KWL - Biểu đồ Hình Giúp Trẻ Vận Dụng Kiến Thức Nền - CTH EDU

Hướng dẫn trẻ sử dụng thuần thục KLW (Know; Want to Know; Learned) – dạng biểu đồ bằng hình (Graphic Organizers) khi thực hành phương pháp Vận dụng kiến thức nền (Activating prior knowledge).

Biểu đồ KWL (Ảnh: SlideShare)
Biểu đồ KWL (Ảnh: SlideShare)

KWL là gì?

KWL là một bảng gồm 3 cột chính với tên gọi từng cột:

  • K (Know): Biểu thị những điều trẻ biết.
  • W (Want to Know): Biểu thị những điều trẻ muốn biết.
  • L (Learned): Biểu thị những điều trẻ đã học được, đã rút ra được khi tiến hành hoạt động học, học, nghiên cứu.

    (Ảnh: Jefferson County Schools, TN)
    (Ảnh: Jefferson County Schools, TN)

Tại sao KWL lại quan trọng?

– Biểu đồ KWL là công cụ đắc lực cho phụ huynh/giáo viên khi muốn kích hoạt kiến thức nền của trẻ về một chủ đề, chủ điểm nào đó. Nhờ thế, trẻ có cơ hội liên hệ, mở rộng, nâng cao những gì đã biết.

– Nó giúp khơi gợi sự tò mò khám phá, làm cho hoạt động đọc trở nên chủ động hơn và đặc biệt có ích khi trẻ được giao nhiệm vụ nghiên cứu chủ đề, chủ điểm nào đó.

– KWL còn là một phương pháp hữu ích được sử dụng khi đọc, đối với các văn bản dạng mô tả, giải thích. Nhờ đó, trẻ có thể định hướng việc đọc của mình:

  • trẻ muốn tìm hiểu điều gì trong văn bản (trước khi đọc);
  • trẻ sẽ tập trung vào những điểm gì trong văn bản để làm rõ điều muốn tìm hiểu (trong khi đọc)
  • trẻ đã làm sáng tỏ được những điều muốn tìm hiểu như thế nào; đã rút ra được kết luận gì (sau khi đọc).

– Dạy con cách ứng dụng biểu đồ KWL khi học, khi đọc còn giúp bạn đánh giá được khả năng, mức độ kiến thức của con và đưa ra những điều chỉnh cần thiết.

(Ảnh: Edraw)
(Ảnh: Edraw)
(Ảnh: Twinkl)
(Ảnh: Twinkl)
(Ảnh: Creately)
(Ảnh: Creately)
(Ảnh: Edraw)
(Ảnh: Edraw)
(Ảnh: TES)
(Ảnh: TES)

Làm thế nào để hướng dẫn trẻ áp dụng biểu đồ KWL khi đọc/học?

Thời điểm lý tưởng để sử dụng biểu đồ KWL là trước khi đọc.

1. Bắt đầu bằng việc làm mẫu cho trẻ.

  • Giới thiệu cho trẻ mẫu biểu đồ KWL còn trống.
  • Viết chủ đề của văn bản lên phần trên cùng biểu đồ (ví dụ: Cheetahs – Báo Gêpa).
  • Điền vào các cột để trống trong khi bạn nói to ra suy nghĩ của mình (think aloud).
  • Sau khi điền xong cột “Know” và “Want to Know”, đọc to một đoạn văn mô tả ngắn.
  • Hoàn thành nốt cột “Learned” trong khi nói to ra suy nghĩ của mình (think aloud).

    (Ảnh: Teacher Vision)
    (Ảnh: Teacher Vision)

2. Để trẻ thực hành

– Chọn một chủ đề khác

– Phát cho trẻ biểu đồ KWL để trống.

2.1 Cho phép trẻ tự điền vào cột “Know”.

  • Nếu bạn có một nhóm trẻ, đề nghị các em chia sẻ điều mình vừa ghi, cùng suy nghĩ để bật ra các ý tưởng khác, thảo luận để chọn ra kết luận cuối cùng.
  • Nếu không có nhóm trẻ, bạn có thể thực hiện việc này cùng con.

– Làm như vậy để giúp trẻ:

  • Tăng cường trải nghiệm theo nhóm
  • Gợi nhớ lại một số kiến thức cũ
  • Làm bộc lộ những hiểu lầm mà trẻ có thể mắc phải. Đôi khi, trẻ tin rằng, mình hiểu hoàn toàn đúng về một chủ đề nào đó. Nhưng thực tế quá trình đọc, học, nghiên cứu lại giúp trẻ phát hiện ra: mình đã sai.

– Hãy cẩn trọng khi bạn chỉnh sửa lỗi sai cho con trong giai đoạn đầu trẻ hoàn thành việc điền vào cột “Know”. Bạn có thể khích lệ trẻ tự chữa “thông tin sai” mà trẻ đã có sau khi hoàn tất cột “Learned”.

2.2. Cho phép trẻ tự điền vào cột “Want to Know”

  • Đề nghị trẻ chia sẻ và thảo luận ý kiến của nhau theo cặp/nhóm.
  • Nếu không có nhóm trẻ, bạn sẽ là người cùng trẻ thực hiện thao tác này.

Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để làm mẫu và giúp trẻ nhận thấy giá trị của trí trò mò, sự ham học hỏi. Trẻ được tự đặt câu hỏi thì câu trả lời thường sẽ dài hơn, đầy đủ hơn, thú vị hơn. Tận dụng lúc này để hướng dẫn trẻ đặt những câu hỏi hay.

(Ảnh: Teacher Vision)
(Ảnh: Teacher Vision)

2.3. Để trẻ đọc thầm; đọc to lên hoặc đọc theo cặp nếu được. Yêu cầu trẻ tự điền vào cột “Learned”.

  • Đề nghị trẻ chia sẻ kết quả với nhau (nếu có nhóm trẻ) hoặc với bạn.
  • Sau đó, cùng thảo luận, làm rõ điều mình rút ra được sau khi đọc.

– Sẵn sàng để chỉnh lại các thông tin sai lệch ban đầu của trẻ bằng cách tìm manh mối trong văn bản hoặc yêu cầu trẻ lên kế hoạch xác minh xem ý tưởng đó có chính xác không.

– Tiếp tục trao đổi để xem kiến thức của trẻ có sự thay đổi nào sau khi đọc/nghiên cứu không.

(Ảnh: Teacher Vision)
(Ảnh: Teacher Vision)
Ví dụ sử dụng biểu đồ KWL khi tìm hiểu về Vòng tuần hoàn nước (Ảnh Edraw)
Ví dụ sử dụng biểu đồ KWL khi tìm hiểu về Vòng tuần hoàn nước (Ảnh Edraw)
Ví dụ về cách sử dụng biểu đồ KWL khi tìm hiểu chủ đề các loài bò sát (Ảnh: spring11ELL - Wikispaces)
Ví dụ về cách sử dụng biểu đồ KWL khi tìm hiểu chủ đề các loài bò sát (Ảnh: spring11ELL – Wikispaces)
Sử dụng biểu đồ KWL khi tìm hiểu chủ đề châu Phi (Ảnh: Twinkl)
Sử dụng biểu đồ KWL khi tìm hiểu chủ đề châu Phi (Ảnh: Twinkl)

Làm thế nào để nâng cấp độ tư duy cho trẻ?

1. Bạn có thể xem xét thêm cột “H” vào biểu đồ KWL.

(Ảnh: Langwitches)
(Ảnh: Langwitches)
  • “H” tượng trưng cho “How to Find Out” (Làm thế nào để tìm ra) những thông tin mà trẻ đã điền vào cột “Want to Know” (Muốn biết).
  • Thảo luận với trẻ nguồn thích hợp để truy tìm thông tin.
  • Lưu ý: Đôi khi, một cuộc phỏng vấn trực tiếp (mặt đối mặt) giúp thu thập nhiều thông tin hữu ích về một vấn đề cụ thể nào đó hơn so với đọc văn bản.

2. Một lựa chọn khác là sắp xếp các thông tin trong cột “Learned”.

Trẻ có thể phân loại thông tin, nghĩ ra tên gọi cho từng mục và sử dụng các danh mục này để viết về chủ đề đang học, về những gì trẻ gặt hái được sau bài học.

Có thể sử dụng biểu đồ KWL ở đâu?

1. Môn đọc/học tiếng Anh

  • KWL có thể được dùng trước khi đọc một cuốn tiểu thuyết hoặc một phần văn bản.
  • Chọn ra một tác giả và đề nghị trẻ điền vào cột “Know”, cột “Want to know” trên biểu đồ.
  • Đọc một đoạn giới thiệu tiểu sử ngắn về tác giả. Xem xem trẻ đã hiểu hết những thông tin mà trẻ muốn biết chưa. Nếu chưa, lên kế hoạch để tìm kiếm, điều tra kỹ lưỡng hơn nhằm trả lời những câu hỏi của trẻ.

2. Viết

  • Trẻ có thể sử dụng biểu đồ KWL để duyệt lại một đoạn/bài văn vừa viết.
  • Sau khi hoàn thành đoạn/bài văn, trẻ có thể viết ra một đoạn giải thích ngắn gọn những gì trẻ học được
  • Kiểm tra xem chúng có bị sai chỗ nào không.

3. Toán

  • Khi bắt đầu một bài học mới (ví dụ, phân số), đề nghị trẻ hoàn thành một biểu đồ KWL.
  • Khích lệ trẻ sử dụng các thuật ngữ, khái niệm toán học.
  • Trong suốt bài học, kiểm tra biểu đồ KWL, đồng thời đề nghị trẻ viết một đoạn ngắn để lý giải về những gì trẻ vừa học được.

4. Nghiên cứu xã hội

  • Sử dụng biểu đồ KWL để bắt đầu một chương mới hoặc một bài mới hoặc lên khung sơ bộ cho một dự án nhỏ.
  • Đề nghị trẻ nhiều nền văn hoá hoặc vùng miền khác nhau.
  • Nếu thực hiện nhiệm vụ này theo nhóm, trẻ sẽ sử dụng KWL làm công cụ sắp xếp thông tin.
  • Sau khi hoàn tất, trẻ sẽ thảo luận và chia sẻ hiểu biết cho nhau.

5. Khoa học

  • Biểu đồ KWL có thể rất hữu ích khi trẻ học về một chu trình khoa học nào đó.
  • Đưa ra câu hỏi kiểm nghiệm (Ví dụ: Nhãn hiệu khăn giấy nào mạnh hơn?)
  • Đề nghị trẻ điền vào biểu đồ KWL.
  • Xem xét thêm cột “H” (How to Find Out) khi trẻ lên kế hoạch tiến hành thử nghiệm.

Tham khảo từ Teacher Vision

> XEM THÊM CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU KHÁC

> Tìm hiểu tổng quan về kỹ năng đọc và các kỹ năng đọc hiểu

Từ khóa » Phiếu Học Tập Kwl Là Gì