Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu
Có thể bạn quan tâm
I. Đường đi và liên quan
Kinh mạch bắt đầu ở ngón tay thứ 4, xuất phát từ nơi đầu ngón tay thứ 4 lần theo phía ngoài cườm tay lên cánh tay, khoảng giữa hai lằn gân, xuyên lên cùi chỏ. Theo bắp tay ngoài lên vai, giao hội với huyệt của kinh Túc Thiếu dương Đởm, vào hõm vai giao nhau ở Chiên trung, rồi lan ra tâm bào lạc, xuống hoành cách mô, liên lạc vối tam tiêu.
Một nhánh từ Chiên trung lên khỏi hõm vai đi lên cổ, dọc theo sau lỗ tai thẳng lên góc trên tai, quặt xuống hàm đến gò má.
Một nhánh nữa từ sau tai vào trong lỗ tai, đến khóe ngoài mắt.
Kinh này đến giờ hợi là 2 kinh Thủ Quyết âm Tâm bào lạc và Thủ Thiếu dương Tam tiêu giao hội. Là phủ trung thanh dẫn đạo âm dương, khai thông bế tắc.
Kinh này khởi ở huyệt Quan xung, cuối ở huyệt Nhĩ môn, lấy Quan xung, Dịch môn, Trung chữ, Dương trì, Chi câu, Thiên tỉnh cùng phối hợp với: Tỉnh, huỳnh, du, nguyên, kinh, hợp.
Theo Tý ngọ lưu chú đến giờ hợi thì tinh khí sung đầy và khai hạp.
II. Các huyệt Vị
1. Quan xung
Hình 14. Kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu
1-Quan xung, 2. Dịch môn, 3. Trung chữ, 4. Dương trì, 5. Ngoại quan, 6. Chi câu,
7. Hội tông, 8. Tam dương lạc, 9. Tứ độc, 10. Thiên tỉnh, 11. Thanh lãnh uyên,
12. Tiêu thước, 13. Nhu hội, 14. Kiên liêu, 15. Thiên liêu, 16. Thiên dũ, 17. Ế phong, 18. Khế mạch, 19. Lư tức, 20. Giác tôn, 21. Ty trúc không, 22. Hòa liêu, 23. Nhĩ môn.
+Vị trí:
Huyệt ở mé ngoài ngón tay thứ 4, cách góc móng 1 phân (bằng lá hẹ).
Là nơi kinh mạch kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu đi ra.
Là huyệt Tỉnh - Kim.
+ Chủ trị:
Chữa yết hầu sưng đau, hay nghẹn, lưỡi co, miệng khô, nhức đầu, hoắc loạn, ngực sườn đầy tức, không muôn ăn, cánh tay, cẳng tay đau; mắt màng mộng.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm một phân, lưu kim 3 hơi thở, cứu một liều.
Sách Tố vấn: Cứu 3 liều.
2. Dịch môn
+Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm giữa kẽ ngón tay thứ 4 và ngón út, nắm bàn tay lại đê lấy huyệt.
Là nơi kinh mạch Thủ Thiếu dương Tam tiêu đi ra.
Là huyệt Huỳnh - Thủy.
+ Chủ trị:
Chữa hồi hộp, nói nhảm, yết hầu sưng đau; tay, cánh tay đau hạn chế vận động, sốt rét, mắt đỏ, tai ù điếc, răng đau, nhức đầu.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn và Đồng nhân: Châm hai phân, lưu kim 2 hơi thở, cứu 3 liều.
3. Trung chữ
+Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm giữa kẽ ngón tay thứ 4 và ngón út sau góc móng, dưới huyệt Dịch môn 1 tấc.
Là nơi kinh mạch Thủ Thiếu dương Tam tiêu đi đến.
Là huyệt Du - Mộc.
+ Chủ trị:
Chữa sốt không mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tai điếc, mắt có màng, họng sưng, cánh tay, cẳng tay đau, 5 ngón tay không co duỗi được.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 2 phân, lưu kim 3 hơi thở.
Sách Đồng nhân: Cứu 3 liều, châm 3 phân.
Sách Minh đường: Cứu 2 liều.
4. Dương trì (Biệt dương)
+Vị trí:
Huyệt ở trong chỗ lõm trên cườm tay mé ngoài, từ góc ngón tay giữa thẳng xuống chính giữa cườm tay.
Là nơi kinh mạch kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu đi qua.
Là huyệt Nguyên - Kinh.
+ Chủ trị:
Chữa tiêu khát, miệng khô, tâm phiền, sốt rét, vai cánh tay đau không giơ lên được.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 2 phân, lưu kim 6 hơi thở, cứu 3 liều.
Sách Đồng nhân: Cấm cứu.
5. Ngoại quan
+Vị trí:
Huyệt đối xứng vởi huyệt Nội quan, ở trên nằn chỉ cổ tay 2 tấc, khoảng giữa hai xương.
Là lạc huyệt của kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu đi qua liên lạc với kinh Thủ Thiếu âm Tâm.
+ Chủ trị:
Chữa tai điếc, tai ù, 5 ngón tay đau, không thể cầm nắm, cánh tay co rút, hoặc tê liệt không co nắm được.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, lưu kim 7 hơi thở, cứu 2 liều.
Sách Minh đường: Cứu 3 liều.
6. Chỉ câu (Phi hổ)
+Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm sau cườm tay cánh tay mé ngoài 3 tấc, giữa 2 xương.
Là nơi kinh mạch của kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu đi đêh.
Là huyệt Kinh - Hỏa.
+ Chủ trị:
Chữa sốt không mồ hôi, cánh tay mỏi nặng, ngực sườn đau, tay chân không cử động, hoắc loạn, nôn mửa, thương hàn kết hung, phụ nữ sau khi sinh huyết vậng, bất tỉnh nhân sự.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 2 phân, cứu 2x7=14 liều.
Sách Minh đường: Cứu 5 liều.
Sách Tố vấn: Châm 2 phân, lưu kim 7 hơi thở, cứu 3 liều.
7. Hội tông
+Vị trí:
Huyệt ở sau cườm tay 3 tấc, trong chỗ trống 1 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa tai điếc, phong tê thấp, hạc tất phong.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 7 liều.
Sách Minh đường: Cứu 5 liều, cấm châm.
8. Tam dương lạc (Thông môn)
+Vị trí:
Huyệt ở trên cánh tay trên huyệt Chi câu 1 tấc có đường mạch lớn giao nhau.
+ Chủ trị:
Chữa tai điếc, tay chân nặng nề không cử động được.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 7 liều
Sách Minh đường: Cứu 5 liều, cấm châm.
9. Tứ độc
+Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm mé ngoài, trước cùi chỏ 5 tấc.
+ Chủ trị:
Chữa tai điếc, răng hàm dưới đau nhức.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 3 liều, châm 6 phân, lưu kim 7 hơi thở.
10. Thiên tỉnh
+Vị trí:
Huyệt ở ngoài cẳng tay sau xương cánh tay trên cẳng tay chỏ 1 tấc, giữa hai lằn gân, trong hốc xương.
Yên Quyền nói: Sau cẳng tay 1 tấc, để bàn tay lên đầu gôì mà lấy huyệt.
Là nơi kinh mạch Thủ Thiếu dương Tam tiêu đi vào.
Là huyệt Hợp - Thổ.
+ Chủ trị:
Chữa tâm phúc đông thống, khái thấu, đoản khí, không muôn ăn, tê liệt, điên cuồng, phong tê thấp, tai điếc, yết hầu tê đau, ra mồ hôi, hàm sưng; bắp tay, cánh tay, cẳng đau, cước khí xung tâm.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 1 tấc, lưu kim 7 hơi thở.
Sách Đồng nhân: Cứu 3 liều.
Sách Minh đường: Cứu 5 liều, châm 2 phân.
11. Thanh lãnh uyên
+Vị trí:
Huyệt ở trên cẳng tay 2 tấc, ngay cẳng tay ra, giơ cánh tay lên lấy huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa vai tê đau, cánh tay, bắp tay đầu không thể tự mặc áo, chải đầu được.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, cứu 3 liều.
12. Tiêu thước
+Vị trí:
Huyệt ở dưới vai, khoảng ngoài cánh tay, ở phần dưới từ nách xiên đến cánh tay.
+ Chủ trị:
Chữa phong tê thấp, cổ gáy sưng đau, nhức đầu, điên cuồng.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 1 phân, cứu 3 liều.
Sách Minh đường: Châm 6 phân.
Sách Tố vấn: Châm 5 phân.
13. Nhu hội (Nhu du, Nhu giao, Nhu liên)
+Vị trí:
Huyệt ở phía trước cánh đầu vai 3 tấc.
Là hội huyệt của kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu và mạch Dương duy.
+ Chủ trị:
Chữa cánh tay đau mỏi, vô lực, vận động khó khăn, vai bả vai sưng đau, anh lựu.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 5 phân, cứu 5 liều.
Sách Đồng nhân: Châm 7 phân, lưu kim 10 hơi thỏ, đến khi đắc khí thì tả, cứu 7 liều.
14. Kiên liêu
+Vị trí:
Huyệt ở đầu vai, trên bắp tay, trong chỗ lõm, giơ tay chếch lên mà lấy huyệt.
+ Chủ trị:
Chữa cánh tay đau, vai nặng, không thể giơ lên được.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 7 phân, cứu 3 liều.
15. Thiên liêu
+Vị trí:
Huyệt ở giữa hõm vai, chỗ lõm trên xương đòn. Trên hõm vai có lỗ trông, có thịt nổi lên là huyệt.
Là hội huyệt của kinh Thủ, Túc Thiếu dương (Tam tiêu, Đởm) và mạch Dương duy.
+ Chủ trị:
Chữa trong ngực đầy tức, bứt rứt; vai, cánh tay mỏi nhức đau, không mồ hôi, cổ gáy máy giật.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 8 phân, cứu 3 liều.
16. Thiên dủ (Thiên thình)
+Vị trí:
Huyệt ở ngoài gân lớn cổ gáy trên lõm vai sau huyệt Thiên dung, trước huyệt Thiên trụ, dưối huyệt Hoàn cốt trên mí tóc.
+ Chủ trị:
Chữa mắt mờ, tai điếc, mơ mộng, đầu phong, mặt thũng, cổ cứng đờ, mắt đau.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 1 tấc, lưu kim 7 hơi thở, không nên bổ, không nên cứu. Cứu sẽ làm mặt sưng, mắt không nhắm. Muốn giải trừ
phải trước châm huyệt Y hy, sau châm Thiên dung, Thiên trì: Nếu không châm Y hy thì khó khỏi.
Sách Minh đường: Châm 5 phân, đến khi đắc khí thì tả, tả xong lại lưu kim 3 hơi thở; tả 3 hơi thở vào, không nên bổ.
Sách Tố vấn và Tư sinh kinh viết: Nên cứu từ 1 đến 3 liều.
17. Ế phong
+Vị trí:
Huyệt ở sau trái tai, giữa chỗ lõm, ấn trái tai sát vào má, bảo người bệnh cắn răng chặt lại để lấy huyệt.
Là hội huyệt của Thủ, Túc Thiếu dương (Tam tiêu, Đởm).
+ Chủ trị:
Chữa tai ù, tai điếc, miệng mắt méo lệch, trật khớp hàm, sưng hàm, miệng cắn không há được, khó nói.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 3 phân
Sách Đồng nhân: Châm 7 phân, cứu 7 liều.
Sách Minh đường: Cứu 3 liều. Châm cứu đều bảo người bệnh ngậm miệng cắn chặt hàm răng
18. Khế mạch (Tư mạch)
+Vị trí:
Huyệt ở góc sau lưng lỗ tai, trong chỗ gân xanh hình như chân gà.
+ Chủ trị:
Chữa đầu phong, tai ù, trẻ em kinh phong, tê liệt, nôn mửa, tiêt tả, mắt mờ.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm cho ra máu như nưởc đậu, không nên cho ra nhiều. Châm 1 phân, cứu 3 liều.
19. Lư tức
+Vị trí:
Huyệt ở trong đường gân xanh sau lỗ tai. -
+ Chủ trị:
Chữa tai ù, đau, hen suyễn, ngực sườn đau, tai sung và chảy mủ, mình nóng, nhức đầu.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 7 liều, cấm châm.
Sách Minh đường: Cứu 3 liều, châm 1 phân.
20. Giác tôn
+Vị trí:
Huyệt ở khoảng giữa mé trên vành tai, ngay mí tóc, há miệng ra có chỗ trũng là huyệt.
Là hội huyệt của kinh Thủ Thái dương Tiểu trường và Thủ, Túc Thiếu dương (Tam tiêu, Đởm).
+ Chủ trị:
Chữa mắt màng, sưng bọng răng, môi khô nứt nẻ, đầu cổ gáy cứng.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Cứu 3 liều.
Sách Minh đường: Châm 5 phân.
21. Ty trúc không (Mục liêu)
+Vị trí:
Huyệt ở chỗ lõm sau đuôi chân lông mày.
Là nơi kinh mạch của Thủ, Túc Thiếu dương (Tam tiêu, Đởm) đi ra.
+ Chủ trị:
Chữa hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, sợ gió lạnh, mắt trực thị, lông quặm, phát cuồng.
+ Cách châm cứu:
Sách Tố vấn: Châm 3 phân, lưu kim 3 hơi thở.
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, lưu kim 3 hơi thở. Nên tả, không nên bổ.
Cấm cứu.
22. Hòa liêu
+Vị trí:
Huyệt ỏ trước lỗ tai, dưới chùm tóc mai, trong mạch máu ngang.
Là hội huyệt của kinh Thủ, Túc Thiếu dương và Thủ Thái dương (Tam tiêu, Đởm, Tiểu trường).
+ Chủ trị:
Chữa đầu nặng đau, hàm răng sưng đau, tai chảy nước hoặc mủ, tỵ di, ung độc, mắt mờ, méo miệng liệt mặt.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 7 phân, cứu 3 liều.
23. Nhĩ mồn
+Vị trí:
Huyệt ở chỗ thịt nổi trước lỗ tai, ngay chỗ lõm.
+ Chủ trị:
Chữa tai ù, tai chảy mủ, nặng tai nghe không rõ, răng sâu.
+ Cách châm cứu:
Sách Đồng nhân: Châm 3 phân, lưu kim 3 hơi thở, cứu 3 liều.
Sách Hạ kinh: Cấm cứu.
Liên hệ tư vấn chữa bệnh
Bạn có thể gọi đến số 18006834 (miễn cước gọi) để được bác sĩ tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn tư vấn chi tiết về bệnh và cách điều trị.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » Hình ảnh Kinh Tam Tiêu
-
Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu ( PE) - Health Việt Nam
-
Kinh Tam Tiêu - Điều Trị Đau Clinic
-
CÁC KINH HUYỆT CHÍNH: Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu
-
Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền
-
CÁC HUYỆT CỦA THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH
-
Tam Tiêu Không Thông Gây Nhiều Bệnh
-
Chức Năng Sinh Lý Tạng Tâm (tâm Bào, Phủ Tiểu Trường, Phủ Tam Tiêu)
-
Kinh Biệt Và Cách Vận Dụng Châm Cứu
-
Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu - Drugs Of Canada
-
Kinh (Đông Y) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Cương Kinh Lạc - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Đại Cương Về Kinh Lạc ( Phần 1) - VUTM
-
Tổng Quan Về Bệnh Lý Hệ Thần Kinh Ngoại Vi - Cẩm Nang MSD