KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2OKMnO4 ra Cl2Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

KMnO4 HCl đặc: Cân bằng phản ứng oxi hoá khử KMnO4 HCl

  • 1. Phương trình phản ứng oxi hoá khử
    • 2KMnO4 + 16HCl  → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
  • 2. Cân bằng phản ứng oxi hoá khử KMnO4 HCl
  • 3. Cách thực hiện phản ứng KMnO4 và HCl đậm đặc
  • 4. Hiện tượng quan sát được
  • 5. Bài tập vận dụng liên quan

KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O được VnDoc biên soạn là phản ứng oxi hóa khử khi cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl, sản phẩm sinh ra có khí thoát ra.

>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan 

  • Để khử hoàn toàn 200ml dung dịch KMnO4 0,2M
  • Oxi hóa ethylene bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là
  • SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + K2SO4 + H2SO4

1. Phương trình phản ứng oxi hoá khử

2KMnO4 + 16HCl  → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

2. Cân bằng phản ứng oxi hoá khử KMnO4 HCl

Xác định và ghi sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.

K^{+} Mn^{+7}O_{2} ^{-2}  + H^{+}Cl^{-} → K^{+}Cl^{-} + Mn^{+2}Cl_{2}^{-} + Cl_{2}^{0} + H_{2}^{+}O^{-2}\(K^{+} Mn^{+7}O_{2} ^{-2} + H^{+}Cl^{-} → K^{+}Cl^{-} + Mn^{+2}Cl_{2}^{-} + Cl_{2}^{0} + H_{2}^{+}O^{-2}\)Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử.

2Cl- → Cl20 + 2e

Mn+7 + 5e → Mn+2

x5

x2

2Cl- → Cl20 + 2e

Mn+7 + 5e → Mn+2

⇒ 10Cl- + 2Mn+7 → 2Mn+7 + 5Cl20

Dựa vào sơ đồ để hoàn thành phương trình dạng phân tử.

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

3. Cách thực hiện phản ứng KMnO4 và HCl đậm đặc

Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su.

4. Hiện tượng quan sát được

Có khí màu vàng lục thoát ra trong ống nghiệm, chính là Cl2. Vì khí Cl2 thoát ra gây độc chính vì vậy khi làm xong thí nghiệm cần thêm lượng dư dung dịch kiềm để trung hòa lượng HCl dư và tác dụng hết với Cl2 trong bình trước khi đổ ra môi trường

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Người ta thu được khí oxygen bằng cách đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?

A. Khí oxygen nhẹ hơn không khí.

B. Khí oxygen nặng hơn không khí.

C. Khí oxygen dễ trộn lẫn với không khí.

D. Khí oxygen ít tan trong nước.

Xem đáp ánĐáp án B

Cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm

Có 2 phương pháp thu khí oxi trong phòng thí nghiệm:

+ Bằng cách đẩy không khí (vì khí oxygen nặng hơn không khí).

+ Bằng cách đẩy nước (vì khí oxygen ít tan trong nước)

Câu 2. Không dùng cách nào sau đây để điều chế oxygen trong phòng thí nghiệm?

A. Đun nóng KMnO4.

B. Đung nóng KClO3 với xúc tác MnO2.

C. Phân hủy H2O2.

D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Xem đáp ánĐáp án D

Phương trình phản ứng minh họa

2KMnO4 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2KCl + 3O2

H2O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)H2O + O2

Câu 3. Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất:

A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới.

B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới.

C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra.

Xem đáp ánĐáp án C

Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Câu 4. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxygen bằng cách nhiệt phân KClO3 và KMnO4 hoặc KNO3. Vì lí do nào sau đây?

A. Dễ kiếm, rẻ tiền

B. Giàu oxygen và dễ phân hủy ra oxi

C. Phù hợp với thiết bị hiện đại

D. Không độc hại

Xem đáp ánĐáp án B

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxygenbằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3. Vì những chất này giàu oxi và dễ bị phân hủy ra oxygen.

Câu 5. Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4,958 lít O2 (đkc). Dùng chất nào sau đây có khối lượng nhỏ nhất.

A. KMnO4 

B. KClO3

C. KNO3

D. H2O2

Xem đáp ánĐáp án B

nO2 =  4,958 : 24,79 = 0,2 (mol)

Phương trình hóa học

2 KClO3 → 2KCl + 3O2

→ nKClO3 = 2/3 . 0,2 = 2/15 (mol)

2 KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

nO2 = 0,2(mol) => nKMnO4= 2.0,2=0,4(mol)

2 KNO3 → 2 KNO2 + O2

nO2 = 0,2 (mol) => nKNO3 = 0,2.2 = 0,4 (mol)

2 H2O→  2H2 + O2

nO2 = 0,2(mol) => nH2O = 2.0,2 = 0,4 (mol)

Ta có: 2/15 < 0,4

Câu 6. Cho 14,6 gam HCl tác dụng hết với KMnO4, thu được V lít khí Cl2 (đkc). Giá trị của V là

A. 7,437

B. 3,09875

C. 6,1975

D.  2,479

Xem đáp ánĐáp án B

Phương trình phản ứng hóa học

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

⇒ nHCl = 14,6:36,5 = 0,4 (mol)

⇒ nCl2 = 0,4.5/16 = 0,125 mol

V = 0,125 . 24,79 =  3,09875 L

Câu 7. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế chlorine bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 8. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.

B. Na2SO3 khan.

C. CaO.

D. dung dịch NaOH đặc.

Xem đáp ánĐáp án A

Câu 9. Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2):

A. ở điều kiện thường đều là chất khí

B. tác dụng mãnh liệt với nước.

C. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.

Xem đáp ánĐáp án D

Các đơn chất halogen có tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.

Câu 10. Cho Chlorine vào nước, thu được nước clo Nước Chlorine là hỗn hợp gồm các chất:

A. HCl, HClO

B. HClO, Cl2, H2O

C. H2O, HCl, HClO

D. H2O, HCl, HClO, Cl2

Xem đáp ánĐáp án D

Cl2 có phản ứng thuận nghịch với nước:

H2O + Cl2 → HCl + HClO ( Hydrochloric acid và Hypochlorous acid)

Ngoài ra clo tan trong nước theo kiểu vật lí

=> trong nước Chlorine có chứa Cl2, HCl, HClO, H2O.

Câu 11. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là

A. NaNO3, CaCO3, Fe(OH)3

B. KHCO3, AgNO3, CuO

C. FeS, BaSO4, NaOH

D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS

Xem đáp ánĐáp án B

Phương trình phản ứng

HCl + KHCO3 → H2O + CO2 + KCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Câu 12. Nhiệt phân cùng một lượng số mol mỗi chất sau: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào thu được lượng khí oxygen lớn nhất?

A. KMnO4

B. KClO3

C. KNO3

D. H2O2

Xem đáp ánĐáp án B

Giả sử lấy 1 mol mỗi chất

Phương trình hóa học nhiệt phân:

2KMnO4 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

2 mol                                             1 mol

1 mol                               → 0,5 mol

2KClO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2

2 mol                       3 mol

1 mol                   → 1,5 mol

2KNO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2KNO2 + O2

2 mol                       1 mol

1 mol                    → 0,5 mol

2H2O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2H2O + O2

2 mol                       1 mol

1 mol                    → 0,5 mol

=> chất thu được lượng khí oxygen lớn nhất là KClO3

Câu 13. Cho KMnO4 tác dụng với HCl đặc thu được khí A. Dẫn khí thu được vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường và đun nóng. Cho biết hiện tượng xảy ra

A. Mất màu dung dịch thuốc tím, có khí vàng lục thoát ra, sau đó dung dịch không màu

B. Mất màu dung dịch thuốc tím, sau đó dung dịch không màu

C. Mất màu dung dịch thuốc tím, có khí không màu thoát ra, sau đó dung dịch không màu

D. Mất màu dung dịch thuốc tím, có khí vàng lục thoát ra.

Xem đáp ánĐáp án A

KMnO4 tan trong HCl làm mất màu dung dịch thuốc tím đồng thời có khí màu vàng lục thoát ra, tiếp tục sục khí Clo vào KOH ta được dung dịch ko màu.

Phương trình hóa học

2KMnO4 + 16HCl→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ozone có tính oxi hóa mạnh nên được dùng để sát khuẩn nước sinh hoạt, tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.

B. Oxygen và Ozone đều có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của oxygen mạnh hơn Ozone.

C. Fe tác dụng với Cl2 và H2SO4 loãng đều tạo ra muối sắt (II).

D. H2S chỉ có tính oxygen hóa và H2SO4 chỉ có tính khử.

Xem đáp ánĐáp án C

A. Ozone có tính oxi hóa mạnh nên được dùng để sát khuẩn nước sinh hoạt, tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác: Đúng.

B. Oxygen và Ozone đều có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của oxygen mạnh hơn Ozone: Sai. Vì Ozone có tính oxi hóa mạnh hơn oxygen.

C. Fe tác dụng với Cl2 và H2SO4 loãng đều tạo ra muối sắt (II): Sai.

D. H2S chỉ có tính oxi hóa và H2SO4 chỉ có tính khử: Sai. Vì H2S chỉ thể hiện tính khử, H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa.

Câu 15. Nhờ đặc tính nào sau đây mà nước được coi là dung môi tốt để hòa tan các chất:

A. Các liên kết hydrogen luôn bền vững

B. Tính phân cực

C. Các liên kết hyfdrogen luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục

D. Trạng thái lỏng

Xem đáp ánĐáp án C

Nhờ tính phân cực của phân tử mà chúng có thể dễ dàng liên kết các chất tan lại với nhau đồng thời liên kết với chất tan. Đóng vai trò cầu nối giữa các phân tử chất tan.

Câu 16. Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch thuốc tím là

A. Ethylene, acethylene, formaldehyde, Toluene

B.  Acetone , ethylene, Acetaldehyde, cumen

C. Benzene, but-1-ene, Formic acid, p – xylene

D. Xiclobutan, but-1-yne, m-xylene, acetic Acid

Xem đáp ánĐáp án A 

Ethylene, acethylene, formaldehyde, Toluene

Phương trình phản ứng hóa học

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

3C2H2 + 8KMnO4 + 4H2O → 3(COOH)2 + 8MnO2 + 8KOH

2KMnO4 + 3HCHO + H2O → 3HCOOH + 2KOH + 2MnO2

C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O

Câu 17. Cho các phát biểu sau:

(a) Alkane có phản ứng cộng Cl2.

(b) Benzene không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.

(c) Toluene làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

(d) Benzene và Naphthalene đều là dung môi hữu cơ thông dụng.

(e)  Acetic Acid  hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

(g) acethylene có phản ứng tráng bạc.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Xem đáp ánĐáp án B

(a) sai vì alkane không có phản ứng cộng với Cl2.

(b) đúng vì benzene không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.

(c) đúng.

(d) sai.  Naphthalene không phải là dung môi hữu cơ thông dụng.

(e) đúng.

(g) sai.

Câu 18. Cho các nhận định sau

(a) Nhận biết Khí CH4 và C2H4 người ta sử dụng hóa chất nào dưới đây dung dịch bromine.

(b) Thành phần chính của cồn 750 mà trong y tế thường dùng để sát trùng là metanol.

(c) Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn, có thể thay thế C2H2 bằng C2H4.

(d) Polyethylene được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

(e) Thủy phân hoàn toàn but-3-enoic acid bằng NaOH thu được Sodium acetate và Acetaldehyde

Số phát biểu sai là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Xem đáp ánĐáp án B

(b) sai vì Thành phần chính của cồn 750 mà trong y tế thường dùng để sát trùng là  Ethanol

(d) Sai vì: Polyethylene được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

=> có 2 phát biểu sai

Câu 19. A là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của acid và kiềm. Khi nấu chảy A với NaOH trong không khí thu được chất B có màu vàng dễ tan trong nước. B tác dụng với acid chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A. Chất C oxi hóa HCl thành khí D. Chọn phát biểu sai:

A. A là Cr2O3

B. B là Na2CrO4

C. C là Na2Cr2O7

D. D là khí H2

Xem đáp ánĐáp án D

A là Cr2O3 không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm.

B có màu vàng => B là muối cromat Na2CrO4

C là muối đicromat Na2Cr2O7 có màu da cam

Khí D là sản phẩm phản ứng oxi hóa khử => D là Cl2

Phát biểu sai là D

....................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: 

  • Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 22: Clo
  • Bài tập chương Halogen: Clo và hợp chất của clo
  • Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O
  • Cl2 + Ca(OH)2 → Ca(OCl)2 + CaCl2 + H2O
  • Cl2 + KOH đặc nóng → KCl + KClO3 + H2O
  • K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O
  • NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + NH3 + H2O
  • NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl

Từ khóa » Trong Phương Trình Phản ứng Hcl + Kmno4