Kinh Tuyến Là Gì? Những điều Bạn Chưa Biết Về Kinh Tuyến Và Vĩ Tuyến

Kinh tuyến, vĩ tuyến là những khái niệm cơ bản trong Địa lý. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu kinh tuyến là gì? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tóm tắt

  • 1 Các khái niệm liên quan đến kinh tuyến, vĩ tuyến
    • 1.1 Kinh độ là gì?
    • 1.2 Kinh tuyến là gì?
    • 1.3 Vĩ độ là gì?
    • 1.4 Vĩ tuyến là gì?
  • 2 Cách xác định kinh tuyến vĩ tuyến trên bản đồ

Các khái niệm liên quan đến kinh tuyến, vĩ tuyến

Kinh độ là gì?

Kinh độ là các đường thẳng nằm dọc theo hướng Đông – Tây trên bề mặt Trái Đất. Một đường kinh độ tương ứng với một kinh tuyến.

Kinh độ tương ứng với kinh tuyến
Kinh độ tương ứng với kinh tuyến

Kinh tuyến là gì?

Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền Địa cực, theo hướng Bắc – Nam và vuông góc với đường xích đạo. Đường kinh tuyến dài khoảng 20.000 km.

Trong đó, kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich (London – Anh). Mặt phẳng của kinh tuyến 0° và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành hai nửa Bán cầu Đông và Bán cầu Tây.

Kinh tuyến của Trái Đất
Kinh tuyến của Trái Đất

Tham khảo: An toàn lao động là gì? Các quy định và thông tin cần biết

Các loại kinh tuyến:

  • Kinh tuyến từ là kinh tuyến nối liền các cực từ.
  • Kinh tuyến địa lý là kinh tuyến nối liền các Địa cực. Còn kinh tuyến địa từ là giao tuyến giữa bề mặt Trái Đất và mặt phẳng đi qua đường thẳng nối các cực từ Bắc và Nam.
  • Kinh tuyến họa đồ là các đường kinh tuyến được vẽ trên bản đồ.

Vĩ độ là gì?

Vĩ độ là các giá trị dùng để xác định vị trí các điểm ở phía Bắc hay phía Nam của xích đạo. Vĩ độ là các đường nằm ngang trên bản đồ, một đường vĩ độ tương ứng với một vĩ tuyến.

Vĩ tuyến là gì?

Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ, theo hướng từ Đông sang Tây trên bề mặt Trái Đất. Vị trí của vĩ tuyến được xác định bằng tạo độ của kinh độ. Điểm giao nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến luôn vuông góc. Đường kính của vĩ tuyến càng nhỏ khi càng gần cực Trái đất.

5 vĩ tuyến đặc biệt dùng để đánh dấu bản đồ Trái Đất là:

  • Vòng Bắc Cực (66° 33′ 38″ vĩ Bắc)
  • Hạ chí tuyến (23° 26′ 22″ vĩ Bắc)
  • Xích đạo (0° vĩ bắc)
  • Đông chí tuyến (23° 26′ 22″ vĩ Nam)
  • Vòng Nam Cực (66° 33′ 38″ vĩ Nam)

Đường Hạ chí tuyến và Đông chí tuyến là ranh giới phía Bắc và phía Nam của các vùng đất, nơi ít nhất một lần trong năm thấy được Mặt Trời đi qua đỉnh đầu. Vòng cực Bắc và vòng cực Nam là ranh giới của các vùng đất, nơi thấy được Mặt Trời ít nhất một ngày trong suốt mùa hè.

Vĩ tuyến của Trái Đất
Vĩ tuyến của Trái Đất

Một số vĩ tuyến được dùng làm biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ:

  • Biên giới giữa Canada và Mỹ nằm trên vĩ tuyến 49° Bắc, ngoại trừ phần giữa Québec và Vermont ở vĩ tuyến 45° Bắc.
  • Vĩ tuyến 38° Bắc phân chia Triều Tiên và Hàn Quốc.
  • Vĩ tuyến 17° Bắc phân chia Việt Nam theo hiệp ước Genève.
  • Vĩ tuyến 60° Nam phân định biên giới châu Nam Cực.

Trái Đất hiện có 181 đường vĩ tuyến (tính cả xích đạo).

Cách xác định kinh tuyến vĩ tuyến trên bản đồ

Khi xem bản đồ hoặc quả địa cầu, bạn sẽ thấy các vạch một ngang dọc có quy luật (đường thẳng hoặc đường cong) trên mặt được gọi là kinh vĩ tuyến. Chúng có tác dụng biểu thị bất cứ vị trí ở khu vực nào trên Trái đất. Đặc biệt quan trọng trong ngành hàng không khi bay qua biển, sa mạc, rừng rậm.

Cách xác định đường kinh tuyến và vĩ tuyến:

Trái Đất chuyển động xung quanh trục là một đường tưởng tượng nối liền hai cực Nam – Bắc và xuyên qua trung tâm Trái Đất. Giả sử, bạn ở trên một nửa trục Trái Đất và tạo một mặt phẳng vuông góc với trục này thì đường giao giữa mặt phẳng này với bề mặt Trái Đất là đường tròn lớn nhất (vòng vĩ tuyến lớn nhất hay còn gọi là xích đạo).

Cách xác định kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu
Cách xác định kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu

Trên bản đồ có rất nhiều đường song song với xích đạo gọi là vĩ tuyến. Ta có xích đạo ở vĩ tuyến 0°, hướng Bắc và Nam là 90°. Đường xích đạo theo hướng Nam gọi là vĩ độ Nam, theo hướng Bắc gọi là vĩ độ Bắc, 90° vĩ độ Bắc là Bắc Cực, 90° vĩ độ Nam là Nam Cực.

Từ Bắc cực tới Nam cực có rất nhiều nửa đường tròn được gọi là kinh tuyến. Năm 1884, Hội nghị kinh độ quốc tế lần thứ nhất đã xác định đường kinh tuyến chạy qua đài thiên văn Calini ở vùng ngoại ô Đông Nam London (Anh) là kinh độ 0° (đường Tý Ngọ) để tính toán kinh độ trên thế giới.

Tính từ đường này, hướng về phía Đông (kinh Đông) và phía Tây (kinh Tây) đều là 180°. Trên bản đồ, đường này được lấy làm chuẩn, để phân chia sự biến đổi ngày tháng quốc tế.

Ví dụ, bạn có thể dễ dàng tìm ra vị trí vĩ độ của thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) là 39°54’ vĩ độ Bắc, 116°9’ kinh độ Đông trên bản đồ.

Trên đây là tổng hợp thông tin thú vị về kinh tuyến, vĩ tuyến. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chinh phục môn Địa lý và biết cách xác định vị trí trên bản đồ, quả địa cầu.

Từ khóa » Trục Ngang Bản đồ Biểu Hiện đường Kinh Tuyến