Kỳ 1: Trung Tâm điện Năng Lớn Nhất Cả Nước - Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Có thể bạn quan tâm
Xác định hạ tầng điện đồng bộ, hiện đại là động lực quan trọng, “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, 30 năm qua, tỉnh đã dành các nguồn lực để ưu tiên đầu tư. BR-VT đã trở thành trung tâm điện năng lớn nhất Việt Nam. Nhờ đó, lưới điện đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân và DN.
Nhân viên Điện lực Xuyên Mộc lắp đèn chiếu sáng cho tuyến đường giao thông nông thôn tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. |
CHIẾM 40% TỔNG CÔNG SUẤT ĐIỆN NĂNG CẢ NƯỚC
Vào những năm 1980-1990, nguồn cấp điện chủ yếu cho các tỉnh miền Nam là Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức với tổng công suất 92MW. Nhà máy chỉ có 2 tổ máy hơi nước và 2 tổ máy tuabin khí. Sau nhiều năm vận hành, các thiết bị hư hỏng nhưng không có phụ tùng thay thế. Các nhà máy điện Chợ Quán, Cần Thơ và các cụm diesel cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tình trạng thiếu điện rất trầm trọng.
Mặc dù là vùng kinh tế dầu khí trọng điểm của quốc gia nhưng BR-VT cũng bị cắt điện luân phiên. Năm 1991, Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công thương) đã quyết định điều 2 tổ máy tuabin có tổng công suất thiết kế 46,8MW vào khu vực Bà Rịa. Tháng 10/1992, Trạm phát điện tuabin khí Bà Rịa được mở rộng, nâng tổng công suất của trạm lên 121,8MW và chuyển thành Nhà máy điện Bà Rịa trực thuộc Công ty Điện lực 2.
Sau khi Nhà máy điện Bà Rịa nhận dòng khí đồng hành đầu tiên vào phục vụ sản xuất điện từ mỏ Bạch Hổ năm 1995, tháng 12/2006, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty điện Bà Rịa thành Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa. Lúc bấy giờ, Công ty có 10 tổ máy vừa tua bín khí, tua bin hơi với tổng công suất 388,9MW, có thể vận hành ở cả 3 chế độ: dầu, khí, hỗn hợp dầu và khí, đáp ứng cung cấp điện cho khu vực các tỉnh phía Nam và góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhiều cơ sở kinh tế và phục vụ đời sống dân cư.
Năm 1997, dự án chiến lược Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, tọa lạc trên diện tích hơn 86ha tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành (nay là phường Phú Mỹ, TX. Phú Mỹ) được triển khai. 4 nhà máy (sau này là Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ) chiếm khoảng 12% tổng công suất và 20% tổng sản lượng hàng năm của hệ thống điện quốc gia.
Năm 2001, Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 ra đời và sở hữu một nhà máy điện tua bin khí sử dụng công nghệ chu trình hỗn hợp của Đức với công suất 720MW tại KCN Phú Mỹ 1 (thuộc địa bàn TX. Phú Mỹ hiện nay). Hàng năm, nhà máy cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia khoảng 5 tỷ kWh, tương đương gần 5% nhu cầu điện của cả nước. Cùng với Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, Công ty TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã đưa Phú Mỹ trở thành trung tâm điện lực lớn nhất cả nước vào năm 2006. Trong đó, Trung tâm Điện lực Phú Mỹ - trung tâm nhiệt điện khí lớn nhất khu vực phía Nam có tổng công suất lên đến 3.855MW.
Với sự đầu tư lớn cho các dự án ngành điện, cụ thể là Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa, BR-VT đã trở thành trung tâm điện năng lớn nhất Việt Nam, chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước.
ĐẦU TƯ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN
Trong những năm gần đây, nhu cầu phụ tải tại BR-VT liên tục tăng cao, trung bình từ 8-10%/năm. Từ năm 2011 đến nay đã hình thành nhiều phụ tải mới như: KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, KCN Đá Bạc, KCN Đô thị Châu Đức, cụm cảng Cái Mép-Thị Vải… Nhiều DN, nhất là DN ngành thép tăng cường mở rộng sản xuất làm cho nhu cầu điện tăng nhanh.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh BR-VT, thời gian qua, Tổng Công ty Điện lực miền Nam và UBND tỉnh đã tăng cường đầu tư mới cũng như nâng cấp sửa chữa các trạm biến áp, hệ thống lưới điện… Trong giai đoạn 2011-2020, sau Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, ngành điện đã thi công hoàn thành đóng điện vận hành các công trình lưới điện truyền tải quan trọng, tiêu biểu như: đường dây 500kV Phú Mỹ - Sông Mây, đường dây 220kV Phan Thiết - Phú Mỹ, đường dây 220kV Bà Rịa - Vũng Tàu, trạm biến áp 220kV Vũng Tàu, trạm biến áp 220kV Mỹ Xuân, trạm biến áp 220kV Tân Thành (KCN Phú Mỹ 2), trạm biến áp 220kV Châu Đức.
Bên cạnh đó, 7 dự án điện mặt trời nối lưới với tổng công suất 294MW đã được vận hành thương mại gồm: dự án Điện mặt trời Đá Bạc, dự án Điện mặt trời Đá Bạc 02, 03, 04, dự án Điện mặt trời KCN Châu Đức, Dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Tầm Bó, Dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét 01 và 1 dự án thủy điện nhỏ sau đập thủy lợi là Nhà máy Thủy điện Sông Ray (xã Sơn Bình, huyện Châu Đức) đã phát điện thương mại vào tháng 8/2017.
Xác định điện là động lực phát triển kinh tế và sẽ đi trước mở đường nên tỉnh đang tiếp tục triển khai một số dự án điện lớn. Dự án Trung tâm điện lực Long Sơn tại xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu là một ví dụ. Theo kế hoạch, Trung tâm điện lực LNG Long Sơn xây dựng theo lộ trình 3 giai đoạn, gồm Nhà máy nhiệt điện khí Long Sơn, có diện tích khoảng 132ha, tổng công suất khoảng 3.600-4.500 MW và một cảng đầu mối nhập LNG với công suất 3,5-4,4 triệu tấn/năm.
Theo Sở Công thương, đây là dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư. Dự kiến, khi dự án Trung tâm điện lực LNG Long Sơn đi vào hoạt động sẽ bổ sung thêm 21 tỷ kWh điện/năm cho hệ thống điện quốc gia và nộp ngân sách khoảng 4.130 tỷ đồng/năm.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Công thương cho hay, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư và hỗ trợ, thúc đẩy dự án Trung tâm Điện lực LNG Long Sơn (giai đoạn 1), công suất 1.500MW. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh; đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy triển khai thủ tục đầu tư các dự án điện khí, điện gió, điện sinh khối được duyệt trong Quy hoạch điện VIII.
(Còn nữa)
Bài, ảnh: ĐÔNG HIẾU
Sau 30 năm, nguồn điện đã được đầu tư phát triển vượt bậc. Đến nay, tổng công suất lắp đặt của Trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ và Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa là 4.244MW. Trong đó, Trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ có công suất 3.855MW, Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa có công suất 389MW, đã tăng khoảng 100 lần so với năm 1991; tổng công suất lắp đặt chiếm khoảng 6,1% tổng công suất nguồn điện quốc gia (khoảng 69.300MW), đã đóng góp vào hệ thống điện quốc gia với sản lượng khoảng 28 tỷ kWh/năm, chiếm 11,3% sản lượng điện sản xuất toàn quốc (247,1 tỷ kWh). Cơ cấu nguồn điện hiện nay chủ yếu là nguồn điện khí, năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. |
Từ khóa » Nhà Máy Nhiệt điện ở Vũng Tàu
-
Tổng Hợp Danh Sách Các Nhà Máy Điện Bà Rịa – Vũng Tàu Mới Nhất
-
Họp Về Chủ Trương đầu Tư Dự án Nhà Máy Nhiệt điện Khí Long Sơn
-
Nhà Máy điện Phú Mỹ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Sách Các Nhà Máy Nhiệt điện Khí Tại Việt Nam - Wikipedia
-
Công Ty Cổ Phần Nhiệt điện Bà Rịa
-
Nhà Máy Nhiệt Điện Bà Rịa - Vina Kyoei Steel
-
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN-BÀ RỊA VŨNG TÀU
-
Vũng Tàu: Trung Tâm điện Lực Long Sơn Hơn 3,7 Tỷ USD Dự Kiến ...
-
Công Ty Nhiệt điện Phú Mỹ - Genco3
-
Trung Tâm Nhiệt điện Lớn Nhất Của Cả Nước-Nhiệt điện Phú Mỹ
-
Nhà Máy điện BOT Của Nước Ngoài Sắp Bàn Giao, 2 Tập đoàn Lớn ...
-
Hé Lộ Nhà Máy điện Mà EVN Và PVN Phải 'tranh Giành' - Sputnik
-
BTP - CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA (HoSE) - VCBS
-
Tìm Hiểu Chu Trình Sản Xuất điện Năng Tại Nhà Máy Nhiệt Điện Bà Rịa