KOVA CT11A – Chất Chống Thấm Tường, Sàn Bê Tông Hiệu Quả Cao

Nội Dung Chính

  • Quy trình thi công chống thấm tường, sàn bê tông bằng CT11A
  • Thông tin chi tiết sản phẩm Kova CT-11A
  • Một số câu hỏi thường gặp
    • Câu 1: Trộn CT-11A thấy bị vón cục?
    • Câu 2: Có nên thi công phủ CT-11A lúc trời đang nắng to, nắng gắt?
    • Câu 3: Phủ CT-11A lên thì thấy nứt bề mặt?
    • Câu 4: Sau khi quét các lớp CT-11A xong thì bao lâu mới được chát vữa, lát gạch?
    • Câu 5: Chống thấm cho sân thượng như thế nào?
    • Câu 6: Khi trộn xi măng với nước thì nên dùng xi măng trắng hay là xi măng đen, tại sao?
    • Câu 7: Đối với sàn tầng trệt lót gỗ, hoặc sàn tầng trệt có độ ẩm cao thì chống thấm như thế nào?
    • Câu 8: Trường hợp quên không pha xi măng và pha nhiều xi măng thì xử lý như thế nào?
    • Câu 9: Nếu bề mặt bê tông có những vết nứt thì cần chống thấm thế nào?
Google+0Facebook0Twitter0LinkedIn0Pinterest0

Sơn chống thấm Kova CT11A có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước, thường được sử dụng phổ biến cho các công trình như tường, sàn mái bê tông, bể nước, bể bơi…

KOVA CT11A

CT-11A chuyên dùng để thi công chống thấm tường – sàn bê tông

Được biết đến là một giải pháp mang lại hiệu quả cao trong việc chống thấm vết nứt sàn bê tông, chất chống thấm CT-11A có dạng lỏng sẽ thấm sâu vào bên trong vết nứt rồi đóng rắn chặt lại, bít hết các lỗ trống bằng những gốc kỵ nước, tạo thành một lớp ngăn không cho nước thấm qua.

Sơn KOVA CT11A

Dùng Kova CT11A chống thấm vết nứt sàn bê tông mang lại độ bền cao

Một ưu điểm nữa mà khiến người dùng lựa chọn Kova CT-11A  mà không lựa chọn các vật liệu chống thấm khác đó là việc thi công rất dễ dàng và nhanh chóng ngay cả trên các bề mặt có kết cấu phức tạp, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Quy trình thi công chống thấm tường, sàn bê tông bằng CT11A

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống thấm, đảm bảo không còn rêu, mốc, loại bỏ các lớp vữa xi măng đã bị phong hóa.

Đối với tường hoặc sàn bê tông mới thì cần để ít nhất là 21 ngày cho kết cấu xi măng được ổn định.

Để hiệu quả nhất, bạn nên làm ẩm bề mặt trước khi thi công.

Bước 2: Tiến hành trộn xi măng(Pooc-lăng mác từ 400 trở lên) với nước theo tỉ lệ sau: 1kg xi măng : 0,5 lít nước.

Bước 3: Lấy hỗn hợp trên trộn đều với 1kg chất CT-11A Plus Sàn (Nhớ trộn cho đều nhé)

Bước 4: Bắt đầu phủ từng lớp chống thấm CT-11A vào bằng chổi cọ hoặc rulo. Phủ từ 2 -3 lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 6 – 8 giờ. Sau khi phủ đến lớp cuối cùng, cần để bề mặt khô trong vòng 4 gày. Sau đó mới tiến hành cán vữa, lót gạch hoặc quét sơn chống nóng sàn mái.

Lưu ý: Nếu bề mặt sàn bê tông có vết nứt thì cần dùng thêm chất chống thấm co giãn CT-14.

Khi đã trộn CT-11A rồi thì nên thi công luôn vì sau khoảng 1 giờ, sản phẩm sẽ bị đông cứng.

Vậy là chỉ với 4 bước đơn giản là bạn đã chống thấm xong.

Chống thấm KOVA CT11A

Thông tin chi tiết sản phẩm Kova CT-11A

Sản xuất KOVA
Đóng gói Thùng 20kg
Thành phần Acrylonitrile và Alkylsiloxan
Áp dụng Bề mặt bê tông, nền xi măng
Ưu điểm
  • Bám dính rất tốt
  • Chịu được nước mặn, chịu mài mòn và kháng kiềm cao
  • Có độ bền cao, đã thử nghiệm với những tòa nhà cao tầng cho độ bền trên 15 năm mà vẫn không sao.
  • Không ô nhiễm môi trường, không chứa chì, thủy ngân, an toàn cho người sử dụng.
Định mức 2.0 – 2.5m2/kg, tùy từng bề mặt
Số lớp phủ Tùy từng yêu cầu
Màu Trắng xám

Bạn có thể xem chi tiết file PDF về chất chống thấm CT-11A tại đây

Một số câu hỏi thường gặp

Sơn chống thấm Kova CT11A

Câu 1: Trộn CT-11A thấy bị vón cục?

Đó là do trong lúc pha trộn, bạn pha xi măng với CT-11A luôn. Bạn phải pha Xi măng với nước, sau đó lấy hỗn hợp này pha với CT-11A thì sẽ không bị vón cục.

Câu 2: Có nên thi công phủ CT-11A lúc trời đang nắng to, nắng gắt?

Thi công lúc trời nắng to cũng được, không sao cả. Nhưng để cho hiệu quả chống thấm cao nhất và có độ bền cao, bạn nên làm ẩm bề mặt nền bê tông, hoặc tưới nước lên tường đứng cho ẩm rồi tiến hành thi công phủ các lớp CT-11A.

Câu 3: Phủ CT-11A lên thì thấy nứt bề mặt?

Là vì phủ 2 lớp CT-11A cách gần nhau quá, lớp thứ nhất cho khô hẳn đã phủ luôn lớp thứ 2. Hoặc là do phủ lớp CT-11A dày quá.

Nên dùng rulo để quét cho tường đứng, dùng chổi cọ để quét cho sàn bê tông.

Câu 4: Sau khi quét các lớp CT-11A xong thì bao lâu mới được chát vữa, lát gạch?

Lớp CT-11A có thời gian đông cứng tối đa là 7 ngày. Vì thế khi phủ CT-11A xong, nên chờ từ 5 – 7 ngày. Sau đó mới tiến hành chát vữa, lát gạch …

Câu 5: Chống thấm cho sân thượng như thế nào?

Làm sạch bề mặt, dùng chổi cọ quét 2- 3 lớp CT-11A, sau đó chờ 5 – 7 ngày thì tô hồ, lát gạch, quét sơn chống nóng….

Ban công cũng làm tương tự như sân thượng.

Câu 6: Khi trộn xi măng với nước thì nên dùng xi măng trắng hay là xi măng đen, tại sao?

Nên chọn Xi măng đen nhé, vì xi măng trắng mac thấp và cũng dễ bị làm giả. Hơn nữa, xi măng trắng thường bán chậm, để lâu sẽ dễ bị chết.

Câu 7: Đối với sàn tầng trệt lót gỗ, hoặc sàn tầng trệt có độ ẩm cao thì chống thấm như thế nào?

Đầu tiên, quét chống thấm 2 lớp cho sàn, sau đó quét chân len tường cao 20cm rồi lót sàn.

Chống thấm CT11A

Câu 8: Trường hợp quên không pha xi măng và pha nhiều xi măng thì xử lý như thế nào?

Nếu không pha xi măng hoặc pha thiếu xi măng: Màng sơn sẽ không khô và dính rịn rịn. Lúc này dùng súng bắn nước để bắn cho sạch chứ tuyệt đối không được phủ lớp sơn lên.

Nếu pha nhiều xi măng: Sẽ bị rạn chân chim, lúc nay bạn giải quyết bằng cách quét một lớp CT11B.

Câu 9: Nếu bề mặt bê tông có những vết nứt thì cần chống thấm thế nào?

Nếu là các vết nứt nhỏ, bé thì quét 1 lớp CT-18(co giãn 160%) trước. Sau đó quét 2 -3 lớp CT-11A.

Nếu là các vết nứt lớn thì quét 1 lớp CT-14(co giãn 200%). Sau đó quét 2- 3 lớp CT-11A.

3.5 / 5 ( 2 bình chọn )

Từ khóa » Bột Chống Thấm Kova