KWh Là Gì, Cách Tính Và ý Nghĩa Của KWh Trong Hệ Thống điện Mặt Trời

KWh là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành điện, dùng để chỉ mức điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa các ký hiệu kWh,  kW, Wp và kWp. Để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt các khái niệm này, chúng tôi đã tổng hợp các thông tin trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu ngay bạn nhé! 

KWh là gì?

KWh là viết tắt của Kilowatt-giờ, là một đơn vị đo lượng điện năng mà bạn đang sử dụng. Giải thích chi tiết thì đây là lượng điện năng mà thiết bị điện tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định.

Kwh là gì

1 kWh chính là 1 số điện hay 1 ký điện. Dựa vào công tơ hay đồng hồ đo điện mà đơn vị điện lực sẽ xác định được số kWh mà một hộ gia đình tiêu thụ mỗi tháng. Khi đó, người dùng cũng sẽ biết số điện mà mình dùng mỗi tháng để có phương án sử dụng và tiết kiệm điện hợp lý.

Phân biệt kWh với kW, Wp, kWp

  • kWh: là đại lượng đo điện năng tiêu thụ của thiết bị điện.
  • kW: là đại lượng đo công suất của thiết bị điện.
  • Wp và kWp: là đại lượng đo công suất “đỉnh” của hệ thống điện mặt trời.

Cách tính số điện tiêu thụ kWh

Dựa vào công suất tiêu thụ bạn sẽ tính được số điện tiêu thụ của thiết bị điện đó, công thức tính như sau: kWh = Số kW x Số giờ thiết bị hoạt động.

Ví dụ, một thiết bị có công suất 100W, nếu sử dụng trong 24 giờ thì tổng lượng điện năng tiêu thụ sẽ là: 0.1 x 24 = 2.4 kWh.

Ý nghĩa của chỉ số kWh

KWh (số điện) là thông tin quan trọng nhất trên hóa đơn tiền điện của bạn vì nó phản ánh mức năng lượng điện mà bạn sử dụng trong một tháng. Từ đó, tính được ra chi phí mà bạn phải trả. Việc biết được mức sử dụng điện giúp bạn dễ dàng tìm ra được thiết bị nào tiêu tốn nhiều điện năng hơn, nhờ đó có thể kiểm soát và sử dụng điện một cách hợp lý.

Ý nghĩa của chỉ số kWh là gì

Cách tính tiền điện phải trả dựa trên số kWh

Hiện nay, bất kỳ nhà cung cấp điện nào cũng đều dùng đồng hồ điện để theo dõi việc sử dụng điện của bạn. Sau khi đã biết được tổng số kWh đã tiêu thụ, họ sẽ tính được hóa đơn tiền điện mà bạn phải trả trong một thời gian nhất định (thường là 1 tháng).

Giá điện có thể thay đổi liên tục tùy vào từng thời điểm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và dung lượng tiêu thụ khác nhau. Giá điện sản xuất cao hơn giá điện sinh hoạt. Bên cạnh đó, giá điện được tính theo bậc, nếu sử dụng càng nhiều điện thì chi phí phải trả cho 1 kWh điện sẽ càng cao. Nếu bạn thấy hóa đơn tiền điện nhà mình tăng lên, đó có thể là do lượng điện tiêu thụ trong thời gian đó tăng hoặc giá điện đang tăng.

Dưới đây là bảng giá điện theo bậc do EVN cung cấp:

bảng giá điện theo bậc của EVN (theo số kwh)

Ví dụ cách tính tiền điện phải trả: Một hộ gia đình 1 tháng tiêu thụ hết 100 số điện thì họ sẽ phải trả số tiền điện là: 50 số x 1.728 (giá điện bậc 1) + 50 số x 1.786 (giá điện bậc 2) = 175.700đ + thuế VAT 10%

Ý nghĩa của kWh trong hệ thống điện mặt trời

Điện năng lượng mặt trời đang được coi là giải pháp tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường hiệu quả, an toàn cho sức khỏe con người. Khi xác định được số kWh để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của bạn, bạn sẽ tính được mức công suất mà hệ thống điện năng lượng mặt trời cần lắp để đảm bảo cung cấp được đủ điện cho gia đình, tránh thiếu hay dư thừa điện gây lãng phí.

Chính vì thế, việc đầu tiên bạn cần làm khi muốn lắp hệ thống điện mặt trời là phải xác định được mức sử dụng điện của gia đình mình để tính toán quy mô hệ thống cần lắp. Với mức công suất đó, người dùng có thể ước tính sản lượng điện mặt trời thu được và tính thời gian hoàn vốn cho hệ thống của mình.

Chuyển đổi kWh sang kWp trong hệ thống điện mặt trời

Nếu gia đình bạn đang sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời thì bạn cần nắm được cách chuyển đổi đơn vị từ kWh sang kWp. Ký hiệu kWp được hiểu là công suất đỉnh của một hệ thống điện mặt trời, đạt được ở điều kiện tiêu chuẩn (lượng ánh sáng nhiều, nhiệt độ môi trường 25 độ C).

Với thời tiết và nhiệt độ ở Việt Nam, nước ta có số giờ nắng trung bình trong 1 ngày là 4 – 4.5 giờ nắng. Điều đó có nghĩa là, đối với hệ thống có công suất 1kWp thì 1 ngày sẽ tạo ra khoảng 4 đến 4.5 số điện. Như vậy, trong 1 tháng hệ thống điện mặt trời sẽ tạo ra khoảng 4.5 x 30 = 135 kWh (số điện).

Ngược lại, nếu biết được số điện tiêu thụ trong 1 tháng (kWh), bạn sẽ tính được mức công suất điện mặt trời cần đầu tư (kWp).

Ví dụ: Một hộ gia đình tiêu thụ khoảng 300 kWh (số điện) mỗi tháng thì mỗi ngày sẽ tiêu thụ hết 10 số điện. Khi đó, chia cho số giờ nắng 4 giờ thì công suất cần lắp sẽ là 2.5kWp.

Hi vọng những thông tin về KWh là gì, sự khác nhau giữa kWh với kW, kWP và ý nghĩa của kWh trong hệ thống điện mặt trời mà SUNEMIT chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn. Để được hỗ trợ tư vấn và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, quý khách hàng hãy liên hệ với công ty điện mặt trời SUNEMIT qua hotline 0826.889.489 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh chóng.

5/5 - (2 bình chọn) Nguyễn Hoàng minh

Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.

Từ khóa » định Nghĩa Kw Là Gì