KT3 Là Gì? Thủ Tục Làm KT3 Gồm Những Gì Và Những Giải đáp Thắc ...

KT3 là một trong những thuật ngữ quan trọng trong quản lý nhân khẩu hiện nay. Vậy thực chất KT3 là gì, quy trình thủ tục cũng như điều kiện để đăng ký KT3 tại Việt Nam ra sao? Hãy cùng Imuabanbds giải đáp các thắc mắc về sổ KT3 theo nội dung bài viết dưới đây. kt3 la gi KT3 là gì?

Sổ KT3 là gì?

Theo tài liệu pháp luật Việt Nam định nghĩa, KT3 là sổ tạm trú dài hạn cho một cá nhân tại một tỉnh, thành phố khác với nơi đăng ký hộ khẩu hay còn gọi là đăng ký thường trú (một số người gọi là hộ khẩu KT3). KT3 được quy định rõ tại văn bản hợp nhất 03/2013/VBHN - VPQH và Thông tư 35/2014/TT-BCA. Việc đăng ký tạm trú, tạm vắng khi sinh sống ở một nơi khác không phải là nơi đăng ký thường trú là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý dân số theo quy định.

Lợi ích khi đăng ký KT3 là gì?

Đăng ký tạm trú KT3 là quyền và nghĩa vụ của công dân khi sinh sống tại các địa phương khác địa chỉ thường trú. Bên cạnh đó, khi đăng ký KT3, công dân có thể dễ dàng hơn khi thực hiện các công việc khác của công việc thường ngày như:

 
  • Hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng nhà ở tại địa phương đang tạm trú;
  • Đăng ký mới hoặc sang tên phương tiện giao thông (xe máy, ô tô, …);
  • Mua bán nhà đất, cho thuê nhà ở, bất động sản tại nơi đang tạm trú;
  • Vay vốn tín chấp tại các ngân hàng, công ty tài chính;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại nơi đang tạm trú;
  • Đăng ký sử dụng các dịch vụ Internet, cáp, điện nước, ….
  • Hoàn thiện các thủ tục liên quan đến sinh hoạt đời sống như đăng ký nhập học cho con, đăng ký học bằng lái xe, đăng ký mua bảo hiểm, …
Nếu bạn đang đi làm việc, hoặc đi học ở địa phương khác với nơi bạn đăng ký thường trú theo sổ hộ khẩu, thì việc tìm hiểu KT3 là gì sẽ đảm bảo lợi ích của bạn đúng không nào?   thu tuc lam kt3 KT3 là gì mà mang đến nhiều lợi ích khi bạn tạm trú dài hạn?

Phân biệt các loại sổ KT1, KT2, KT3, KT4

Hiện nay các trường hợp thường trú và tạm trú được chia thành KT1, KT2, KT3, KT4, và khá nhiều người vẫn chưa hiểu rõ quy định cụ thể đối với từng loại đối tượng. Cụ thể các phân biệt các trường hợp như sau:

 
  • KT1: Đây là loại sổ hộ khẩu thường trú của công dân, dành cho những người sinh ra và lớn lên tại các thành phố trực thuộc Trung Ương, lấy vợ/ chồng hoặc đủ thời hạn sinh sống để có thể được cấp loại sổ này.
  • KT2: Sổ tạm trú dài hạn dành cho những người có hộ khẩu thường trú trong phạm vi tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương như huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ,…
  • KT3: Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú.
  • KT4: Sổ tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú.

Ví dụ: Bạn sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng. Tên của bạn cũng có mặt tại Đà Nẵng. Nhưng hiện nay bạn đang sinh sống và làm việc dài hạn tại thành phố Hồ Chí Minh thì sổ hộ khẩu trên thành phố của bạn được gọi là KT3.

So với KT4 thì sổ KT3 có thời hạn cư trú lâu hơn. Bên cạnh đó, trong thời hạn 24 tháng cư trú của sổ tạm trú KT3, bạn được hưởng các quyền lợi như dân địa phương như đăng ký nhập học cho con cái từ THPT trở xuống, đăng ký bằng lái xe, đủ điều kiện mua nhà trên thành phố,…

Điều kiện được xét làm KT3 là gì?

Mọi quy định liên quan tới KT3 đều được quy định rõ ràng tại các văn bản và thông tư của Nhà nước. Theo đó, sổ tạm trú dài hạn KT3 chỉ được cấp cho những ai đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:  
  • Đã có hộ khẩu đăng ký thường trú tại một địa phương khác nơi đăng ký KT3.
  • Đủ điều kiện về nhà ở: Một là sở hữu nhà ở, đất tại nơi đăng ký tạm trú dài hạn. Hoặc hai là nhà ở thuê nhưng có sự đồng ý qua văn bản quy định của chủ thuê trọ cho việc làm KT3. Hoặc ba là chủ hộ khẩu nơi địa chỉ bạn đăng ký đồng ý cho bạn tiến hành đăng ký tạm trú theo địa chỉ của họ.
  • Nếu không thỏa mãn các điều kiện trên, bạn có thể đăng ký tạm trú dài hạn nếu bạn đang sở hữu nhà đất tại địa phương tạm trú hoặc đã tổng thời gian đăng ký tạm trú trên một năm.
Đây là những điều kiện cần thiết cho bạn khi muốn đăng ký KT3. Việc sở hữu tấm sổ tạm trú dài hạn này giúp bạn có được nhiều điều kiện thuận lợi trong cuộc sống từ việc vay vốn, xin việc, xin xác nhận hồ sơ… so tam tru kt3 Muốn đăng ký KT3 bạn phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại văn bản nhà nước

Các thủ tục làm KT3 cần chuẩn bị

Thủ tục làm KT3 sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:  
  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước còn hiệu lực do nhà nước quy định.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất/ nhà ở tại nơi đăng ký (nếu có, bản photo công chứng)
  • Văn bản đồng ý cho đăng ký KT3 của chủ hộ (nếu đăng ký nhờ), chủ nhà (nếu thuê nhà ở), giấy tờ này khi bạn không phải là người sở hữu nhà đất tại đây.
  • Phiếu báo thay đổi nhân khẩu/ hộ khẩu có chữ ký và xác nhận tại nơi đăng ký thường trú.
  • Bản khai nhân khẩu theo quy định địa phương nơi đăng ký tạm trú dài hạn...
     >>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú - Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú, các bước làm hồ sơ tạm trú

Quy trình đăng ký KT3

Nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục làm KT3 kể trên, khi đó quy trình đăng ký KT3 diễn ra đơn giản và nhanh chóng. Quy trình theo quy định chung gồm:  
  • Công dân nộp các giấy tờ theo quy định gồm giấy tờ tùy thân, bản thay đổi nhân khẩu, văn bản đồng ý cho nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất/ nhà ở tại UBND phường/ xã nơi tiến hành đăng ký KT3.
  • Sau khi nhận các giấy tờ photo công chứng, bạn sẽ được viết tờ khai thay đổi nhân khẩu.
  • Trưởng công an nơi đăng ký tạm trú dài hạn tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả sau 3 ngày làm việc.
  • Sau 3 ngày làm việc, nếu bạn đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện sẽ được cấp sổ KT3 theo quy định chung. Nếu bạn chưa thỏa mãn điều kiện sẽ được hướng dẫn làm lại cụ thể hoặc chuyển qua đăng ký KT4 (tạm trú ngắn hạn 6 tháng).
mẫu đơn đăng ký tạm trú Bạn tiến hành nộp các thủ tục tại công an Phường/xã nơi đăng ký

Những lưu ý khi đăng ký sổ tạm trú dài hạn KT3

KT3 là một trong những giấy tờ quan trọng giúp những công dân tại nơi khác hưởng nhiều quyền lợi như dân địa phương. Hiện nay, tình trạng sinh sống và làm việc lâu dài tại các tỉnh thành khác so với nơi đăng ký thường trú diễn ra khá nhiều, vì vậy KT3 càng trở lên thiết yếu hơn. Một vài lưu ý bạn cần biết như sau:  
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định: Trước khi tiến hành làm sổ tạm trú, bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định về thủ tục với người đã làm hoặc đến hỏi trực tiếp công an tại địa phương.
  • Kê khai đầy đủ và chính xác nhất các thông tin cá nhân: tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, chỗ ở hiện tại, hoàn cảnh…. Đây sẽ là những thông tin lưu trữ về sau dành cho bạn tại địa phương cư trú.
  • Thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng theo đúng quy định. Nếu việc đăng ký chậm trễ sẽ bị phạt theo các khung tài chính khác nhau. Tốt nhất, bạn nên tiến hành làm khi chuyển tới nơi ở mới chưa quá 07 ngày.
sổ tạm trú là gì Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của mọi công dân

Giải đáp một số thắc mắc về thủ tục đăng ký KT3

Thực hiện thủ tục đăng ký KT3 ở đâu?

 
  • Công An cấp Phường / Xã là nơi phụ trách tiếp nhận và xử lý giấy đăng ký tạm trú.
  • Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6. Buổi sáng 7:30 – 11:30, buổi chiều 13:30 – 17:30.
  • Công An có làm việc vào sáng thứ 7 nhưng thường hạn chế đăng ký vào thời gian này do có thể gặp lúc đơn vị Công an vướng công tác khác.

Thời gian làm sổ tạm trú KT3 mất bao lâu?

Theo quy định hiện hành, thời gian làm sổ tạm trú KT3 là 2 ngày làm việc. Tuy nhiên, thông thường thực tế thời gian sẽ kéo dài lâu hơn, trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày với nhiều lý do khác nhau như đơn vị Công an bị quá tải, hoặc hết phôi...

Chi phí làm sổ tạm trú KT3 là bao nhiêu?

Lệ phí đăng ký và cấp sổ KT3: 20.000đ

Sổ KT3 có thời hạn bao lâu?

Trái với suy nghĩ của nhiều người là sổ tạm trú KT3 là vô thời hạn. Tuy nhiên, trên thực tế sổ KT3 chỉ có hiệu lực trong 24 tháng. Sau thời hạn này, nếu bạn vẫn còn nhu cầu sinh sống tiếp ở nơi cư trú này thì cần phải mang sổ KT3 đến Công An phường làm thủ tục gia hạn thời hạn tạm trú.

Có làm hộ chiếu được không khi chỉ có sổ KT3?

Không ít bạn thắc mắc nếu chỉ có sổ KT3 thì có thể xin cấp hộ chiếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố nơi đang sinh sống tạm trú được không? Theo khoản 6 Điều 1 Nghị định 94/2015/NĐ-CP, bạn ĐƯỢC quyền đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông và nhận kết quả tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi thường trú hoặc tạm trú. Hồ sơ xin cấp như sau:  

  1. Tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông. Tờ khai này phải được xác nhận của công an xã, phường nơi người đó tạm trú và đóng dấu giáp lai vào ảnh
  2. 4 ảnh làm hộ chiếu: kích thước 4×6 cm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng
  3. Sổ đăng ký tạm trú KT3 hoặc Giấy chứng nhận tạm trú đăng ký tại xã, phường
  4. Bản gốc Chứng minh nhân dân của người làm thủ tục xin cấp hộ chiếu. Lưu ý: CMND yêu cầu còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số chứng minh nhân dân rõ ràng.

     Lưu ý:

  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 - 6 (trừ ngày nghỉ lễ).
  • Thời gian làm hộ chiếu: không quá 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.
  • Lệ phí xin cấp hộ chiếu: 200.000 đồng
Vậy tóm lại KT3 là gì? Đó là sổ đăng ký tạm trú dài hạn có thời lượng 24 tháng. KT3 có vai trò trong cuộc sống, từ việc lưu trữ thông tin nhân khẩu, xác nhận thông tin hồ sơ đến đăng ký học cho con trẻ.... Đăng ký KT3 vừa là nghĩa vụ vừa là đảm bảo quyền lợi dành cho mọi công dân, vì vậy bạn nhất định không thể bỏ qua việc lưu ý những thông tin này để tránh gặp bất lợi trong quá trình sinh sống.  

Từ khóa » đất Kt3