KÝ HIỆU, ĐẶC TÍNH, CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI ĐẠN DÙNG ...
Có thể bạn quan tâm
Trang
- Trang chủ
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
KÝ HIỆU, ĐẶC TÍNH, CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI ĐẠN DÙNG CHO SÚNG BẮN TỈA NGA
1-Đạn 7,62x54R:Đối với những khẩu súng bắn tỉa như SVD sử dụng đạn tiêu chuẩn(Nga) 7,62x54R, đây cũng là cỡ đạn cho súng máy. Chữ cái "R" để biểu thị viên đạn có vỏ đạn phía dưới có mép viền đế. Trong tiếng Nga chữ cái "R" tương đương với chữ cái đầu " РАНТ" có nghĩa là (mép) viền đế.Viên đạn 7,62x54R có thể được ghi là 7,62x45, 7,62x53 hoặc 7,62x53R, gây nên những phức tạp. Sự phức tạp này được tạo nên bởi cách đo đạc của mỗi nước khác nhau. Sau khi Nga tham gia UB Châu Âu đã phê chuẩn dấu hiệu viên đạn là : 7,62mmx54R.2-Đạn 7,62 LPS:Viên đạn LPS (ЛПС -лёгкая пуля со стальным сердечником/ đạn có lõi thép nhẹ). Đạn được trang bị lần đầu vào năm 1953, đạn có kết cấu kim loại kép(Биметалл ), lõi đạn là thép mềm ít Carbon, mác 10, có tác dụng làm giảm năng lượng thuốc súng ép lên viên đạn trong nòng súng. Đầu đạn hình nón, bên ngoài lõi đạn tráng chì sau đó mới là lớp áo ( lớp áo mầu đồng là hợp kim đồng kẽm).Từ năm 1953 đến 1978 đầu mũi đạn được sơn mầu bạc, sau năm 1978 đạn không được sơn mầu bạc nữa. Từ sau năm 1986, đạn LPS được sản xuất có lõi thép qua sử lý nhiệt giúp gia tăng khả năng xuyên giáp, nhưng chỉ số và nhãn mác không đổi.- 7,62 LPS/ЛПС " izh/гж" (Chỉ số GAU/ГАУ - 57-N(Н)-223s) - Đạn có lõi thép kim loại nhẹ, vỏ đạn kim loại kép.- 7,62 LPS/ЛПС "izh/гж" (Chỉ số GAU/ ГАУ - 57-N(Н)-323s) - Đạn có lõi thép kim loại nhẹ, vỏ đạn kim loại kép.- 7,62LPS/ ЛПС "gs/гс" (Chỉ số GAU? ГАУ - 57-N(Н)-223С-01) - Đạn có lõi thép kim loại nhẹ, vỏ thép.3-Đạn ST-M2:Từ năm 1989 LX bắt đầu sản xuất đạn ST-M2, có lõi đạn qua xử lý nhiệt, có trọng lượng lớn hơn 1,5 lần so với đạn LPS và tất nhiên khả năng xuyên giáp tăng lên.4- Đạn PP.Trên cơ sở đạn ST-M2 , lõi đạn được sản xuất từ thép U12A, làm tăng khả năng xuyên giáp của đầu đạn . Viên đạn được gọi là đạn có đầu đạn với khả năng xuyên giáp cao hơn "PP" (патрон с пулей повышенной пробиваемости ). Vỏ đạn có thể được sơn mầu tím hoặc không sơn, đạn có trọng lượng 21,7g giêng đầu đạn là 9,56g , sơ tốc nòng 820-835m/s.-Đạn 7,62 PP/ПП "gzh/гж" (Mã hiệu GAU/ ГРАУ - 7N(Н)13) - Đạn có đầu đạn với khả năng xuyên giáp cao hơn, vỏ đạn nhị kim.- Đạn 7,62 PP/ПП "gs/гс" (Mã hiệu GAU/ ГРАУ - 7N(Н)13-01) - Đạn có đầu đạn với khả năng xuyên giáp cao hơn, vỏ đạn thép. Viên đạn LPS (ЛПС -лёгкая пуля со стальным сердечником/ đạn có lõi thép nhẹ). Đạn được trang bị lần đầu vào năm 1953, đạn có kết cấu kim loại kép(Биметалл ), lõi đạn là thép mềm ít Carbon, mác 10, có tác dụng làm giảm năng lượng thuốc súng ép lên viên đạn trong nòng súng. Đầu đạn hình nón, bên ngoài lõi đạn tráng chì sau đó mới là lớp áo ( lớp áo mầu đồng là hợp kim đồng kẽm)Dưới đây là tấm thép dày 10mm bị đạn PP có mã hiệu GAU-7N(H)13 bắn thủng ở cự li 200m.5- Đạn 7,62 B/Б-30:Năm 1930 đạn được tiếp nhận trang bị với đầu đạn có khả năng xuyên thép nhằm thay thế mẫu đạn 1916 cùng tính năng. Đầu đạn lưỡng kim, lõi thép bọc chì có đầu nhọn được tôi luyện đặc biệt để xuyên thép. Khi xuyên vào vận cản thép, lõi thép trong đầu đạn phá áo ngoài xuyên vào vật cản triệt phá mục tiêu.Ở đầu mũi viên đạn được sơn đen 5mm.-Đạn 7,62 Б-30 "gl/гл" (Mã hiệu GAU/ГАУ - 57-B/Б-222) - Đạn có đầu đạn xuyên thép, vỏ đạn bằng đồng.6-Đạn B/Б-32:Năm 1932 đạn B-32 được bổ sung thêm vào danh sách đạn dược, đạn thuộc chủng xuyên thép -gây cháy(Ban đầu B-32 chỉ đơn giản được gọi là đạn xuyên thép). Không giống với đạn B-30, đạn B-32 ở đầu lõi thép thay vì bọc chì được bọc chất gây cháy. Khi xuyên vào vật cản cứng, đầu đạn bị cản lại đột ngột, lúc này lõi thép theo quán tính vẫn tiếp tục lao về phía trước, đồng thời ép chất gây cháy và đốt cháy nó. Sau khi phá hủy áo ngoài, lõi thép của đầu đạn xuyên vào vật cản, chất gây cháy bị giữ lại ở lỗ thủng , ma sát giữa lõi thép và vật cản bắt cháy. Loại đạn B-32 thường được sử dụng để bắn vào các thùng nhiên liệu của các xe vận tải , xe chở quân bọc thép.Đạn B-30 và đạn B-32 ở cự li 200m bảo đảm 100% xuyên thủng tấm thép dày 10mm.Đầu mũi đạn B-32 được sơn đen với viền đỏ bên dưới.Năm 1954 đạn 7,62 B-32 được nâng cấp tăng khả năng xuyên thép, gây cháy. Vỏ đạn bằng đồng được thay thế bằng lưỡng kim.- Đạn 7,62 B/Б-32 "gzh/гж" (Mã hiệu GAU/ ГАУ - 57-BZ/БЗ-323) - Đạn xuyên thép-gây cháy có vỏ lưỡng kim.- Đạn 7,62 B/Б-32 "gzh/гж" (Mã hiệu GAU/ГРАУ - 7-BZ/БЗ-3) - Đạn xuyên thép-gây cháy có vỏ lưỡng kim.- Đạn 7,62 Б-32 "gl/гл" (Mã hiệu GAU/ ГАУ - 57-BZ/БЗ-322) - Đạn xuyên thép-gây cháy có vỏ đồng.-Đạn 7,62 Б-32 "gs/гс" (Mã hiệu GAU/ ГРАУ - 7-BZ/БЗ-3-01) - Đạn xuyên thép-gây cháy có vỏ thép.7-Đạn BP/БП( Mã hiệu 7N/H26).Trong năm 1990, đạn BP được chấp nhận trang bị , đạn 1 lần nữa được cải tiến gia tăng khả năng xuyên thép nhờ lõi đạn được làm từ thép mác 70, vỏ đạn lưỡng kim.8-Đạn 7,62 T-46.Năm 1938 Liên Xô bắt đầu sản xuất đạn vạch đường (đạn lửa). Đặc điểm của viên đạn là giúp cho xạ thủ quan sát được đường đạn ở cự li đến 1000m. Tuy nhiên đạn vạch đường chủ yếu được dùng cho BB, lắp bắn kèm với đạn thường. Nhược điểm của đạn vạch đường là rễ làm lộ vị trí ẩn lấp của xạ thủ, đạn có độ chụm và xuyên thép kém so với các loại đạn khác.Đạn vạch đường T-46 đầu mũi đạn sơn mầu xanh lá cây.- Đạn 7,62 Т-46 "gzh/гж" (Mã hiệu GAU/ГАУ - 57-Т-323) - Đạn vạch đường có vỏ lưỡng kim.- Đạn 7,62 Т-46 "gl/гл" (Mã hiệu GAU/ГАУ - 57-Т-322) - Đạn vạch đường vỏ bằng đồng. 9-Đạn mang mã hiệu 7N(H)-1.Vào giữa thập niên 60 để tăng hiệu quả của súng trường bắn tỉa Dragunov, người ta đã sản xuất 1 loại đạn 7,62 mới được trang bị năm 1967. Đạn 7N-1 có độ chụm cao hơn đạn PLS từ 2-2,5 lần. Lõi đạn được đặt trực tiếp vào vỏ đạn, điều này cho phép tối ưu hóa trọng tâm, trọng lực của đầu viên đạn, hoàn toàn loại bỏ sự lệch tâm do công nghệ bọc lõi đạn trước đây (Lõi đạn trước đây cụt đầu và được bọc chì sau mới tới lớp vỏ ngoài). Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới độ phát tán đạn LPS.10-Đạn xuyên thép mã hiệu 7N(H)-14.Đạn 7N-14 là phiên bản đạn nâng cấp từ 7N-1, thay vì lõi thép làm bằng thép mác 10, thì nay làm bằng thép U12A có xử lý nhiệt. Đạn 7N-14 có khả năng xuyên thủng tấm thép mác 2P dày 5mm ở cự li 300m.11-Đạn giả.Ở đầu miệng vỏ đạn được gấp lại bằng sao 6 cánh mục đích bít kín phần thuốc súng trong viên đạn.12-Đạn 7,62 UZH/УзĐây là đạn sử dụng trong nhà máy sản xuất súng bắn tỉa, mục đích để nhà sản xuất kiểm tra súng trước khi xuất xưởng, trong viên đạn lượng thuốc súng được lạp tăng hơn so với các loại đạn khác. Đạn 7,62 UZH(đạn kiểm tra) thường được mang các mã hiệu:-Đạn 57-U(У)-322 - Đạn được lạp tăng thuốc súng có vỏ đồng.-Đạn 57-U(У)-323 - Đạn được lạp tăng thuốc súng có vỏ lưỡng kim.13-Đạn 7,62 mã hiệu 57NE(HE)-UTR(УЧ).Đây là đạn huấn luyện được sản xuất nhằm huấn luyện, thao tác tháo lắp đạn cho xạ thủ, đạn không có thuốc súng và hạt nổ, trên vỏ đạn rập mõm 4 đường dọc theo vỏ đạn. Nhãn: Nguyên lí hoạt động6 nhận xét:
- quysaigonlúc 08:17 17 tháng 7, 2013
tuyệt vời với các kiến thức bạn có, cám ơn rất nhiều, bạn đã cung cấp nhiều thông tin bổ ít
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 00:02 26 tháng 4, 2019
quá chi tiết! các loại đạn lớn hơn thì sao bạn ơi? Đây hình như mới là đạn của AK.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:02 3 tháng 7, 2019
Dưới đích của viên đạn có ký hiệu vậy nghĩa của nó là gì à! Ở đây em có nhặt được 1 viên có ký hiệu 7 2 L C và thắc mắc nó được dùng cho súng nào ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Củ Cảilúc 12:31 12 tháng 12, 2019
Nghe có vẻ là đạn 5.56x45 của súng m16, kts hiệu ở đáy chỉ là số lô sản xuất thôi
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Củ Cảilúc 12:31 12 tháng 12, 2019
- Hống Phúclúc 21:42 3 tháng 9, 2021
SỐ 72 là Năm SX, Ký hiệu LC có thể là Lô Sx với loại thuốc phóng. Đây là loại đạn của quân Mỹ, các ký hiệu thường thấy như : LC có vòng sơn chống ẩm hạt nổ màu xanh dương, WRA màu tím, TC màu đỏ....
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Hống Phúclúc 21:58 3 tháng 9, 2021
Àh nhầm, TW chứ không phải TC
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:kienthucquansuvietnam@gmail.com
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Kí ức hào hùng
Tìm kiếm Blog này
Nhãn
- áo giáp (1)
- Nguyên lí hoạt động (7)
- súng bắn tỉa (14)
- súng bộ binh (2)
- súng đại liên (4)
- súng máy (3)
- súng phóng lựu chống bộ binh (18)
- súng phóng lựu chống tăng (12)
Bài đã đăng
- ► 2013 (3)
- ► tháng 1 (3)
Giới thiệu về tôi
ttt Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiTừ khóa » Các Loại đạn Ak
-
Ảnh: Giải Mã Màu Sắc Trên Các Viên đạn Súng AK | VOV.VN
-
Súng Trường Tự động Kalashnikov – Wikipedia Tiếng Việt
-
7,62×39mm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Mã Màu Sắc Trên Các Viên đạn Súng AK - Báo Hà Tĩnh
-
Tìm Hiểu Về Đạn AK47 (7,62x39mm)
-
Tổng Hợp Các Loại đạn Phổ Biến Hiện Nay Trong Quân đội
-
Giải Mã Màu Sắc Trên Các Viên đạn Súng AK - SOHA
-
Đạn Của Súng Tiểu Liên AK Có Mấy Loại? A. 2 Loại : Đạn Thường
-
Súng Trường Tấn Công - Wikiwand
-
Đạn Hơi AK - Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng
-
Hàn Quốc Sản Xuất Thành Công Mũ Chống Các Loại đạn Súng Lục
-
Tại Sao đạn Súng Tiểu Liên AK-47 Có Nhiều Màu Sắc Khác Nhau?