_Đức Phật bảo Kiên Ý: “Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, phát đại tinh tiến (Mahā-vīryam) được các Pháp lành (Kuśala-dharma) mà chẳng phát động Nghiệp của thân khẩu ý. Vì người lười biếng (Kuṣīda) mà hiện hành tinh tiến, muốn khiến chúng sinh tùy theo bắt chước sự học (Śikṣā) của Ta mà đối với các Pháp không có phân phát (Ārambha) không có thọ nhận (Ādāna). Tại sao thế? Vì Bồ Tát đều biết tất cả các Pháp thường trụ Pháp Tính chẳng đến (Āgamana) chẳng đi (Nirgama). Như vậy xa lìa hành của Thân Khẩu Ý mà hay thị hiện phát hành tinh tiến (Vīryam ārabdhum), cũng chẳng thấy Pháp có người thành tựu. Hiện ở Thế Gian phát hành tinh tiến nhưng ở bên trong (Adhiyātmam) bên ngoài (Bahirdhā) không có chỗ tạo làm (Ārambha). Thường hay đi đến vô lượng nước Phật (Buddha-kṣetra) nhưng nơi thân tướng bình đẳng (Sama) chẳng động (Acala). Hiện bày phát hành tất cả Pháp lành nhưng đối với các Pháp chẳng được Thiện (Kuśala) Ác (Akuśala). Hiện hành cầu Pháp (Dharma-paryeṣaṇa) có nơi hỏi nhận nhưng đối với Phật Đạo chẳng tùy theo Giáo khác. Hiện hành gần gũi Hòa Thượng (Ācārya: A Xà Lê) các Thầy (Upādhyāya) nhưng làm tất cả các Tôn của Trời Người (Śāṣṭā-devamanuṣyāṇāṃ: Thiên Nhân Tôn). Hiện cần thỉnh hỏi nhưng bên trong tự được Biện Tài không có chướng ngại (Apratihata-pratibhāna). Hiện hành cung kính (Satkāra) nhưng làm nơi kính ngưỡng của tất cả Trời Người. Hiện vào bào thai nhưng đối với các Pháp không có chỗ nhiễm (Kliṣṭa) dơ (Mala). Hiện có sinh ra (Prasūta) nhưng đối với các Pháp chẳng thấy sinh diệt. Hiện làm trẻ con (Dāraka) nhưng các Căn của thân thảy đều đầy đủ (Paripūrṇendriya). Hiện hành kỹ nghệ (Śīlpasthana), y phương (Cikitsāvidyā: nghề làm thuốc), văn chương (Lipi), toán số (Saṃkhyā), công xảo sự năng (Karmasthāna)… nhưng bên trong trước nay thảy đều thông đạt. Hiện có bệnh (Glāna) khổ nhưng đã lìa hẳn các tật bệnh phiền não (Vigata-kleśa-vyādhi). Hiện bày suy yếu già nua (Jīrṇa) nhưng ở trước nay các căn chẳng hoại (Anupahatendriya). Hiện bày có chết (Maraṇa) nhưng chưa từng có sinh diệt lùi mất
Này Kiên Ý! Đấy gọi là Bồ Tát trụ Bản Sự Quả Báo Tinh Tiến Ba La Mật (Vīrya-pāramitā) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”.
_Đức Phật bảo Kiên Ý: “Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tuy biết các Pháp thường là Định Tướng (Sāda-samāhita) nhưng bày cho chúng sinh các Thiền sai biệt (Dhyāna-viśeṣa). Hiện thân trụ Thiền cảm hóa kẻ loạn tâm (Vikṣipta-citta) nhưng đối với các Pháp chẳng thấy có loạn. Tất cả các Pháp như tướng Pháp Tính dùng điều phục Tâm (Citta-damana) nơi Thiền chẳng động. Hiện các uy nghi đi (Caṅkrama) đứng (Tiṣṭhati) ngồi (Niṣidana) nằm (Śayyā) nhưng nhưng thường lặng lẽ (Śānta) tại nơi Thiền Định (Samāhita). Bày đồng với mọi người có chỗ nói năng (Pralāpa) nhưng thường chẳng bỏ các tướng Thiền Định. Thương xót chúng sinh vào ở thành (Nagara), Ấp (Nigama), thôn xóm (Grāma), quận (Rājadhānī: thủ phủ, cung vua, cái thành của vua ), nước (Rāstra) nhưng thường tại Định. Vì muốn nhiêu ích các chúng sinh cho nên hiện có sự ăn uống nhưng thường tại Định. Thân (Kāya) ấy bền chắc (Dṛḍha) giống như Kim Cương (Vajrasama), bên trong thật chẳng hư chẳng thể phá hoại. Bên trong ấy không có Sinh Tạng (Āmāśaya: bao tử), Thục Tạng (Pakvāśaya: cái bụng, ruột già), đại tiện (Viṣ) tiểu tiện (Mūtra), xú uế (Durgandha) chẳng sạch (Aśuci). Hiện có chỗ ăn nhưng không có chỗ vào, chỉ vì thương xót nhiêu ích chúng sinh, ở tất cả nơi chốn không có tai vạ lỗi lầm (Sarvatrānavadya). Hiện hành tất cả chỗ hành của phàm phu (pṛthag-jana-caryā) nhưng thật không có hành, đã vượt qua các hành (Sarva-caryāḥ samatikrāmati).
Này Kiên Ý! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, hiện ở tại chốn Không Nhàn (Araṇya), thôn làng (Grāma) không có khác. Hiện ở tại nhà (Gṛhastha: tại gia) nhưng không khác xuất gia (Pravrajita). Hiện làm Bạch Y (Avadātavasana) nhưng chẳng phóng dật (Pramāda). Hiện làm Sa Môn (Śramaṇa) nhưng chẳng tự cao (Manyanā: kiêu mạn). Ở trong Pháp xuất gia của các Ngoại Đạo (Pāṣaṇḍikeṣupravrajati), vì cảm hóa chúng sinh mà không có chỗ xuất gia, chẳng bị nhiễm dính tất cả Tà Kiến (Mithyā-dṛṣṭi), cũng chẳng ở trong, nói là được thanh tịnh (Prasāda). Hiện hành tất cả Nghi Pháp (Īryāpatha: uy nghi) của Ngoại Đạo (Pāsaṇḍika: môn đồ của Tà Giáo, môn đồ của Dị Giáo) nhưng chẳng tùy thuận đường lối đã hành ấy.
Này Kiên Ý! Ví như Đạo Sư (Pariṇāyaka) đưa mọi người băng qua lối đi nguy hiểm xong quay trở lại hóa độ người khác.
Như vậy Kiên Ý! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội tùy theo chỗ phát ý Đạo của chúng sinh, hoặc Thanh Văn Đạo, hoặc Bích Chi Phật Đạo, hoặc phát Phật Đạo. Tùy nghi bày đường lối khiến được hóa độ xong, liền lại quay về hóa độ các chúng sinh khác. Chính vì thế cho nên Đại Sĩ (Satpuruṣa) có tên gọi là Đạo Sư.
Ví như chiếc thuyền (Nau) bền chắc từ bờ bên này (Apāra) đưa vô lượng người (Aparamāṇa-sattvāṃs tārayati) khiến đến bờ bên kia (Pāra). Đến bờ bên kia xong thì quay trở lại (Pratinivartate) đón đưa người khác. Như vậy Kiên Ý! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thấy các chúng sinh rơi xuống nước sinh tử (Saṃsāra) bị bốn giòng chảy (Caturogha) cuốn trôi, ví muốn độ thoát (Uttāraṇa: cứu độ) khiến được ra khỏi (Niḥsaraṇa) cho nên tùy theo căn lành (Kuśala-mūla) mà người ấy đã gieo trồng khiến cho thành tựu (Pakvatā: thành thục). Nếu thấy người có thể dùng Duyên Giác (Pratyeka-buddha) hóa độ liền vì họ hiện thân bày đạo Niết Bàn (Nirvāṇa-mārga). Nếu thấy người có thể dùng Thanh Văn (Śāsravaka) hóa độ thì vì họ nói Tịch Diệt (Śānti) cùng với việc nhập vào Niết Bàn (Parinirvāṇa). Do sức của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội cho nên quay trở lại hiện sinh (Punarjanman) độ thoát người khác. Chính vì thế cho nên Đại Sĩ (Satpuruṣa) có tên gọi là Thuyền Sư (Nāvikapati).
Này Kiên Ý! Ví như Huyễn Sư (Māyākāra) ở trước nhiều Chúng, tự hiện thân chết (Mṛta-śarīra) trương sình (Vyādhmātaka) xấu nát (Vipūyaka), hoặc bị lửa thiêu đốt (Vidagdhaka), hoặc bị chim thú ăn (Vikhāditaka), ở trước mọi người hiện thân như vậy. Khi được tài vật xong liền trở lại như cũ, ấy là do huyễn thuật đã khéo hay học ấy. Bồ Tát như vậy trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội vì cảm hóa chúng sinh mà thị hiện già chết nhưng thật không có sinh (Jāti) già (Jarā) bệnh (Vyādhi) chết (Maraṇa).
Này Kiên Ý! Đấy gọi là Bồ Tát trụ Bản Sự Quả Báo Thiền Ba La Mật (Dhyānapāramitā) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”.
Đức Phật bảo Kiên Ý: “Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tu hành Trí Tuệ (Prajñāṃ bhāvayati), các căn mạnh bén (Tīkṣṇendriya), chưa từng thấy có Tính của chúng sinh (Sattva-svabhāva), vì muốn cảm hóa cho nên nói chúng sinh. Chẳng thấy người nhận (Jīva: thọ giả), người có số phận (Pudgala: mệnh giả)…nói có người nhận, người có số phận. Chẳng được Tính của Nghiệp (Karma-svabhāva) với Tính của Nghiệp Báo (Vipāka-svabhāva) nhưng bày cho chúng sinh có Nghiệp, Nghiệp Báo. Chẳng được các Tính phiền não (Kleśa-svabhāva) của sinh tử (Saṃsāra) nhưng nói nên thấy biết phiền não của sinh tử (Saṃsāra-kleśa-parijñā). Chẳng thấy Niết Bàn nhưng nói đến Niết Bàn. Chẳng thấy các Pháp có tướng có sai biệt (Viśiṣṭalakṣaṇa) nhưng nói các Pháp có Thiện (Kuśala), Bất Thiện (Akuśala) để hay vượt qua đến bờ Vô Ngại Trí (Aparahata-jñāna). Hiện sinh ở cõi Dục (Kāma-dhātu: Dục Giới) nhưng chẳng nhiễm dính (Na sajjate: cột trói với) cõi Dục. Hiện hành Thiền (Dhyāna) của cõi Sắc (Rūpa-dhātu: Sắc Giới) nhưng chẳng nhiễm dính cõi Sắc. Hiện nhập vào Định (Samāpatti) của Vô Sắc (Arūpyadhātu: Vô Sắc Giới) nhưng sinh ở cõi Sắc. Hiện hành Thiền của cõi Sắc nhưng sinh ở cõi Dục. Hiện ở cõi Dục nhưng chẳng hành giới hạnh của Dục. Đều biết các Thiền (Dhyāna) với biết Thiền Phần (Dhyānāṅga), tự tại đều hay nhập Thiền (Dhyāna-praveśa), xuất Thiền (Dhyānavyutthana). Vì cảm hóa chúng sinh (Sattva-paripācārtham), tùy theo nơi sinh của Ý, tất cả nơi sinh ra (Sarveṣu jātisthāneṣu) đều hay thọ nhận thân (Ātmabhāvaṃ parigṛhṇāti), thường hay thành tựu Trí Tuệ thâm diệu (Gambhīra-prajñā-samangata), đoạn trừ các Hạnh của tất cả chúng sinh (Samucchinna-sarvasattva). Vì cảm hóa chúng sinh nên hiện có chỗ hành (Sở Hành) nhưng đối với các Pháp, thật không có chỗ hành, đều đã vượt qua tất cả các Hành (Sarva-caryā samatikrānta), từ lâu đã diệt trừ Tâm của Ngã (Ātma: Ta), cái của ta (Ātmīya-graha: ngã chấp, ?Mama-kāra: Ngã sở) nhưng thị hiện thọ nhận (Gṛhṇāti) các vật cần dùng.
Bồ Tát thành tựu Trí (Jñāna) Tuệ (Prajñā) như vậy, có chỗ cho, làm (Karman: Thí tác) đều tùy theo Trí Tuệ (Jñāna-prajñānuparivartin) mà chưa từng bị vướng (Kliṣṭa) sự ô nhiễm của Nghiệp Quả (Karma-phala). Vì cảm hóa chúng sinh, thị hiện câm ngọng (Mūka) nhưng bên trong thật có Phạm Âm (Brhmasvara-ruta-ravitā) vi diệu, thông đạt ngữ ngôn (Nirukti), Kinh Thư, bờ kia (Pāra)…. chẳng cần suy nghĩ trước nên nói Pháp nào, tùy theo Chúng đã đến, mọi điều nói ra đều màu nhiệm (Subhāṣita), thảy hay khiến tâm vui vẻ (Mūdita) được bền chắc. Tùy theo chỗ tương ứng (Yathāpratyarham) ấy mà nói Pháp mà Trí Tuệ của Bồ Tát đó chẳng giảm bớt (Apacaya).
Này Kiên Ý! Ví như nam (Nara) nữ (Narī), hoặc lớn hoặc nhỏ, tùy theo vật khí (Bhājana) đã cầm đi đến nơi có nước hoặc suối (Ubhida), hoặc ao (Taḍaga), kênh ngòi (Vilva: hồ chứa), sông (Nadī), biển lớn (Mahā-samudra)… tùy theo vật khí lớn nhỏ đều chứa đầy rồi quay về mà các nước ấy không có sự giảm bớt.
Như vậy Kiên Ý! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội tùy theo Chúng đã đến, hoặc chúng Sát Lợi (kṣatriya), Chúng Bà La Môn (Brāhmaṇa), hoặc chúng Cư Sĩ (Gṛhapati), Chúng Đế Thích (Śakra), Chúng Phạm Thiên (Brahma)…. đến các Chúng đó chẳng gia thêm tâm lực (Cittābhoga: công dụng của Tâm), hay dùng lời khéo (Subhāṣita) đều khiến cho vui thích (Saṃtoṣayati), tùy nghi chỗ tương ứng (Yathāpratyarham) để mà diễn Pháp mà Trí (Jñāna) Biện (Pratibhāna) ấy không có chỗ giảm bớt.
Này Kiên Ý! Đấy gọi là Bồ Tát trụ Bản Sự Quả Báo Bát Nhã Ba La Mật (Prajña-pāramitā) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”.
Đức Phật bảo Kiên Ý: “Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Chúng sinh nhìn thấy đều được độ thoát (Parimucyante). Có nghe tên gọi (Nāman), có thấy uy nghi (Īryāpatha), có nghe nói Pháp (Dharma-deśana), có thấy yên lặng (Tuṣṇīṃbhāva)… thì đều được cứu độ.
Này Kiên Ý! Ví như Đại Dược Thụ Vương (Mahā-bhaiṣajya-rāja: Đại Dược Vương) tên là Hỷ Kiến (Darśanīya) có người nhìn thấy đều được khỏi bệnh. Như vậy Kiên Ý! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Chúng sinh nhìn thấy thời bệnh Tham (Rāga) Sân (Dveṣa) Si (Moha) đều được trừ khỏi.
Như Đại Dược Vương tên là Diệt Trừ (Vipravāsa: tương ly, chướng nạn). Nếu lúc chiến đấu (Saṃgrāma), đem xoa bôi cái trống (Duṇḍubhi hay Dundubhi) thời các kẻ bị tên (Śalya: mũi tên) bắn, đao, mâu, gây thương tích… được nghe tiếng trống thì trừ được chất độc (Viṣa) phát ra từ mũi tên. Như vậy Kiên Ý! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Có người nghe tên thời mũi tên Tham Sân Si tự nhiên được bật ra, các chất độc Tà Kiến (Sarva-dṛṣṭi-gata-viṣa) thảy đều trừ diệt, tất cả phiền não chẳng thể động phát.
Này Kiên Ý! Ví như cây thuốc tên là Cụ Túc (Saṃpanna). Có người dùng rễ (Mūla) thì bệnh được trừ khỏi. Cọng (Gaṇḍa: thân cây), lóng (Saṃdhi), lõi (Sāra), vỏ (Tvac), cành (Śākhā), lá (Pattra), hoa (Puṣpa), quả (Phala) đều hay trừ khỏi bệnh. Hoặc tươi (Samucchrita: còn có sức), hoặc khô (Śukṣa), hoặc chặt đứt từng đoạn (Khaṇḍaśaś chinna) thảy hay trừ khỏi các bệnh của chúng sinh.
Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội cũng lại như vậy. Đối với các chúng sinh không có lúc nào chẳng có ích, thường hay diệt trừ tất cả mọi tai vạ (Upadrava)… ấy là dùng nói Pháp kèm hành bốn Nhiếp (Saṃgraha-vastu), các Ba La Mật (Pāramitā) khiến được độ thoát. Hoặc người cúng dường, hoặc chẳng cúng dường, có ích, không có ích nhưng Bồ Tát đó đều dùng Pháp lợi khiến được an ổn (Kṣema), cho đến thân bị chết, có loài ăn thịt (Māṃsāda). Hoặc các súc sinh (Tiryagyoni): hai chân (Dvipad), bốn chân (Catuṣpada) với các loài chim (Pakṣin), thú (Mṛga), người (Manuṣya) và Phi Nhân (Amanuṣya)… các chúng sinh đó đều do sức Giới (Śīla) Nguyện (Pūrva-praṇidhāna: Bản Nguyện) của Bồ Tát cho nên khi chết được sinh về cõi Trời (Paraṃ maraṇaa-deveṣūpatsyante), thường không có bệnh đau nhức, suy não, các tai vạ…
Này Kiên Ý! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội giống như cây thuốc (Bhaiṣajya-vṛkṣa)”.
Đức Phật bảo Kiên Ý: “Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, đời đời tự biết sáu Ba La Mật chẳng học theo người khác; nhấc bàn chân (Caraṇotkṣepaṇe), hạ bàn chân (Caraṇanikṣepaṇe), hít vào (Āśvāse), thở ra (Praśvāse)… niệm niệm (Kṣane kṣane: mỗi mỗi lúc) thường có sáu Ba La Mật. Tại sao thế? Này Kiên Ý! Bồ Tát như vậy, thân (Kāya) đều là Pháp Hành, đều là Pháp…
Này Kiên Ý! Ví như có vị vua (Rājan), hoặc các Đại Thần (Amātya) đem trăm ngàn loại hương (Gandha) giã làm bột (Cūrṇa). Nếu có người đến, lục tìm một loại trong đó, chẳng muốn hương khác xen lẫn vào.
Kiên Ý! Như vậy, trong bột của trăm ngàn chúng hương có thể tìm được một loại mà chẳng bị tạp khác vướng vào không?”
“Bạch Đức Thế Tôn ! Chẳng thể được”.
“Này Kiên Ý! Bồ Tát đó dùng tất cả Ba La Mật xông ướp thân (Kāya) tâm (Citta) cho nên ở trong niệm niệm thường sinh sáu Ba La Mật (Ṣaṭ-pāramitā).
Kiên Ý! Bồ Tát làm thế nào để ở trong niệm niệm sinh sáu Ba La Mật?
Này Kiên Ý! Bồ Tát đó, tất cả thảy đều buông bỏ (Pratyaktsa-sarvasva) Tâm không có tham (Lobha) dính (Abhiniveśa) là Đàn Ba La Mật (Bố Thí Ba La Mật).
Tâm khéo tịch diệt (Praśānta), rốt ráo không có ác là Thi Ba La Mật (Śīlapāramitā: Trì Giới Ba La Mật).
Biết tướng tận cùng (Akṣaya) của Tâm, ở trong các Trần (Viṣaya; cảnh giới) mà không có chỗ gây hại (Akṣata) là Sạn Đề Ba La Mật (Kṣānti-pāramitā: Nhẫn Nhục Ba La Mật)
Siêng quán chọn Tâm (Cittaṃ vibhāvayati pravicinoti), biết Tâm lìa Tướng (Cittasya viveka-lakṣa,naṃ vijānāti) là Tỳ Lê Gia Ba La Mật (Vīrya-pāramitā: Tinh Tiến Ba La Mật)
Rốt ráo khéo vắng lặng (Atyantopaśānta) điều phục Tâm (Cittaṃ damayati) ấy là Thiền Ba La Mật (Dhyāna-pāramitā: Thiền Định Ba La Mật)
Quán Tâm, biết Tâm, thông đạt Tướng của Tâm là Bát Nhã Ba La Mật (Prajñāpāramitā: Tuệ Ba La Mật).
Này Kiên Ý! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Pháp Môn như vậy, niệm niệm đều có sáu Ba La Mật”.
Bấy giờ Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thật chưa từng có (Adbhuta)!
Thế Tôn! Bồ Tát thành tựu Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thời chỗ (Vihāra) đã thi hành ấy, thật chẳng thể nghĩ bàn (Acintya)!
Thế Tôn! Nếu các Bồ Tát muốn hành Hạnh của Phật (Buddha-vihāreṇa viharitukāma) thì nên học Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó. Tại sao thế? Vì Bồ Tát đó hiện hành tất cả Hạnh của các Phàm Phu nhưng ở Tâm của vị ấy không có tham sân si”.
Lúc đó trong Chúng, có vị Đại Phạm Vương tên là Thành Từ (Maitrī-saṃpanna) bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu Bồ Tát muốn hành tất cả Hạnh của các Phàm Phu (Bāla-pṛthag-jana) thì nên học Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Tại sao thế? Vì Bồ Tát đó hiện hành tất cả Hạnh của các Phàm Phu nhưng ở Tâm của vị ấy không có Hạnh của tham sân si”
Đức Phật nói: “Lành thay! Lành thay Thành Từ! Như ông đã nói (Evam etad yathā vadasi). Nếu Bồ Tát muốn hành tất cả Hạnh của các phàm phu thì nên học Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Chẳng nghĩ nhớ tất cả các điều đã học (Sarva-śikṣāṇāṃ amanyanayā)”.
Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Bồ Tát muốn học Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thì nên học như thế nào?”
Đức Phật bảo Kiên Ý: “Ví như học bắn (Avedha: bắn cung). Trước tiên bắn mục tiêu (Lakṣya) lớn. Bắn mục tiêu lớn xong, học bắn mục tiêu nhỏ. Bắn mục tiêu nhỏ xong, tiếp học bắn cái đích. Học bắn cái đích xong, tiếp học bắn cây gậy (Daṇḍa). Học bắn cây gậy xong thì học bắn một trăm sợi lông (Roman). Bắn một trăm sợi lông xong, học bắn mười sợi lông. Bắn mười sợi lông xong, học bắn một sợi lông. Bắn một sợi lông xong, học bắn một phần trăm sợi lông. Hay bắn như thế xong thì gọi là Thiện Xạ (Niryāta-iṣvastrācārya), tùy ý chẳng không. Người đó nếu muốn ở trong bóng (Andhakāra: nơi tối đen) đêm (Rātri: ban đêm) nghe được âm thanh, hoặc Người, Phi Nhân… chẳng dùng tâm lực (Anābhogena) bắn đều trúng.
Như vậy Kiên Ý! Bồ Tát muốn học Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Trước tiên nên học tâm yêu thích (Āśaya). Học tâm yêu thích xong, nên học tâm sâu kín (?Prayoga: kết hợp, tương ứng). Học tâm sâu kín xong, nên học Đại Từ (Mahā-maitrī). Học Đại Từ xong, nên học Đại Bi (Mahā-Kāruṇa). Học Đại Bi xong, nên học bốn Phạm Hạnh của Thánh (Ārya-brahma-vihāra) là: Từ (Maitrī), Bi (Kāruṇa), Hỷ (Muditā), Xả (Upekṣā). Học bốn Phạm Hạnh của Thánh xong, nên học Báo Đắc (Vipākaja: báo sinh, quả báo sinh, dị thục sinh) Ngũ Thông (Pañcābhijñā) tối thượng thường tự tùy thân. Học Thông (Abhijñā)đó xong, khi ấy liền hay thành tựu sáu Ba La Mật (ṣaṭ-pāramitā paripūrayati). Thành tựu sáu Ba La Mật xong, liền hay thông đạt phương tiện (Upāya-kauśalya: phương tiện thiện xảo). Thông đạt phương tiện xong, được trụ Nhu Thuận Nhẫn thứ ba (Dvitīyānulomikī-kṣānti: Nhu Thuận Nhẫn thứ hai). Trụ Nhu Thuận Nhẫn thứ ba xong, được (Pratilabha) Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti). Được Vô Sinh Pháp Nhẫn xong thời chư Phật thọ ký (Vyākurvanti). Chư Phật thọ ký (Vyākaraṇa) xong, hay nhập vào Đệ Bát Bồ Tát Địa (Bodhisattānām aṣṭamakāṃ bhūmiṃ praviśati). Vào Đệ Bát Bồ Tát Địa xong, được Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội (Pratyutpanna-buddha-sammukhāvasthita-samādhi). Được Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội xong, thường chẳng lìa sự thấy chư Phật (Satata-samitam tathāgata-darśanāvirahito bhavati). Thường chẳng lìa sự thấy chư Phật xong, hay đầy đủ tất cả Nhân Duyên của Phật Pháp. Đầy đủ tất cả Nhân Duyên (Hetu-pratyaya) của Phật Pháp (Buddha-dharma) xong, hay khởi (Abhirnirhārati: sinh ra) Công Đức trang nghiêm cõi Phật. Hay khởi Công Đức trang nghiêm cõi Phật (Buddha-kṣetra-vyūha-saṃpad: đầy đủ trang nghiêm cõi Phật) xong, hay đủ Chủng Tính của nhà sinh ra (Janma-kula-gotra-saṃpadaḥ paripūrayati). Hay đủ (Saṃpadā) Chủng Tính (kula-gotra) của nhà sinh ra xong thời vào Thai (Garbhāvakrānti), ra khỏi Thai (Jāti) [?thiếu Xuất Gia (Abhiniskramana)]. Vào Thai, ra khỏi Thai [?thiếu Xuất Gia (Abhiniskramana)].xong, hay đủ mười Địa (Daśamāṃ bhūmiṃ paripūrayati). Hay đủ mười Địa xong, lúc đó liền được thọ nhận Chức Hiệu (Abhiṣeka: quán đỉnh nhận chức vị) của Phật. Thọ Chức Hiệu của Phật xong, liền được tất cả Tam Muội của Bồ Tát (Sarva-bodhisattva-samādhi). Được tất cả Tam Muội của Bồ Tát xong, sau đó (Paścāt: cuối cùng, sau cùng) liền được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Śūraṃgama-samādhi). Được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội xong, hay vì chúng sinh thi hành việc Phật (Buddha-kārya) nhưng cũng chẳng buông bỏ Pháp của Bồ Tát Hạnh (Bodhisattva-caryā).
Này Kiên Ý! Nếu Bồ Tát học các Pháp như vậy, tức được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Bồ Tát đã được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tức đối với các Pháp không có chỗ học lại. Tại sao thế? Vì trước kia đã khéo học tất cả Pháp cho nên ví như học bắn một phận của sợi lông thì chẳng học lại điều khác. Tại sao thế? Vì trước kia đã học rồi.
Như vậy Kiên Ý! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, đối với tất cả Pháp không có chỗ học lại vì tất cả Tam Muội (Samādhi), tất cả Công Đức (Puṇya) đều đã học xong”.
Khi ấy Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con muốn nói thí dụ (Upamā). Nguyện xin Đức Thế Tôn nghe hứa”
Đức Phật nói: “Ông hãy nói đi”
“Thế Tôn! Ví như Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (Trisāhasra-mahāsāhasralokadhātu) Đại Phạm Thiên Vương (Devarāja-mahā-bhrahmā) tự nhiên có thể quán (Vilokayati) khắp cả ba ngàn Đại Thiên Thế Giới mà chẳng cần gia thêm công sức.
Như vậy Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đối với tất cả Pháp tự nhiên có thể quán khắp mà chẳng cần dùng công sức. Lại cũng có thể biết mỗi một chỗ hành của Tâm chúng sinh”.
Đức Phật bảo Kiên Ý: “Như ông đã nói. Nếu Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội ắt biết tất cả Pháp của các Bồ Tát, tất cả Pháp của Phật”.
Bấy giờ trong Hội có Thiên Đế Thích (Śakra-devendra) tên là Trì Tu Di Đỉnh (Meru-śikhara-dhara) ở cùng tận mé ngoài (Prānta-dvīpa: lục địa thổ ở mé bên ngoài) của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới (Trisāhasra-mahāsāhasra-lokadhātu) này, bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Ví như trụ ở đỉnh núi Tu Di (Mesu-śikhara) ắt hay nhìn thấy tất cả thiên hạ. Bồ Tát như vậy trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đối với các Hạnh (Caryā) của Thanh Văn, Bích Chi Phật với tất cả Hạnh của chúng sinh tự nhiên có thể quán thấy”.
Lúc đó Kiên Ý Bồ Tát hỏi vị Trì Tu Di Đỉnh Thích (Meru-śikhara-dhara śakra) đó rằng: “Ông từ chỗ nào của bốn Thiên Hạ (Catur-dvīpaka) đi đến? Trụ tại đỉnh núi Tu Di nào?”
Trì Tu Di Đỉnh Thích đó bảo rằng: “Này Thiện Nam Tử! Nếu có Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thời chẳng nên hỏi nơi trú xứ (Sthāna) của vị ấy. Tại sao thế? Như Bồ Tát này thời tất cả cõi Phật đều là trú xứ mà chẳng dính ở trú xứ (Sthānaṃ nābhini-viśati), chẳng được trú xứ (Sthānaṃ nopalabhate), chẳng thấy trú xứ (Sthānaṃ na paśyati)”.
Kiên Ý hỏi rằng: “Nhân Giả (Sakhi: bằng hữu, bạn lữ) được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó chưa?”
Trì Tu Di Đỉnh Thích nói: “Trong Tam Muội đó, lại còn có tướng được, chẳng được ư!”
Kiên Ý nói: “Chẳng thể có”.
Trì Tu Di Đỉnh Thích nói: “Này Thiện Nam Tử! Nên biết Bồ Tát hành Tam Muội đó, đối với các Pháp đều không có chỗ đắc”.
Kiên Ý nói: “Như ông đã biện luận (Pratibhāṇavat), ắt đã được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó”
Trì Tu Di Đỉnh Thích nói: “Này Thiện Nam Tử! Tôi chẳng thấy Pháp có chỗ trụ. Đối với tất cả Pháp không có chỗ trụ liền được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Này Thiện Nam Tử! Trụ Tam Muội đó tức đối với các Pháp không có chỗ trụ. Nếu không có chỗ trụ tức không có chỗ nhận lấy. Nếu không có chỗ nhận lấy tức không có chỗ nói”.
Bấy giờ Đức Phật bảo Kiên Ý Bồ Tát: “Ông thấy vị Trì Tu Di Sơn Thích đó chưa?”
“Bạch Đức Thế Tôn! Đã thấy”.
“Này Kiên Ý! Vị Trì Tu Di Đỉnh Thích đó tùy theo ý (Yathākāmam), hay được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Trụ Tam Muội đó ở các cung của Đế Thích (Śakra-bhavana) trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này đều hay hiện thân (Ātmanāṃ saṃdarśayati) ”.
Lúc đó Thích Đề Hoàn Nhân (Śakra devendra) của cõi này bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu vị Trì Tu Di Sơn Thích hay hiện thân ở các cung của Đế Thích. Con ở tất cả nơi chốn của Đế Thích (Śakra-sthāna), tại sao chẳng nhìn thấy?!…” /
Khi ấy Trì Tu Di Sơn Thích nói với vị Đế Thích này rằng: “Này Kiều Thi Ca (Kauśika)! Nếu nay Tôi dùng Thân thật (Bhūta-kāya) bày cho ông thấy thời ông ở cung điện chẳng được mừng vui (Muditā). Tôi thường đến cung điện mà ông đã trụ mà ông chẳng thấy tôi”/
Lúc đó Thích Đề Hoàn Nhân bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con muốn thấy Thân thành tựu màu nhiệm (Pariniṣpanna-kāya: Thành Tựu Diệu Thân) của Đại Sĩ (Satpuruṣa) này”.
Đức Phật nói: “Này Kiều Thi Ca! Ông muốn thấy ư ?”
“Bạch Đức Thế Tôn! Con vui nguyện muốn thấy”.
Đức Phật bảo Trì Tu Di Sơn Thích rằng: “Này Thiện Nam Tử! Ông hãy hiện bày Thân chân thật màu nhiệm này” Trì Tu Di Sơn Thích ấy liền hiện thân chân thật màu nhiệm
Khi đó trong Hội: các Thích, Vương, Hộ Thế Thiên Vương, Thanh Văn, Bồ Tát chưa được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thời thân đều chẳng hiện, giống như (Sadṛśa) đống mực (Maṣi-rāśi). Thân của Trì Tu Di Sơn Thích như núi vua Tu Di cao lớn (Abhyudgata) hùng vĩ tỏa ánh sáng chiếu xa. Lúc đó thân của Đức Phật càng hiện sáng thêm gấp bội.
Thích Đề Hoàn Nhân bạch Phật rằng: “Thật chưa từng có! Bạch Đức Thế Tôn! Nay thân của Đại Sĩ này thanh tịnh thù diệu khó theo kịp! Các thân của Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương đó đều chẳng hiện giống như đống mực.
Thế Tôn! Con ở tại cung điện Thiện Diệu trên núi Tu Di, đeo Thích Ca Tỳ Lăng Già (Śakrābhilagna), Ma Ni Anh Lạc. Do ánh sáng đó nên tất cả thân của Thiên Chúng đều chẳng thể hiện. Nay thân của con do ánh sáng của của Đại Sĩ này lại chẳng thể hiện… mọi báu, Anh Lạc đã đeo cũng không có màu sắc, ánh sáng”.
Đức Phật bảo Thích Đề Hoàn Nhân: “Này Kiều Thi Ca! Nếu trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này tràn đầy (Paripūrṇa) Thích Ca Tỳ Lăng Già, ngọc Ma Ni… Lại có ngọc Ma Ni của chư Thiên chiếu sáng, hay khiến cho viên ngọc này đều chẳng thể hiện.
Này Kiều Thi Ca! Nếu trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này tràn đầy ngọc Ma Ni của chư Thiên chiếu sáng …Lại có Kim Cương Minh Ma Ni Châu hay khiến cho viên ngọc này đều chẳng thể hiện.
Này Kiều Thi Ca! Nếu trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này tràn đầy Kim Cương Minh Ma Ni Châu …Lại có Chư Minh Tập Ma Ni Châu hay khiến cho viên ngọc này đều chẳng thể hiện.
Này Kiều Thi Ca! Ông có thấy Chư Minh Tập Ma Ni Châu mà vị Trì Tu Di Sơn Thích đã đeo không?”
_“Bạch Đức Thế Tôn! Con đã nhìn thấy. Chỉ vì ánh sáng của viên ngọc này quá sáng chói nên mắt của con chẳng thể chịu nổi”.
Đức Phật bảo Kiều Thi Ca: “Nếu có Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, hoặc làm Đế Thích đều đeo Anh Lạc Ma Ni như vậy”.
Bấy giờ Thích Đề Hoàn Nhân bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chư Hữu chẳng phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề chẳng được thân màu nhiệm thanh tịnh như vậy, cũng lại bị mất (Prahīṇa) Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó”.
Lúc đó Cồ Vực Thiên Tử (Gopaka-devaputra) nói với Thích Đề Hoàn Nhân rằng: “Các người Thanh Văn đã nhập vào (Avakrānta-niyāma: quyết định nhập vào) Pháp Vị (tên gọi khác của Chân Như) cho dù có khen ngợi, yêu thích Phật Đạo (Buddhatva) nhưng không thể làm, do ở sinh tử tạo sự che lấp, ngăn cách (Āvaraṇa). Nếu người đã phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, nay phát, sẽ phát…thì người đó liền ứng với sự yêu thích Phật Đạo, hay được sắc thân (Rūpa-kāya) thượng diệu như vậy. Ví như có người sinh ra đã bị mù (Jātyandha), cho dù khen ngợi, yêu thích (Anubhāvitum: biểu thị cảm tình) mặt trời (Sūrya) mặt trăng (Candra) nhưng kẻ ấy vẫn chẳng biết gì về ánh sáng của mặt trời mặt trăng. Như vậy Thanh Văn nhập vào Pháp Vị, cho dù có khen ngợi, yêu thích Phật Pháp nhưng Công Đức của Phật (Buddha-guṇa) đối với thân vẫn không có ích gì. Chính vì thế cho nên người muốn được thân màu nhiệm, Đại Trí Tuệ (Mahā-prajñā) này thì nên phát Tâm Vô Thượng Phật Bồ Đề (Anuttara-samyaksaṃbodhi-citta) được sắc thân thượng diệu như vậy” Lúc Cồ Vực Thiên Tử nói lời đó thời một vạn hai ngàn Thiên Tử phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttara-samyaksaṃbodhi-citta).
Khi ấy Kiên Ý Bồ Tát hỏi Cồ Vực Thiên Tử rằng: “Hành Công Đức nào (Kena kuśala-mūlena: Căn lành nào) để chuyển thân người nữ (Strīkāyaṃ parāvartiṣṭhāḥ)?”
Đáp rằng: “Này Thiện Nam Tử (Kulaputra)! Người phát Đại Thừa chẳng thấy Nam (Puruṣa) Nữ (Strī) có sự khác biệt (Viśeṣa). Tại sao thế? Vì Tâm Tát Bà Nhã (Sarvajña-citta: Tâm Nhất Thiết Trí) chẳng ở tại ba cõi (Traidhātuka). Do có phân biệt (Vikalpa-prabhāvita: phân biệt hiển bày) nam nữ cho nên có nam có nữ.
Nhân Giả đã hỏi: “Hành Công Đức nào để chuyển thân người nữ?”. Việc xưa kia (Pūrva-kāle), Tâm của Bồ Tát không có sự nịnh nọt quanh co (Acapala)”
_“Làm sao mà phụng sự ?”
Đáp rằng: “Như phụng sự Đức Thế Tôn”.
_ “Làm thế nào mà Tâm ấy chẳng có sự nịnh nọt, quanh co?”
Đáp rằng: “Nghiệp của thân (Kāya-karman) tùy theo miệng (Vāc: lời nói), nghiệp của miệng (Vāk-karman) tùy theo Ý (Manas). Đấy gọi là Tâm của người nữ không có sự nịnh nọt, quanh co”.
_Hỏi rằng: “Làm sao chuyển thân người nữ ?”
Đáp rằng: “Như Thành (Yathā-sādhanaṃ)?”
_Hỏi rằng: :Làm sao Như Thành?”
Đáp rằng: “Như Chuyển (Yathā-parāvṛttiṃ)”
_Hỏi rằng: “Này Thiên Tử! Lời nói này có nghĩa gì?”
Đáp rằng: “Này Thiện Nam Tử! Trong tất cả các Pháp chẳng thành (Sādhana) chẳng chuyển (Parāvṛtti). Các Pháp có một vị (Eka-rasa) ấy là vị của Pháp Tính (Dharmadhātu-rasa: vị của Pháp Giới).
Thiện Nam Tử! Ta tùy theo ước nguyện (Yathā-praṇidhānam) có thân người nữ (Strī-kāsya). Nếu khiến thân của ta được thành nam tử (Puruṣa) thì đối với tướng(Nimitta) của thân nữ vẫn chẳng hoại chẳng buông bỏ.
Này Thiện Nam Tử! Chính vì thế nên biết Nam đó, Nữ đó đều là điên đảo (Viparyāsa). Tất cả các Pháp cùng với điên đảo thảy đều trọn hết lìa ở hai Tướng (Atyantaṃ dvaya-vipramukta)”.
Kiên Ý Bồ Tát hỏi Cồ Vực rằng: “Ông đối với Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội có biết chút phần (Kaṃcid eva pradeśam) nào chăng?”
Đáp rằng: “Thiện Nam Tử! Tôi biết người khác đã được, còn tự thân thì chưa chứng (Sākṣāt-kṛta).
Tôi nhớ lúc trước (Atīte-adhvani), khi Đức Thích Ca Mâu Ni Phật (Śākyamuṇi-buddha) ở tại nhà của vua Tịnh Phạn (Śuddhodana) làm Bồ Tát, thời ở trong Chúng Thể Nữ bên trong cung điện (Antaḥpura), nửa đêm thanh tịnh (Praśānta-rātri). Khi ấy hằng hà sa đẳng (Gaṅgā-nadī-vālukopama) các Phạm Vương (Brahma-rāja) từ phương Đông (Pūrvā diś) đi đến, có người hỏi về Bồ Tát Thừa (Bodhisattva-yāna), có người hỏi về Thanh Văn Đạo (Śrāvaka-mārga)…. Bồ Tát tùy theo chỗ hỏi mà đáp. Ở trong Phạm Chúng có một vị Phạm Vương chẳng hiểu phương tiện (Upāya) mà Bồ Tát đã hành nên nói lời này: “Nhân Giả đã có Trí Tuệ như vậy, khéo đáp việc đã hỏi. Tại sao còn tham ái vương vị (Rājya), sắc dục (Kāma-bhoga: dục lạc, ái lạc)?”
Các vị Phạm Vương khác biết rõ Trí Tuệ Phương Tiện của Bồ Tát nên nói với vị Phạm Vương kia rằng: “Bồ Tát chẳng tham vương vị sắc dục. Sắp tới vì giáo hóa thành tựu chúng sinh nên ở tại nhà (Gṛha-stha: tại gia) hiện làm Bồ Tát rồi ngày nay ở phương khác thành tựu Phật Đạo (Abhisaṃbuddha: thành Phật, hiện Chính Đẳng Giác), chuyển bánh xe Diệu Pháp (Dharmacakraṃ pravarttayati: chuyển bánh xe Pháp)”.
Vị Phạm Vương kia nghe xong, liền nói là:“Được Tam Muội nào mà có thể làm Thần Biến tự tại (Vikurvaṇa) như vậy ?”
Vị Phạm Vương khác nói rằng:“Đấy là thế lực (Sthāma) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Này Thiện Nam Tử! Vào lúc đó, tôi tác niệm là:“Bồ Tát trụ Tam Muội, Thần Lực (Ṛddhi-bala) cảm ứng thật chưa từng thấy (Adbhuta)! Ở tại ái dục (Kāma), trông coi việc nước mà có thể chẳng lìa Tam Muội như vậy”.
Tôi nghe điều này xong thì tăng cung kính bội phần nơi Bồ Tát đã sinh, tưởng Đức Thế Tôn, thâm sâu phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Nguyện ở đời sau cũng sẽ thành tựu Công Đức (Guṇa) như vậy.
Này Thiện Nam Tử! Chỗ thấy (Adhyāśa-nirdeśa: Ý phân biệt diễn nói) của tôi chỉ có chút phần như vậy. Tôi chỉ biết Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội này sẽ có vô lượng (Apramāṇa) thế lực (Sthāma) Công Đức (Guṇa) chẳng thể nghĩ bàn (Acintya)”.
Kiên Ý bạch Phật rằng: “Thật hiếm có (Āścarya: hiếm có, kỳ diệu)! Bạch Đức Thế Tôn! Cồ Vực Thiên Tử đó dùng tâm sâu xa nói điều này đều là Đức Như Lai đã làm nơi thường thủ hộ (Parigṛhīta: hộ trì) của bậc Thiện Tri Thức (Kalyaṇa-mitra).
Thế Tôn! Cồ Vực Thiên Tử chẳng lâu cũng sẽ trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, được thế lực Thần Biến tự tại (Vikurvaṇa-bala) đó như ngày nay Đức Thế Tôn đã làm, không có khác”
Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay trong Hội này còn có người nào được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó không ?”
Bấy giờ trong Hội có vị Thiên Tử (Devaputra) tên là Hiện Ý (Matyabhimukha) bảo Kiên Ý Bồ Tát rằng:“Ví như khách đi buôn (Sārthika) vào trong biển lớn mà nói lời này:“Trong biển lớn này có ngọc Ma Ni (Maṇi-ratna), có thể cầm vứt đi không?”. Lời nói của ông tựa như điều đó. Tại sao thế? Vì ở Đại Trí Hải (Mahā-jñāna-samudra) Hội của Đức Như Lai, trong đó: Bồ Tát thành tựu Pháp Bảo (Dharma-ratna samanvāgata), phát đại trang nghiêm. Ông ngồi bên trong mà lại hỏi rằng:“Ở trong Hội này còn có Bồ Tát nào được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó không?”
Này Kiên Ý! Nay trong Hội này có Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội hiện thân Đế Thích, có vị hiện thân Phạm Vương. Có vị hiện thân của các hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già. Có vị được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội hiện thân: Tỳ Kheo (Bhikṣu), Tỳ Kheo Ni (Bhikṣuṇī), Ưu Bà Tắc (Upāsaka), Ưu Bà Di (Upāsikā). Có vị được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội dùng các tướng tốt (Lakṣaṇānuvyañjana) để tự nghiêm (Samalaṃkṛta: trang nghiêm) thân. Tự có Bồ Tát vì cảm hóa chúng sinh (Sattva paripācanārtham) hiện làm hình (Saṃsthāna: hình dạng) sắc (Varna: màu sắc) tướng mạo (Nimitta) của thân nữ . Có vị hiện hình sắc tướng mạo của Thanh Văn. Có vị hiện hình sắc tướng mạo của Bích Chi Phật.
Này Kiên Ý! Đức Như Lai tùy theo Chúng đã đến, hoặc chúng Sát Lợi, chúng Bà La Môn, hoặc chúng cư sĩ, chúng Đế Thích, chúng Phạm Thiên, các chúng Hộ Thế… tùy theo các chúng đó khắp hay thị hiện hình sắc tướng mạo. Nên biết đều là Bản Sự Quả Báo của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Này Kiên Ý! Nếu thấy nơi mà Đức Như Lai đã nói Pháp. Nên biết trong chỗ này tức có vô lượng các Đại Bồ Tát có Đại Trí Tự Tại, phát đại trang nghiêm, tự tại hành nơi tất cả Pháp (Sarva-dharmeṣu vāśita-prāpta), hay tùy theo Đức Như Lai chuyển bánh xe Pháp”.
Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng:“Nay con nói vị Hiện Ý Thiên Tử đó được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội như vị ấy có Trí Tuệ, biện tài không ngại, Thần Thông như vậy”.
Đức Phật bảo Kiên Ý:“Như ông đã nói. Hiện Ý Thiên Tử đó đã trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Thông đạt Tam Muội đó cho nên hay nói lời đó”.
Bấy giờ Đức Phật bảo Hiện Ý Thiên Tử:“Ông có thể thị hiện chút phần Bản Sự của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”.
Hiện Ý Thiên Tử nói với Kiên Ý Bồ Tát rằng: “Nhân giả muốn thấy chút thế thực của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội không?
Đáp rằng:“Thiên Tử! Tôi vui nguyện muốn thấy”.
Do Hiện Ý Thiên Tử khéo được sức của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội cho nên liền hiện biến khiến chúng hội (Sarvāvatī parṣad) đều là Chuyển Luân Thánh Vương có 32 tướng tự trang nghiêm (Dvātriṃśallakṣaṇa-sam-alaṃkṛta) với các quyến thuộc, bảy báu (Sapta-ratna) theo hầu (Sānucāra).
Thiên Tử hỏi rằng: “Ông thấy thế nào?”
Kiên Ý đáp rằng:“Tôi thấy chúng hội đều là sắc tướng của Chuyển Luân Thân Vương có quyến thuộc, bảy báu theo hầu”.
Khi ấy Thiên Tự lại hiện chúng hội đều là Thích Đề Hoàn Nhân ở cung (Vimāna) Đao Lợi (Trāyastriṃśa) có trăm ngàn Thiên Nữ (Deva-kanyā) tấu mọi kỹ nhạc (Tūrya) vây quanh vui đùa. Lại dùng Thần Lực khiến khắp chúng hội đều là Phạm Vương với sắc tướng uy nghi ở tại cung Phạm, hành bốn Vô Lượng (Caturapramāṇa).
Lại hỏi Kiên Ý: “Ông thấy thế nào?”
Đáp rằng: “Thiên Tử! Tôi thấy chúng hội đều là Phạm Vương”.
Lại hiện Thần Lực khiến khắp chúng hội đều là Trưởng Lão Ma Ha Ca Diếp (Mahā-kāśyapa) với hình (Saṃsthāna) sắc (varṇa) tướng mạo (Prakāra), cầm giữ y bát (Cīvara-pātra-dhara), nhập vào các Thiền (Dhyāna) Định (Samāpatti), hành tám Giải Thoát (Vimokṣa) không có khác .
Lại hiện Thần Lực khiến khắp chúng hội đều như Đức Thích Ca Mâu Ni Phật với thân tướng tốt uy nghi, đều có quyến thuộc Tỳ Kheo vây quanh (Bhikṣu-saṃghaparivṛta).
Lại hỏi Kiên Ý: “Ông thấy thế nào?”
Đáp rằng: “Thiên Tử! Tôi thấy Đại Chúng đều là Thích Ca Mâu Ni Phật với thân tướng tốt uy nghi, đều có quyến thuộc Tỳ Kheo vây quanh”.
Hiện Ý Thiên Tử nói với Kiên Ý rằng: “Đấy là thế lực tự tại như vậy của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Này Kiên Ý! Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, có thể đem ba ngàn Đại Thiên Thế Giới vào trong một hạt cải (Sarṣapa), khiến cho các núi (Parvata), sông (Nadī), mặt trời (Sūrya), mặt trăng (Candra), tinh tú (Tāraka) đều hiện như cũ mà chẳng chèn ép để bày chúng sinh đó.
Này Kiên Ý! Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội có thế lực chẳng thể nghĩ bàn (Acintya-ārṣabha) như vậy”.
Bấy giờ các Đại Đệ Tử với các Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương đồng thanh bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu người được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó thì người ấy có Công Đức chẳng thể nghĩ bàn (Acintyaguṇa). Tại sao thế? Vì người đó tức là Phật Đạo cứu cánh, thành tựu Trí Tuệ (Jñāna: Trí), Thần Thông (Abhijñā), các Minh (Vidya). Ngày nay chúng con ở trên một Tòa thấy khắp mỗi loại sắc tướng (Rūpa) của chúng Hội, hoặc ngần ấy cái hiện ra. Chúng con chỉ nhớ nếu người chẳng nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, nên biết đó là Ma được dịp thuận tiện gây hại. Nếu người được nghe, nên biết người đó được sự hộ giúp của chư Phật. Huống chi là Hành Giả nghe xong, lại tùy nói.
Thế Tôn! Nếu Bồ Tát muốn thông đạt Phật Pháp, đến ở bờ bên kia, thì nên một lòng (Eka-citta) lắng nghe (Śravaṇa) Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, thọ trì (Udgrahaṇa) đọc tụng (Vācana), vì người khác nói (Parebhya uddeśanā).
Thế Tôn! Nếu Bồ Tát muốn hiện khắp tất cả hình sắc uy nghi, muốn đều biết khắp tất cả tâm (Citta), chỗ hành của tâm (Caitta-pravṛtti) …của chúng sinh. Lại muốn biết khắp tất cả chúng sinh, tùy theo bệnh cho thuốc… thì nên khéo lắng nghe Pháp Bảo (Dharma-ratna) của Tam Muội đó rồi thọ trì đọc tụng.
Thế Tôn! Nếu người được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó. Nên biết người đấy nhập vào Cảnh Giới (Viṣaya) Trí Tuệ Tự Tại (Jñāna-vaśitā) của Phật”.
Đức Phật nói: “Như vậy! Như vậy! Như các ông nói. Nếu người chẳng được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thì chẳng được gọi là Thâm Hành Bồ Tát *Dambhīra-crayā bodhisattva). Như Lai chẳng nói người này đầy đủ Bố Thí (Dāna), Trì Giới (Śīla), Nhẫn Nhục (Kṣānti), Tinh Tiến (Vīrya), Thiền Định (Dhyāna), Trí Tuệ (Prajñā). Chính vì thế cho nên các ông nếu muốn hành khắp tất cả Đạo (Niryāṇa-mārga: con đường siêu xuất, con đường xuất ly) thì nên học được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, chẳng nhớ tất cả các điều đã học (Śikṣā)”.
Khi ấy Kiên Ý Bồ Tát hỏi Hiện Ý Thiên Tử rằng: “Nếu Bồ Tát muốn được Tam Muội đó thì nên tu hành Pháp nào?”
Thiên Tử đáp rằng: “Nếu Bồ Tát muốn được Tam Muội đó thì nên tu hành Pháp của Phàm Phu (Pṛthag-jana-dharma). Nếu thấy Pháp của Phàm Phu, Pháp của Phật chẳng hợp (Yukta) chẳng tan (Viyukta) thì đấy gọi là tu tập Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”.
Kiên Ý hỏi rằng: “Ở trong Pháp của Phật có hợp (Yoga) tan (Viyoga) ư ?”
Thiên Tử đáp rằng: “Trong Pháp của Phàm Phu còn không có hợp tan huống chi là Pháp của Phật. Thế nào gọi là tu hành? Nếu hay thông đạt các Pháp của Phàm Phu, Pháp của Phật không có hai (Advaya) thì đấy gọi là tu tập nhưng thật ra Pháp này không có hợp, không có tan.
Này Thiện Nam Tử! Tất cả Pháp Tập (góp lại) không có tướng sinh (Anutpādalakṣaṇa). Tất cả Pháp Tập không có tướng hoại (Nirodha-lakṣaṇa: tướng diệt). Tất cả Pháp Tập như tướng hư không (Ākāśa-sama-lakṣaṇa). Tất cả Pháp Tập không có tướng thọ nhận (Sam-āgama-lakṣaṇa: tướng kết hợp, tường hòa hợp)”.
Kiên Ý lại hỏi: “Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đi đến chốn nào (Kva gacchati)?”.
Thiên Tử đáp rằng: “Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đi đến tất cả Tâm (Citta) Hành (Carita) của chúng sinh nhưng cũng chẳng duyên (Nālaṃbhate) theo tướng nhận lấy của Tâm Hành. Đi đến tất cả nơi đã sinh (Jātisthāna) nhưng cũng chẳng bị sự ô nhiễm (Kliṣṭa) của nơi sinh. Đi đến tất cả Thế Giới, cõi Phật nhưng chẳng phân biệt thân tướng tốt. Đi đến tất cả âm thanh (Svara) ngữ ngôn (Nirukti) nhưng chẳng phân biệt các tướng của văn tự (Akṣara). Khắp hay mở bày (saṃdarśayati) tất cả Phật Pháp nhưng chẳng đến chốn rốt ráo cùng tận (tất cánh tận xứ) .
Thiện Nam Tử hỏi Tam Muội đó đến chốn nào? Tùy theo chỗ Đức Phật đã đến thì Tam Muội đó cũng đến như vậy”.
Kiên Ý hỏi rằng: “Đức Phật đến chốn nào (Kva gacchati) ?”
Thiên Tử đáp rằng: “Đức Phật Như Như (Tathatā) cho nên đến nơi không có chỗ đến”.
Lại hỏi: “Đức Phật chẳng đến Niết Bàn ư ?”
Đáp rằng: “Tất cả các Pháp rốt ráo (Atyanta) là Niết Bàn (Nirvāṇa). Chính vì thế cho nên Như Lai chẳng đến Niết Bàn. Tại sao thế? Vì Tính Niết Bàn cho nên chẳng đến Niết Bàn”
Lại hỏi: “Hằng hà sa đẳng chư Phật quá khứ chẳng đến Niết Bàn ư ?”
Đáp rằng: “Hằng sa chư Phật vì điều đó sinh ư?”
Kiên Ý đáp rằng: “Đức Như Lai đã nói: Hằng sa chư Phật đã diệt độ”.
Thiên Tử nói: “Này Thiện Nam Tử! Đức Như Lai há chẳng nói: Một người ra đời đem lại nhiều sự nhiêu ích an vui cho chúng sinh. Ý của ông thế nào (Tat kiṃ manyase)? Đức Như Lai vì định được các chúng sinh có sinh (Utpāda) diệt (Nirodha) ư ?”
Đáp rằng: “Thiên Tử! Đức Như Lai đối với Pháp chẳng được sinh diệt”.
_“Thiện Nam Tử nên biết tuy Đức Như Lai nói chư Phật xuất hiện ở Thế Gian nhưng đối với tướng của Như Lai thì thật không có sinh (Anutpāda). Tuy nói chư Phật đến nơi Niết Bàn nhưng đối với tướng của Như Lai thì thật không có diệt (Anirodha)”.
Lại hỏi: “Hiện nay vô lượng Như Lai được thành Đạo (Abhisaṃbodhi) không?” Đáp rằng: “Tướng không sinh không diệt của Như Lai, như thế là thành Đạo. Này Thiện Nam Tử! Hoặc chư Phật hiện ra, hoặc vào Niết Bàn đều không có sai biệt (Viśeṣa). Tại sao thế? Vì Như Lai thông đạt tất cả các Pháp là tướng Tịch Diệt. Đấy gọi là Phật”
Lại hỏi: “Nếu tất cả Pháp rốt ráo tịch diệt (Ayanta-parinirvṛti) thì tướng của Niết Bàn có thể thông đạt chăng?”
Đáp rằng: “Như tất cả Pháp rốt ráo tịch diệt đồng với tướng của Niết Bàn. Tướng thông đạt cũng lại như vậy.
Này Thiện Nam Tử! Như Lai chẳng do Sinh (Jāti) Trụ (Sthiti) Dị (Anyathātva) Diệt (Anityatā) mà ra. Không có Sinh Trụ Dị Diệt, đấy gọi là Phật xuất hiện (Buddhotpāda)”
Kiên Ý hỏi rằng: “Ông trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, hay tác nói như vậy sao?”
Đáp rằng: “Này Thiện Nam Tử! Ý của ông thế nào? Hóa Nhân (Nirmita: người do sự biến hóa) của Như Lai trụ trong Pháp nào để có chỗ nói?”
Kiên Ý đáp rằng: “Nương vào Thần Lực (Adhiṣṭhāna) của Đức Phật, hay có chỗ nói”.
Lại hỏi: “Đức Phật trụ nơi nào để tác Hóa Nhân?”
Đáp rằng: “Đức Phật trụ vào Thần Thông không hai (Advayābhijñā) để tác Hóa Nhân”.
Thiên Tử nói: “Như Đức Như Lai trụ vào Pháp chẳng trụ (Apratiṣṭhāna) để tác Hóa Nhân. Các Hóa Nhân cũng trụ vào Pháp chẳng trụ mà có chỗ nói”.
Kiên Ý nói: “Nếu không có chỗ trụ thì làm sao có nói?”
Thiên Tử nói: “Như không có chỗ trụ nói cũng như vậy”.
Lại hỏi: “Bồ Tát làm sao có đầy đủ Nhạo Thuyết Biện Tài (Pratibhānasaṃpanna)?”
Đáp rằng: “Bồ Tát chẳng dùng tướng của Ta (Ātma-saṃjñā), chẳng dùng tướng của cái kia (Para-saṃjñā), chẳng dùng tướng của Pháp nên có chỗ nói. Đấy gọi là đầy đủ Nhạo Thuyết Biện Tài. Tùy theo chỗ nói Pháp mà tướng của văn tự (Aksara) chẳng tận (Akṣaya), tướng của Pháp cũng chẳng tận. Như vậy người nói chẳng dùng hai Thuyết. Đấy gọi là đầy đủ Nhạo Thuyết Biện Tài.
Lại nữa, Thiện Nam Tử! Nếu Bồ Tát chẳng buông bỏ tướng Huyễn (Māyālakṣaṇa) của các Pháp, đối với âm thanh (Svara) chẳng buông bỏ tướng vang dội lại (Pratiśrutkā-lakṣaṇa). Đấy gọi là đầy đủ Nhạo Thuyết Biện Tài.
Lại như các văn tự, âm thanh, ngữ ngôn: không có nơi chốn, không có phương hướng, không có bên trong, không có bên ngoài, không có chỗ trụ, theo mọi Duyên có. Tất cả các Pháp cũng lại như vậy: không có nơi chốn, không có phương hướng, không có bên trong, không có bên ngoài cũng không có chỗ trụ. Chẳng phải là quá khứ (Atīta), hiện tại (Pratyutpanna), vị lai (Anāgata). Chẳng là nơi biểu thị của văn tự ngôn từ. Bên trong tự thông đạt mà có chỗ nói. Đấy gọi là đầy đủ Nhạo Thuyết Biện Tại.
Ví như tiếng vang dội lại (Pratiśrutkā), tất cả âm thanh đều tùy theo tướng vang dội lại mà có chỗ nói”.
Kiên Ý hỏi rằng: “Thế nào là Tùy theo nghĩa?”
“Này Thiện Nam Tử! Tùy theo (Anugama) hư không (Ākāśa) là tùy theo nghĩa. Như hư không không có chỗ tùy theo thì tất cả Pháp nói (Thuyết Pháp) cũng không có chỗ tùy theo. Các Pháp không có so sánh (Anupama), không có ví dụ. Vì điều có được mà nói là có chỗ tùy theo”
Bấy giờ Đức Thế Tôn khen Thiên Tử rằng: “Lành thay! Lành thay! Như ông đã nói. Bồ Tát đối với điều này chẳng nên kinh sợ. Tại sao thế? Vì nếu có chỗ để tùy theo thì chẳng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”.
Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Vị Hiện Ý Thiên Tử đó từ cõi Phật nào đi đến chốn này?”
Thiên Tử nói rằng: “Ông hỏi để làm gì?”
Kiên Ý đáp: “Nay tôi muốn biết phương ấy là chốn nào để làm lễ trụ xứ du hành của Đại Sĩ đó” .
Thiên Tử nói rằng: “Nếu người thủ đắc Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó thì tất cả chư Thiên, người dân của Thế Gian đều nên lễ kính”
Bấy giờ Đức Phật bảo Kiên Ý: “Hiện Ý Thiên Tử đó từ Thế Giới Diệu Hỷ (Abhirati) của Đức Phật A Súc (Akṣobhya) đi đến nơi này. Người đấy ở đó thường nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Này Kiên Ý! Tất cả chư Phật, không có vị nào chẳng nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Này Kiên Ý! Hiện Ý Thiên Tử đó ở Thế Giới Ta Bà (Sāha-loka-dhātu) này sẽ được thành Phật. Người đó muốn chặt đứt điều ác năm trược (Pañca-kaṣāya-prāhaṇa), chọn lấy cõi Phật thanh tịnh (Pariśuddha-buddha-kṣetra-parigrahaṇa) để giáo hóa chúng sinh (Sattva-praripācana), tu tập (Bhāvanā) tăng trưởng (Vardhana) Thủ Lăng Nghiêm cho nên đi đến chốn này”.
Kiên Ý bạch Phật rằng: “Nay Thiên Tử này, khoảng bao lâu (Kiyacciram) sẽ ở Thế Giới này được thành Phật Đạo? Hiệu ấy thế nào? Thế Giới tên là gì?”
Đức Phật nói: “Thiên Tử đó trải qua ngàn vị Phật đời Hiền Kiếp (Bhadra-kalpa) diệt độ xong, sáu mươi hai kiếp lại không có Phật, khoảng giữa chỉ có trăm ngàn vạn ức Bích Chi Phật xuất hiện. Trong thời gian ấy, chúng sinh được gieo căn lành (Kuśala-mūlāny-avaropsiyanti). Qua kiếp đó xong, sẽ được thành Phật hiệu là Tịnh Quang Xưng Vương Như Lai (Vimala-prabhā-kīrti-rāja), khi ấy Thế Giới tên là Tịnh Kiến (Prasanna-darśanā) Thời đó Đức Tịnh Quang Xưng Vương Như Lai hay khiến cho tâm (Citta) của chúng sinh được thanh tịnh (Prasanna), chúng sinh trong Thế Giới chẳng bị Tham dục (Rāga), giận dữ (Dve,sa), ngu si (Moha) ngăn che, được Pháp Tịnh Tín (Dharma-prasāda) đều hành Pháp lành (Saddharma: Chính Pháp).
Này Kiên Ý! Đức Tịnh Quang Xưng Vương Phật đó thọ mười tiểu kiếp (Antarakalpa), dùng Pháp của ba Thừa độ thoát chúng sinh. Trong đó, vô lượng (Apramāṇa) vô biên (Ananta) Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, ở trong các Pháp được sức tự tại (Vikurvaṇa-bala). Bấy giờ Ma (Māra) hoặc Ma Dân (Māra-jātīya: chủng tộc Ma) đều tu Đại Thừa (Mahā-yāna), thương lo cho chúng sinh (Sattva-kāruṇika). Quốc Độ của Đức Phật ấy không có ba nẻo ác (Durgati) với các chốn có nạn, trang nghiêm trong sạch như Uất Đan Việt (Uttarāvati), không có mọi việc Ma (Mārakarman), lìa các Tà Kiến (Mithyā-dṛṣ.. Sau khi Đức Phật diệt độ, Pháp trụ ngàn vạn ức năm.
Này Kiên Ý! Thiên Tử đó sẽ ở quốc độ thanh tịnh như vậy mà thành Phật Đạo”.
Bấy giờ Kiên Ý Bồ Tát nói với Thiên Tử rằng: “Ông được lợi lớn! Đức Như Lai trao cho ông A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Ký”
Thiên Tử đáp rằng: “Này Thiện Nam Tử! Đối với tất cả Pháp không có chỗ được, đấy gọi là lợi lớn. Đối với Pháp có chỗ được, đấy tức không có lợi. Thiện Nam Tử! Chính vì thế nên biết nếu chẳng được Pháp, đấy gọi là lợi lớn”.
Lúc nói Pháp đó thời hai vạn năm ngàn Thiên Tử từng ở đời trước gieo trồng gốc mọi Đức (Avaropita-kuśala-mūla: giep trồng căn lành) đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anittara-samyasaṃbodhi-citta), có một vạn Bồ Tát được Vô Sinh Nhẫn (Anutpattika-kṣānti)
PHẬT NÓI KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TAM MUỘI _QUYỂN THƯỢNG (Hết)_
Trang: 1 2Từ khóa » Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh Pdf
-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội - Thư Viện Hoa Sen
-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội - Thư Viện Hoa Sen
-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm HT Thích Duy Lực
-
[PDF] ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM - Tu Viện Trúc Lâm
-
[PDF] ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM
-
PHẬT THUYẾT KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TAM MUỘI - PHẦN BỐN
-
Mục Lục Phật Thuyết Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh [佛說首楞嚴 ...
-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội
-
Kinh Lăng Nghiêm Quyển 1 (NXB Sài Gòn 1933) - Thiện Chiếu, 28 ...
-
Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội Kinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thành Viên:Matthucwiki/Kinh Lăng Nghiêm/Giới Thiệu - Wikipedia
-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội - Chùa Điều Ngự
-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội - Tu Viện Quảng Đức
-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Trang 6 Trên 10