[KNTT] Giải SBT Tin Học 6 Bài 9: An Toàn Thông Tin Trên Internet

Câu 9.1. Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

A. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn.

B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ.

C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết.

D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.

Trả lời

Chọn đáp án C

Không cho bất cử ai biết mật khẩu của em vì họ có thể dùng mật khẩu đó truy cập vào tài khoản của em và làm những việc không đúng. Để giữ cho mật khẩu được an toàn, tránh bị tin tặc đánh cắp thì em nên đặt mật khẩu khó đoán, thường xuyên thay đổi mật khẩu và tạo mật khẩu riêng cho mỗi tài khoản.

Câu 9.2. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.

B. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.

C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.

D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.

Trả lời

Chọn đáp án D

Tài khoản trên mạng của một người được coi là định danh của người đó trên mạng. Nếu em cho người khác mượn tài khoản mà họ dùng để làm những việc không đúng pháp luật thì em là người bị ảnh hưởng. Vì vậy, tuyệt đối không cho ai mượn tài khoản của mình.

Câu 9.3. Đúng ghi Đ, sai ghi s vào ô thích hợp của bảng sau:

Tình huống

Đúng (Đ)/ Sai (S)

a) Khi đang truy cập trang web của một công ty hoặc tổ chức, em nhận được yêu cầu nhập số điện thoại và địa chỉ để có thể tham gia một cuộc thi nhận thường dành cho học sinh THCS. Em đã nhập ngay yêu cầu đó.

 

b) Em có một người bạn quen trên mạng và thườngxuyên nói chuyện với nhau trên mạng. Bạn ấy xin số điện thoại và địa chỉ của em để có thể gặp nhau nói chuyện trực tiếp. Em đã từ chối yêu cầu của bạn.

 

c) Em đang sử dụng máy tính để truy cập Internet ở nhà thì nhận được tin nhắn trên mạng từ nhà cung cấp dịch vụ Internet là đường truyền có sự cố, yêu cầu nhập lại mật khẩu để tiếp tục sử dụng. Em đă nhập lại mật khẩu.

 

Trả lời

Ta điền như sau:

Tình huống

Đúng (Đ)/ Sai (S)

a) Khi đang truy cập trang web của một công ty hoặc tổ chức, em nhận được yêu cầu nhập số điện thoại và địa chỉ để có thể tham gia một cuộc thi nhận thường dành cho học sinh THCS. Em đã nhập ngay yêu cầu đó.

 S

b) Em có một người bạn quen trên mạng và thường xuyên nói chuyện với nhau trên mạng. Bạn ấy xin số điện thoại và địa chỉ của em để có thể gặp nhau nói chuyện trực tiếp. Em đã từ chối yêu cầu của bạn.

 Đ

c) Em đang sử dụng máy tính để truy cập Internet ở nhà thì nhận được tin nhắn trên mạng từ nhà cung cấp dịch vụ Internet là đường truyền có sự cố, yêu cầu nhập lại mật khẩu để tiếp tục sử dụng. Em đă nhập lại mật khẩu.

 S

Câu 9.4. Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.

B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.

C. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thi kết bạn, không phải thì thôi.

D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.

Trả lời

Chọn đáp án D

Em không nên chấp nhận kết bạn với một người lạ trên mạng, cũng không nên nhắn tin hay vào Facebook tìm hiểu thêm thông tin vì nếu như họ cố tình có ý đồ xấu thì họ sẽ có nhiều cách để cung cấp thông tin không đúng khiến em tin tưởng họ. Điều tốt nhất nên làm trong trường hợp này là bỏ qua tin nhắn. Nếu có bất cứ băn khoăn gì cần tim hiểu thêm thi em nên nói chuyện với cha mẹ, thầy cô giáo.

Câu 9.5. Em nên sử dụng webcam khi nào?

A. Không bao giờ sử dụng webcam.

B.  Khi nói chuyện với nhũ’ng người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,...

C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.

D. Khi nói chuyện với bất kì ai.

Trả lời

Chọn đáp án B

Webcam là một thiết bị hiện đại giúp người sử dụng có thể nhìn thấy người mình đang nói chuyện qua mạng. Em chì nên dùng khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực, không nên dùng khi nói chuyện với người lạ vì họ có thể nhìn thấy mặt em, nhìn thấy nơi em đang ngồi sử dụng mạng,... Những hình ảnh đó có thể bị họ dùng cho các mục đích xấu.

Câu 9.6. Lời khuyên nào sa/ khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính của mình?

A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đinh kèm thư từ những người không quen biết.

B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tinh, thư điện tử.

C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.

D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

Trả lời

Chọn đáp án C

- Tin tặc và những người có mục đích xấu thường xuyên phát tán và gửi thư điện tử có đính kèm các đoạn mã độc và virus để nhằm xâm nhập vào máy tính của người sử dụng.

- Sau khi sử dụng hộp thư điện tử/máy tính thì em nên đăng xuất để không bị người khác sử dụng hộp thư, máy tinh của mình.

- Máy tinh khi mới mua về không có các thiết bị bảo vệ khỏi virus. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ an toàn thông tin máy tính của mình bằng cách thực hiện tốt các khuyến cáo và cài đặt phần mềm bảo vệ máy tinh khỏi virus. Do virus liên tục được tạo ra nên chúng ta cần thường xuyên cập nhật các phần mềm bảo vệ.

Câu 9.7. Đúng ghi Đ, sai ghi s vào ô thích hợp của bảng sau:

Tình huống

Đúng (Đ)/ Sai (S)

a) Em đọc được một số thông tin giật gân trong một trang web, em đăng lại thông tin đó trên trang Facebook cá nhân của mình để tất cả mọi người cùng xem.

 

b) Em được bạn gửi cho một số bức ảnh có nội dung bạo lực. Em đã gửi cho các bạn khác để cùng nhau xem.

 

Trả lời

Ta điền như sau:

Tình huống

Đúng (Đ)/ Sai (S)

a) Em đọc được một số thông tin giật gân trong một trang web, em đăng lại thông tin đó trên trang Facebook cá nhân của mình để tất cả mọi người cùng xem.

 S

b) Em được bạn gửi cho một số bức ảnh có nội dung bạo lực. Em đã gửi cho các bạn khác để cùng nhau xem.

 S

Câu 9.8. Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú", “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,... từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?

A. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.

B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự.

C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.

D. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.

Trả lời

Chọn đáp án D

Hành động của người đó không đơn giản chỉ là trêu chọc mà hành động đó có thể coi là quấy rối tinh thần khiến em buồn, suy nghĩ, chán nản,... ảnh hưởng đến tâm lí. Tuỳ theo hành vi vi phạm và mức độ nguy hiểm mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính và truy cửu trách nhiệm hình sự.

Em không nên tự đi gặp vì họ có thể gây nguy hiểm cho em. Cách tốt và an toàn nhất là nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để người lớn giúp em giải quyết sự việc.

Câu 9.9. Em truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.

B. Chia sẻ cho bạn bè để doạ các bạn.

C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.

D. Mở video đó và xem.

Trả lời

Chọn đáp án C

Các nội dung bạo lực bị cấm trên mạng và những người đưa các nội dung này lên mạng hay phát tán nó đều phải chịu trách nhiệm tuỳ theo mức độ. Em không nên chia sẻ vì sẽ làm ảnh hưởng đến các bạn và có thể em còn bị quy trách nhiệm phát tán nội dung cấm. Cách tốt nhất khi gặp trường hợp này thông báo cho người lớn biết để người lớn có phương án xử lí.

Câu 9.10. Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?

A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.

B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chì để bạn bè đọc được.

C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.

D. Bỏ qua không để ý vỉ thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.

Trả lời

Chọn đáp án D

Không nên xâm phạm và phát tán các thông tin riêng tư của người khác. Thông tin riêng tư của mỗi người được pháp luật bảo vệ. Nếu xâm phạm và phát tán thông tin riêngtưhay phát tánthông tin không đúng về người khác thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu 9.11. Trong một buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay một đoạn phim về em và nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi người xem. Em không thích hình ảnh của mình bị đưa lên mạng, em có thể làm gì để ngăn cản việc đó?

A. Không làm được gì, đoạn phim là của chú ấy quay và chú ấy có quyền sử dụng.

B. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú ấy xoá.

C. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú ấy xoá ngay đoạn phim trong máy quay.

D. Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói với chú ấy không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại mỗi khi họp gia đình.

Trả lời

Chọn đáp án D

Một nội dung khi đã đưa lên mạng thì nó sẽ mãi mãi tồn tại trên mạng bằng nhiều cách, cho dù sau đó xoá đi. Hình ảnh của em là thông tin cá nhân, em có quyền yêu cầu tôn trọng. Vì vậy, nếu chỉ là đoạn phim họp gia đình vui vẻ em có thể nói với bố mẹ để bố mẹ nói với người họ hàng không đưa lên mạng, chỉ để mọi người trong phạm vi gia đình xem. Nếu đoạn phim có những hình ảnh mà em không thích em có thể yêu cầu xoá nhưng cũng không nên tức giận và có những hành động thiếu tôn trọng người lớn.

Câu 9.12. Theo em thế nào là nghiện chơi game trên mạng? Nghiện chơi game sẽ gây ra tác hại như thế nào đối với học sinh? Em hãy quan sát các bạn trong lớp, trong trường và tìm thêm thông tin trên Internet, trên báo, trên ti vi để biết thêm về tình trạng nghiện game trên mạng.

Trả lời

- Nghiện game là tỉnh trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Hiện nay, số lượng học sinh nghiện game càng ngày càng gia tăng và đang là một vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Đã có rất nhiều hậu quả đau lòng xảy ra cũng chỉ vỉ nghiện game.

Các em không điều khiển được bản thân thoát khỏi game (chơi ở bất cứ đâu, chơi bất kể lúc nào, không quan tâm gì đến xung quanh, coi việc chơi game quan trọng hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống, bất chấp mọi hậu quả).

- Chơi game nhiều hay nghiện game ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ tâm thần của người chơi, nhất là khi các em còn là học sinh, tinh thần, thể chất chưa phát triển toàn diện nên ảnh hưởng càng nghiêm trọng. Một số tác hại

có thể dễ dàng nhìn thấy như: Rối loạn giấc ngủ, đau đầu; Luôn cảm thấy mệt mỏi do ngồi chơi game kéo dài và liên tục; Buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; Mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng; Dễ cảm thấy bực dọc, cáu gắt, dễ gây gỗ dù chỉ là những chuyện rất nhỏ; Có xu hướng chống đối với bạn bè, người thân; cảm giác vô dụng, người thừa hoặc là người có lỗi; xu hướng muốn bạo lực hoặc tự sát; chán ăn, ăn ít.

Câu 9.13. Minh thấy rằng gần đây máy tính của bạn ấy chạy chậm hơn. Bạn ấy nghi ngờ rằng có điều gì đó không ổn với máy tính của mình. Khi mở trình duyệt web trên máy tính, bạn ấy nhận ra rằng có các thành phần bổ sung trong trình duyệt của mình. Điều gì có thể đã xảy ra và bạn ấy nên làm gỉ?

Trả lời

Máy tính của Minh có thể bị nhiễm virus, Minh cần nhờ người lớn cài đặt và chạy chương trình diệt virus trên máy tính.

Câu 9.14. Theo em mỗi ngày một học sinh cấp Trung học cơ sở nên truy cập Internet trong thời gian bao lâu?

Trả lời

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian truy cập mạng Internet ngày càng nhiều chúng ta càng ít chú tâm đến việc hoàn thành bài tập ở nhà và càng bị ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập trên lớp.

Với học sinh cấp Trung học cơ sở, việc học tập, vui chơi, luyện tập thể dục thể thao để phát triển sức khoẻ tinh thần và thể chất là rất quan trọng. Vì vậy, càng dành ít thời gian sử dụng Internet càng tốt

Từ khóa » Em Lên Sử Dụng Webcam Khi Nào