Ký Hiệu Dấu Chấm Dôi | Học Viện âm Nhạc SEAMI

Ký hiệu dấu chấm dôi

Dấu chấm dôi là một ký hiệu trong bản nhạc mà người chơi nhạc sẽ gặp thường xuyên. Vậy dấu chấm dôi là gì, nó có ảnh hưởng thế nào đến trường độ? Hãy cùng SEAMI hiểu rõ nó qua bài viết này nhé !

Dấu chấm dôi là một dấu chấm nhỏ đặt ở bên phải của nốt nhạc. Dấu chấm dôi làm tăng thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc đó. Hay nói cách khác, giá trị của dấu chấm dôi bằng một nửa giá trị trường độ của nốt đứng trước.

Hình ảnh thí dụ – Nguồn: Lí thuyết âm nhạc cơ bản (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm)

Ngoài dấu chấm dôi đơn chúng ta còn có dấu chấm dôi kép (hai dấu chấm dôi). Dấu chấm dôi thứ hai làm tăng thêm một nửa giá trị trường độ của dấu chấm dôi đầu.

Hình ảnh thí dụ – Nguồn: Lí thuyết âm nhạc cơ bản (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm)

Dấu chấm dôi và dấu chấm dôi kép còn được dùng với dấu lặng:

Hình ảnh thí dụ – Nguồn: Lí thuyết âm nhạc cơ bản (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm)

Trong thí dụ, dấu lặng trắng (có trường độ bằng nốt trắng) chấm dôi sẽ có giá trị trường độ là 3 phách tương đương với dấu lặng trắng và dấu lặng đen. Ở đây giá trị trường độ dấu chấm dôi sẽ là 1 phách. Tương tự, lặng đen chấm dôi có giá trị trường độ là 1,5 phách. Dấu lặng đen chấm dôi kép có tổng giá trị trường độ là 1,75 phách trong đó giá trị trường độ của dấu chấm đầu là 0,5 phách và dấu chấm thứ hai là 0,25 phách.

Người viết: Nguyễn Oanh

Nguồn tham khảo:

PGS. TS Phạm Tú Hương, Lí thuyết âm nhạc cơ bản (Giáo trình Cao đẳng Sư phạm), Nxb Đại học Sư phạm

Từ khóa » Nốt Tròn Chấm Dôi