Kỳ 1: Xu Hướng Phát Triển Tiền Polymer Trên Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Kỳ cuối: Từ cotton đến polymer: Bước nhảy vọt về công nghệ in tiền | |
Kỳ 2: Tiền polymer – những lợi thế vượt trội |
LTS: Ngay sau khi được thành lập, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức phát hành bộ tiền đầu tiên mang tên: Bộ tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam 1951 – 1958. Ngược dòng lịch sử, nếu tính cả bộ tiền đầu tiên do Bộ Tài chính phát hành năm 1946, thì đến nay Việt Nam đã phát hành tất cả 6 bộ tiền. Và bộ tiền polymer hiện đang lưu hành chính là bộ tiền thứ 6. Sau hơn 17 năm phát hành (từ năm 2003) và đưa vào lưu thông, bộ tiền này đã ngày càng chứng minh được những lợi ích vượt trội trên nhiều phương diện.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng và 75 năm đồng tiền đầu tiên của Việt Nam được phát hành, để giúp bạn đọc hiểu thêm về tính ưu việt của tiền polymer, đặc biệt với giá trị bảo an, bảo mật, khả năng chống làm giả, cũng như xu hướng sử dụng của thế giới..., Thời báo Ngân hàng xin giới thiệu một số góc nhìn ít được biết đến về đồng tiền mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày.
Kỳ 1: Xu hướng phát triển tiền polymer trên thế giới
Polymer - từ giải pháp chống tiền giả
Đồng tiền là chỉ dấu của một quốc gia. Mọi quốc gia đều có tiền tệ của riêng mình. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và quan niệm mà mỗi quốc gia chọn cho mình những chất liệu và cách thể hiện đồng tiền khác nhau. Theo biến thiên của thời gian, đồng tiền cũng có nhiều chuyển biến về hình thức và kỹ thuật, mẫu mã, chất liệu, từ làm bằng da ở Trung Quốc thời nhà Hán đến vỏ sò, kim loại quý, giấy bông và gần đây nhất là tiền nhựa hay còn gọi là tiền polymer.
Nhìn vào lịch sử tiền tệ, tờ tiền giấy hiện đại sớm nhất ở châu Âu được phát hành bởi Ngân hàng Stockholm (Thụy Điển) vào năm 1661 và nhanh chóng trở thành đơn vị tiền tệ được lựa chọn trên khắp thế giới và duy trì như thế trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của ACNielsen Vietnam về giấy bạc polymer thì do sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sao chụp ngày càng hiện đại, nên vấn nạn làm tiền giả trên thế giới ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong khi tìm kiếm các đặc điểm an toàn nhằm tăng tính bảo an cho tiền giấy thì khoảng 30 năm trở lại đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu một số giải pháp nhằm thay thế tiền giấy cotton bằng vật liệu tổng hợp polymer. Từ đó, tạo nên một loại tiền làm từ polymer được tích hợp nhiều tính năng bảo mật mà tiền giấy cotton không có như cửa sổ trong suốt và cách tử nhiễu xạ nên rất khó có thể sao chép bằng cách photocopy hoặc scan, vì thế rất khó làm giả.
Việt Nam được xếp vào một trong những nước tiên phong sử dụng tiền polymer |
Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), trong một nỗ lực kết hợp với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung và Đại học Melbourne là những người đầu tiên phát triển tiền polymer. Mặc dù, ban đầu có những ý kiến trái ngược về lợi ích, hiệu quả của tiền polymer so với tiền cotton, song qua thời gian lưu hành và sử dụng, người ta ngày càng khẳng định tính ưu việt của tiền polymer do những đặc tính vượt trội của nó như sạch hơn, có độ bền cao hơn và đặc biệt là khả năng chống giả cao hơn hẳn tiền giấy.
Lợi thế vượt trội của tiền polymer nhìn từ Australia
Nghiên cứu cho thấy, sản xuất một tờ tiền polymer có thể làm giảm 32% khả năng nóng lên toàn cầu và giảm 30% nhu cầu năng lượng sơ cấp so với tiền giấy. Quan trọng nhất, tiền polymer có tuổi thọ cao hơn tiền giấy và trọng lượng nhẹ hơn, dẫn đến giảm tác động môi trường và giảm chi phí sản xuất và thay thế. Khi bị mòn, tiền polymer có thể được tái chế bằng việc cắt nhỏ chuyển thành dạng viên và được sử dụng để làm các vật dụng bằng nhựa hàng ngày như đồ nội thất trên bãi cỏ, vì vậy sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên cũng như ít gây hại cho môi trường.
So với tiền giấy, tiền polymer sạch hơn đáng kể và ít có khả năng bám vi khuẩn và virus, bởi vì cơ bản được làm bằng nhựa. Vì vậy, nếu tờ tiền bị bẩn hoặc có chất lỏng tràn vào nó, việc làm sạch tiền polymer dễ dàng hơn so với điều tương tự trên tiền giấy. Tiền polymer cũng có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt. Theo nghiên cứu, tiền polymer có thể chịu được nhiệt độ lên đến 140 độ C, hoặc nhiệt độ đóng băng mà không bị thiệt hại.
Cùng với đó, các lợi ích nhận được từ việc chuyển đổi từ tiền giấy sang polymer là rất lớn, giúp RBA tiết kiệm được ròng gần 1 tỷ AUD trong vòng 25 năm qua (con số này đã được điều chỉnh theo các giá trị lạm phát). Để tiến hành phân tích mối quan hệ chi phí-lợi ích một cách công bằng, RBA so sánh chi phí in tiền polymer so với tiền giấy cotton, tuy nhiên họ sử dụng dữ liệu ước tính chi phí sản xuất tiền giấy của Canada thời điểm trước khi nước này chuyển sang tiền polymer trong giai đoạn 2011 - 2013 thay vì các dữ liệu cũ từ bộ tiền giấy được Australia phát hành đã quá lâu từ năm 1966.
Động lực ban đầu khi phát triển chất liệu polymer thay thế tiền giấy của RBA là để tăng cường khả năng chống giả, nhưng thực tế cho thấy, tiền polymer thế hệ đầu tiên của Australia không chỉ nổi bật ở khả năng này mà còn có tuổi thọ dài hơn rất nhiều so với chất liệu cotton. Theo RBA, chi phí sản xuất tiền polymer nói chung là cao hơn so với chất liệu giấy cotton, vì chất liệu polymer có giá thành cao hơn. Nhưng bù lại, tiền polymer có tuổi thọ dài hơn rất nhiều so với tiền giấy. Năm 2013, tờ The Guardian tuyên bố rằng tiền polymer có tuổi thọ dài gấp 2,5 lần so với tiền giấy. Thực tế ở Australia cho thấy, tiền giấy có xu hướng cũ nát đi sau sáu tháng đến một năm đưa vào sử dụng. Do vậy, với việc tuổi thọ của đồng tiền được tăng lên khi làm bằng polymer sẽ kéo giảm chi phí sản xuất liên tục và theo đó, chi phí vận chuyển, xử lý, tiêu hủy và sản xuất cũng giảm đi theo thời gian.
Về phần mình, Ngân hàng Trung ương Anh cũng đã dành ra 3 năm để nghiên cứu tác động tiềm tàng của việc chuyển đổi từ giấy cotton sang polymer và đã đi đến kết luận: chất lượng của tiền polymer cao hơn, an toàn hơn do khó bị làm giả và khả năng bảo vệ môi trường tốt hơn. Và gần đây, RBA cũng đã công bố nghiên cứu về việc chuyển đổi từ tiền cotton sang tiền polymer kể từ khi phát hành bộ tiền mới bằng chất liệu này lần đầu tiên trên thế giới trong giai đoạn 1992-1996.
Cho đến nay, công nghệ in tiền polymer đang trở nên phổ biến trên thế giới và được nhiều nước sử dụng, trong đó có hai thành viên của G7 là Canada (từ 2011) và Anh (từ 2016) đã chuyển đổi hoàn toàn từ tiền giấy cotton sang tiền polymer. Việt Nam được xếp vào một trong những nước tiên phong sử dụng công nghệ in tiền polymer với việc phát hành bộ tiền polymer đầu tiên vào năm 2003. Từ đó đến nay, tất cả các loại tiền giấy cotton, tiền polymer đều có giá trị lưu thông, song hành với chuyển đổi từ tiền giấy sang tiền polymer, NHNN không phát hành thêm tiền giấy cotton mới mà thu rút dần tiền giấy cũ trong lưu thông và thay thế dần bằng tiền polymer ở các mệnh giá tương đương.
Góc nhìn từ phía Việt Nam
Theo Cục Phát hành Kho quỹ, NHNN Việt Nam thì việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiền polymer ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ yêu cầu nâng cao khả năng chống giả, phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ trong nước và làm sạch, đẹp đồng tiền trong lưu thông, góp phần tiết giảm chi phí phát hành tiền, nâng cao hiệu quả kiểm đếm, tuyển chọn, phân loại tiền của hệ thống ngân hàng. Đến nay, sau 18 năm phát hành, tiền polymer đã thể hiện được những lợi ích, hiệu quả của nó như những mục tiêu kỳ vọng ban đầu.
Ngoài khả năng chống giả cao, tiền polymer còn có ưu điểm vượt trội so với tiền cotton đó là độ bền cơ học cao hơn và sạch, vệ sinh hơn tiền cotton. Trong môi trường có độ ẩm cao và với các điều kiện lưu thông đặc thù của Việt Nam, đồng tiền cotton nhanh bị bẩn, nhàu nát và hấp thụ nhiều loại tạp chất. Vì vậy, tuổi thọ bình quân của tiền giấy ước tính chỉ vào khoảng 1,5- 3 năm, tuỳ theo từng loại mệnh giá.
Tuy nhiên, tiền polymer cũng có một số nhược điểm khi sử dụng. Với những tờ tiền polymer, các máy đếm tiền thế hệ cũ dường như không thể sắp xếp các tờ tiền ra nhanh chóng như chúng có thể làm với tiền giấy thông thường. Do đó sẽ cần phải tinh chỉnh hoặc cập nhật để phù hợp các máy đếm tiền cho phù hợp. Màu sắc của tiền polymer có thể mờ dần và khi buộc phải gấp nó, nó sẽ có một nếp nhăn dọc theo đường gấp. Tiền polymer có thể bị dính khi ướt nên có thể gây khó khăn hơn nếu sắp xếp các tờ tiền.
Song nhìn chung, đánh giá của các nước hiện đang sử dụng tiền polymer là khá tích cực. Cũng theo công bố của nhóm nghiên cứu ACNielsen Vietnam, từ ý đánh giá của NHTW về khía cạnh chống giả, độ bền, tiết kiệm chi phí đến đánh giá của các nhân viên thu ngân, cán bộ xử lý tiền mặt và người dân về tính sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe, môi trường... tất cả đều khẳng định những ưu điểm vượt trội của tiền polymer so với tiền cotton.
30 năm hình thành và phát triển của công nghệ giấy bạc polymer so với ít nhất là 300 năm phát triển của lịch sử tiền giấy, cho thấy công nghệ tiền polymer đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, khẳng định tiền polymer là sự xuất hiện tất yếu trong xu thế phát triển công nghệ mới trong ngành công nghiệp giấy bạc trên thế giới.
Việc sử dụng thuật ngữ "polymer” thay cho tiền giấy "nhựa” đã được Jeffrey BentleyJohnston đưa ra vào ngày 1/11/1993 với nghiên cứu chung của RBA, Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) và Đại học Melbourne. Những đồng tiền polymer đầu tiên xuất hiện tại Australia vào năm 1988 . Đồng AUD là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ 5 trên thế giới sau USD, EURO, Yên và Bảng Anh. Giờ đây, hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới đã thay thế một phần hoặc chuyển hoàn toàn sang tiền polymer, trong đó có Việt Nam. Romania là quốc gia châu Âu đầu tiên giới thiệu đầy đủ các loại tiền polymer lưu hành. Một số tờ tiền polymer đã nằm trong top tờ tiền đẹp nhất thế giới. |
Kỳ 2: Tiền polymer - những lợi thế vượt trội
Từ khóa » Tờ Polymer
-
Tiền Polymer – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tờ Tiền Polymer đầu Tiên Của Việt Nam 2001, 50 đồng Kỷ Niệm Thành ...
-
Tiền đang Lưu Hành - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Bí Mật ít Biết Trên Những Tờ Tiền Việt đang Lưu Hành - Huyện Thọ Xuân
-
Không Phải 100 đồng, đây Mới Là Tờ Polymer đầu Tiên NHNN In Làm ...
-
Tiền Polymer - 18 Năm Dấu ấn - Báo Văn Hóa
-
Anh Chính Thức Lưu Hành Tờ Tiền Polymer Mệnh Giá 20 Bảng
-
Tờ Tiền Cổ Polymer Macedonia Con Công, Quà Tặng Sưu Tầm - Shopee
-
Trên Tờ Tiền Polymer 200.000 VNĐ đang Lưu Hành ở Nước Ta Có Hình ...
-
Tiền Polymer - VnExpress
-
Tờ Tiền Polymer Của Australia Hiện đại Cỡ Nào? - VnEconomy
-
Năm Bất Ngờ Về Tiền Polymer - BBC News Tiếng Việt