Kotlin Cơ Bản Cho Android | Khoá đào Tạo

Thận trọng: Khoá học này đã lỗi thời và không được duy trì nữa. Thay vào đó, vui lòng tham khảo khoá học Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose để biết các phương pháp mới nhất được đề xuất. Nếu đang tìm nội dung về Khung hiển thị, bạn có thể xem khoá học Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Kotlin.

Khoá học Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Kotlin do Nhóm đào tạo nhà phát triển của Google xây dựng. Trong khoá học này, bạn sẽ tìm hiểu các khái niệm lập trình Kotlin cho Android và xây dựng nhiều ứng dụng.

Bài 1: Xây dựng ứng dụng đầu tiên của bạn

Bài 1 hướng dẫn bạn cách thiết lập Android Studio để sử dụng Kotlin cũng như cách xây dựng ứng dụng. Bạn bắt đầu bằng ứng dụng "Hello World" ("Xin chào thế giới") rồi chuyển sang một ứng dụng sử dụng tệp hình ảnh và trình xử lý lượt nhấp. Bạn sẽ tìm hiểu cấu trúc dự án Android, cách sử dụng và sửa đổi thành phần hiển thị trong ứng dụng Kotlin dành cho Android, cũng như cách đảm bảo ứng dụng có khả năng tương thích ngược. Bạn cũng tìm hiểu về các cấp độ API và thư viện Android Jetpack.

Để biết nội dung cập nhật về cách xây dựng ứng dụng Android đầu tiên của bạn, vui lòng truy cập vào Học phần 1: Ứng dụng Android đầu tiên của bạn trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose.

Bài 2: Bố cục

Trong Bài 2, bạn sẽ tìm hiểu cách sử dụng Layout Editor trong Android Studio để tạo bố cục tuyến tính và bố cục ràng buộc. Bạn sẽ tạo các ứng dụng nhận và hiển thị dữ liệu hoạt động đầu vào của người dùng cũng như thay đổi chế độ hiển thị và màu của khung hiển thị. Bài này cũng hướng dẫn bạn cách sử dụng liên kết dữ liệu để loại bỏ các lệnh gọi không hiệu quả đến phương thức findViewById().

Để biết nội dung cập nhật về Bố cục, vui lòng truy cập vào Học phần 1: Ứng dụng Android đầu tiên của bạn trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose và Học phần 2: Xây dựng giao diện người dùng của ứng dụng trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose.

Bài 3: Điều hướng

Trong Bài 3, bạn sẽ tìm hiểu cách tạo hệ thống điều hướng hữu ích trong ứng dụng. Bạn tạo một mảnh rồi thêm mảnh đó vào một ứng dụng, sau đó thêm thành phần điều hướng vào ứng dụng bằng cách sử dụng biểu đồ điều hướng Android Studio. Bạn sẽ thêm một ngăn điều hướng và một trình đơn tuỳ chọn vào ứng dụng rồi xử lý ngăn xếp lui của ứng dụng, thay đổi đích đến của nút Quay lại của hệ thống. Cuối cùng, bạn sẽ tìm hiểu cách gọi một hoạt động bên ngoài từ bên trong ứng dụng.

Để biết nội dung cập nhật về Điều hướng, vui lòng truy cập vào Học phần 4: Điều hướng và cấu trúc ứng dụng trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose.

Bài 4: Vòng đời của hoạt động và mảnh

Trong Bài 4, bạn sẽ tìm hiểu về vòng đời của hoạt động và mảnh, đồng thời tìm hiểu cách quản lý các tình huống phức tạp liên quan đến vòng đời. Bạn sẽ xử lý một ứng dụng khởi động có chứa một số lỗi liên quan đến vòng đời Android. Bạn sẽ thêm nhật ký vào ứng dụng để hiểu rõ hơn về các sự kiện trong vòng đời của ứng dụng, đồng thời sửa các lỗi có trong ứng dụng và thêm một số tính năng nâng cao vào ứng dụng. Bạn cũng sẽ tìm hiểu về thư viện vòng đời của Android Jetpack. Thư viện này có thể giúp bạn quản lý các sự kiện trong vòng đời nhờ mã hợp lý và dễ duy trì hơn.

Để biết nội dung cập nhật về Vòng đời hoạt động, vui lòng truy cập vào Lộ trình 1: Thành phần kiến trúc của Học phần 4 trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose. Để biết nội dung cập nhật về vòng đời của mảnh bằng giao diện người dùng dựa trên Khung hiển thị, vui lòng truy cập vào Lộ trình 1: Di chuyển giữa các màn hình của Học phần 3 trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Kotlin

Bài 5: Thành phần kiến trúc

Bài 5 hướng dẫn bạn cách sử dụng các đối tượng ViewModel và LiveData. Bạn sẽ tìm hiểu cách sử dụng các đối tượng ViewModel để cho phép dữ liệu tiếp tục có tác dụng khi có thay đổi về cấu hình, chẳng hạn như xoay màn hình. Bạn sẽ chuyển đổi dữ liệu giao diện người dùng của một ứng dụng thành LiveData được đóng gói rồi thêm những phương thức quan sát được thông báo khi giá trị trong LiveData thay đổi. Bạn cũng sẽ tích hợp LiveData và ViewModel với hoạt động liên kết dữ liệu để các thành phần hiển thị trong bố cục giao tiếp trực tiếp với các đối tượng ViewModel mà không cần sử dụng các mảnh của ứng dụng để chuyển tiếp thông tin. Kỹ thuật này giúp đơn giản hoá mã và bạn không cần phải có trình xử lý lượt nhấp trong trình điều khiển giao diện người dùng.

Để biết nội dung cập nhật về Thành phần kiến trúc, vui lòng truy cập vào Lộ trình 1: Thành phần kiến trúc của Học phần 4 trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose.

Bài 6: Coroutine và cơ sở dữ liệu Room

Bài 6 hướng dẫn bạn cách sử dụng thư viện cơ sở dữ liệu Room. Room đảm nhiệm nhiều việc thiết lập và định cấu hình cơ sở dữ liệu, đồng thời đơn giản hoá việc mã hoá để tương tác với cơ sở dữ liệu. Bạn sẽ tìm hiểu cách sử dụng coroutine Kotlin để di chuyển hoạt động của cơ sở dữ liệu ra khỏi luồng chính. Bạn cũng sẽ tìm hiểu thêm về cách sử dụng ViewModel và LiveData trong việc điều hướng trong ứng dụng.

Để biết nội dung cập nhật về Room, vui lòng truy cập vào Lộ trình 2: Dùng Room để lưu trữ dữ liệu một cách cố định của Học phần 6 trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose. Để biết nội dung cập nhật về coroutine, vui lòng truy cập vào Lộ trình 1: Lấy dữ liệu trên Internet của Học phần 5 trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose.

Bài 7: RecyclerView

Bài 7 hướng dẫn bạn cách sử dụng RecyclerView để hiển thị danh sách và lưới các mục một cách hiệu quả. Đối với danh sách và lưới phức tạp, bạn sẽ tìm hiểu cách nâng cao hiệu quả của RecyclerView cũng như giúp mã của bạn dễ duy trì và mở rộng hơn. Bạn sẽ tìm hiểu cách làm cho các mục trong RecyclerView có thể nhấp vào. Bạn cũng sẽ tìm hiểu cách thêm nhiều thành phần giữ khung hiển thị và bố cục vào danh sách và lưới trong một RecyclerView, chẳng hạn như để thêm tiêu đề vào ứng dụng.

Để biết nội dung cập nhật về danh sách, vui lòng truy cập vào Học phần 3: Hiển thị danh sách và sử dụng Material Design trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose.

Bài 8: Kết nối Internet

Bài 8 hướng dẫn bạn cách sử dụng các thư viện do cộng đồng phát triển để kết nối với dịch vụ web nhằm truy xuất và hiển thị dữ liệu. Bạn sẽ tìm hiểu cách xử lý các lỗi mạng có thể xảy ra và sử dụng thư viện Glide để tải và hiển thị ảnh lấy từ Internet. Bạn cũng sẽ xây dựng một RecyclerView rồi dùng RecyclerView đó để hiển thị một lưới hình ảnh.

Để biết nội dung cập nhật về việc kết nối Internet, vui lòng truy cập vào Học phần 5: Kết nối Internet trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose.

Bài 9: Kho lưu trữ

Bài 9 hướng dẫn bạn cách thêm một kho lưu trữ để trừu tượng hoá lớp dữ liệu và cung cấp một API không có lỗi cho phần còn lại trong ứng dụng Kotlin Android của bạn. Bạn cũng sẽ tìm hiểu cách sử dụng WorkManager để lên lịch các nhiệm vụ ở chế độ nền theo cách hiệu quả và được tối ưu hoá.

Để biết nội dung cập nhật về Kho lưu trữ, vui lòng truy cập vào Học phần 5: Kết nối Internet trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose.

Bài 10: Thiết kế cho mọi người

Bài này trình bày thông tin cơ bản về việc thiết kế ứng dụng Android. Bài này giới thiệu các chủ đề và phong cách, Material Design và cách làm cho ứng dụng dễ tiếp cận hơn cho mọi người.

Để biết nội dung cập nhật về thiết kế ứng dụng Android, vui lòng truy cập vào Lộ trình 3: Xây dựng các ứng dụng đẹp mắt của Học phần 3 trong phần Kiến thức cơ bản về cách tạo ứng dụng Android bằng Compose.

Từ khóa » Học Lập Trình Kotlin Miễn Phí