Ký Hiệu đèn Báo Lỗi Trên Taplo Xe ô Tô Nói Lên điều Gì?

Bạn đang sử dụng ô tô bình thường nhưng rồi một ngày kia bạn nhận thấy có một biểu tượng lạ xuất hiện trên taplo xe ô tô hay còn gọi là đèn báo lỗi. Bạn phân vân không biết xử lý như thế nào và biểu tượng này có ý nghĩa gì thì hãy xem nhanh qua bài viết này và tra cứu nhanh đến ký hiệu đèn báo lỗi trên taplo xe ô tô để tìm hiểu rõ nguyên nhân và khắc phục.

64 ký hiệu đèn cảnh báo phổ biến trên taplo

Có tất cả 64 ký hiệu đèn cảnh báo phổ biến trên bảng táp lô của tất cả các hãng xe. Nhưng trong đó chỉ có 12 ký hiệu đèn là thường xuyên xuất hiện ở các mẫu xe, và những chiếc xe đang được sử dụng ở Việt Nam cũng vậy.

Số lượng ký hiệu đèn cảnh báo ngày càng nhiều

Và trong các mẫu xe đời mới thì ngày càng có nhiều ký hiệu đèn báo trên ô tô.

Ý nghĩa đèn báo lỗi trên taplo ô tô

1. Đèn cảnh báo phanh tay

Ý nghĩa: Có thể cần phanh tay đang kéo lên trong khi đang đạp ga.

Xử lý: Cần Kiểm tra ngay phanh tay của xe

2. Đèn cảnh báo nhiệt độ

Ý nghĩa: Đèn bật sáng khi nhiệt độ động cơ cao hơn mức cho phép (động cơ nóng quá mức).

Xử lý: Dừng xe ngay lập tức, kiểm tra nước làm mát và châm thêm nếu cần thiết.

Để xe ở trạng thái không nổ máy ít nhất 30 phút sau đó mở máy và kiểm tra lại.

3. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp

Ý nghĩa:

Khi đèn sáng có thể xe của bạn bị:

  • Áp suất dầu trong động cơ có thể quá thấp , xe thiếu dầu.
  • Bơm dầu có thể bị hỏng hoặc đường ống dẫn bị tắc.
  • Dầu nhớt đang sử dụng không đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất. Xử lý:

Dừng xe, kiểm tra dầu nhớt đang sử dụng.

Chú ý đến tình trạng thiếu dầu. Nếu có sẽ khiến động cơ bị bó, các chi tiết không được bôi trơn gây hỏng động cơ.

4. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện

Ý nghĩa:

Cảm biến (sensor) trợ lực có thể bị lỗi hoặc hỏng hoặc hệ thống trợ lực lái điện EPS bị trục trặc dẫn đến đèn bật sáng

Xử lý:

  •  Căn chỉnh lại cảm biến trợ lực hoặc thay thế mới tùy thuộc tình trạng cụ thể.
  • Kiểm tra tình trạng xe, đặc biệt khi tay lái bị lệch và khó điều khiển (cảm giác nặng khi bẻ lái).

5. Đèn cảnh báo túi khí

Ý nghĩa: Hệ thống túi khí bị trục trặc hoặc một hay nhiều túi khi bị đang bị vô hiệu hóa bằng tay.

Xử lý: Mang xe đi kiểm tra ở trung tâm uy tín.

6. Đèn cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện

Ý nghĩa: Ắc quy chưa được sạc hoặc sạc không đúng cách. ….thường  xuất hiện khi động cơ đang tắt.

Xử lý: Kiểm tra và sạc lại ắc quy đúng cách.

7. Đèn báo khóa vô lăng

Ý nghĩa: Đèn báo khóa vô lăng bật sáng khi vô lăng bị khóa

Xử lý: Kiểm tra khóa vô lăng.

8. Đèn báo bật công tắc khóa điện

Ý nghĩa: Đèn sáng khi khóa điện đang ở trạng thái “khóa”.

Xử lý: Mở lại công tắc khóa điện.

9. Đèn báo chưa thắt dây an toàn

Ý nghĩa: Có ít nhất 1 dây an toàn chưa được thắt.

Xử lý: Kiểm tra lại việc thắt dây an toàn ở các ghế ngồi.

10. Đèn cảnh cửa xe mở

Ý nghĩa: Một hoặc nhiều cửa xe chưa được đóng kín đúng cách đèn sẽ sáng lên

Xử lý: Kiểm tra và đóng kín tất cả cửa xe.

11. Đèn báo nắp capo mở

Ý nghĩa: Nắp ca-pô đang mở, chưa được đóng kín đúng cách cũng khiến đèn sáng

Xử lý: Kiểm tra và đóng kín nắp ca-pô lại

12. Đèn báo cốp xe mở

Ý nghĩa: Đèn sáng khi cốp sau xe đang được mở, chưa đóng đúng cách

Xử lý: Kiểm tra và đóng kín cốp xe.

13. Đèn cảnh báo động cơ khí thải

Ý nghĩa: Động cơ có vấn đề, lượng khí thải cao hơn mức tiêu chuẩn cũng là nguyên nhân khiến đèn cảnh báo động cơ khí thải sáng lên.

Xử lý: Đưa xe đến các trung tâm chăm sóc xe để kiểm tra.

14. Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel

Ý nghĩa: Bộ lọc hạt diesel có vấn đề khiến lượng khí thải cao hơn tiêu chuẩn. Xử lý: Đưa xe đi kiểm tra.

15. Đèn báo cần gạt kính chắn gió tự động

Ý nghĩa: Cần gạt tự động của kính chắn gió có thể bị lỗi.

Xử lý: Kiểm tra tình trạng cần gạt.

16. Đèn báo sấy nóng bugi/dầu diesel

Ý nghĩa: Bugi sấy nóng dầu giúp xe dễ khởi động, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh.

Xử lý: Đợi cho đến khi đèn hết sáng mới khởi động xe.

17. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp

18. Đèn cảnh báo phanh chống bó cứng

Ý nghĩa: Các cảm biến ở bánh xe phát hiện hệ thống chống bó cứng phanh (ABS – Anti-Lock Brake System) không hoạt động tốt.

Xử lý: Đưa xe đi kiểm tra.

19. Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử

Ý nghĩa: Hệ thống cân bằng thân xe đang hoạt động. Khi đường trơn trượt, sẽ giúp xe cân bằng (chống bị trượt), tăng độ bám đường khi phải đánh lái nhiều. Xử lý: Nếu các tài xe không thích chức năng này có thể tắt đi. Nhưng đối với người lái xe thông thường, không nên tắt đèn này.

20. Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp

Ý nghĩa: Một hoặc nhiều lốp xe đang bị non hơi, áp suất lốp không đủ. Xử lý: Kiểm tra lốp xe và bơm hơi đúng áp suất tiêu chuẩn.

21. Đèn báo cảm ứng mưa

Ý nghĩa: Cảm ứng mưa có thể bị lỗi.

Xử lý: Mang  xe đi kiểm tra nếu cần thiết.

22. Đèn cảnh báo má phanh

Ý nghĩa: Má phanh của một trong số bánh xe bị mòn quá mức cho phép. Xử lý:  Kiểm tra và thay má phanh để đảm bảo an toàn.

23. Đèn báo tan băng cửa sổ sau

Ý nghĩa: Ở các nước lạnh, đèn này báo hiệu rằng cửa sổ sau xe có băng bám nhiều,cần làm tăng băng.

24. Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động

Ý nghĩa: Hộp số tự động đang gặp lỗi.

Xử lý:  Nên gọi cứu hộ đưa xe đi kiểm tra ngay mà không nên lái xe khi đèn này báo sáng. Đây là tình huống nguy hiểm.

25. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo

26. Đèn báo giảm xóc

27. Đèn cảnh báo cánh gió sau

28. Báo lỗi đèn ngoại thất

29. Cảnh báo đèn phanh

30. Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng

31. Ký hiệu đèn pha ô tô : đèn báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha

32. Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng

33. Báo lỗi đèn móc kéo

34. Đèn cảnh báo mui của xe mui trần

35. Đèn báo chìa khóa không nằm trong ổ

36. Đèn cảnh báo chuyển làn đường

37. Đèn báo nhấn chân côn

38. Đèn cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp

39. Đèn báo sương mù phía sau

40. Đèn báo sương mù phía trước

41. Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình

42. Đèn báo nhấn chân phanh

43. Đèn báo sắp hết nhiên liệu

44. Đèn báo rẽ

45. Đèn báo chế độ lái mùa đông

46. Đèn báo thông tin

47. Đèn báo trời sương giá

48. Cảnh báo điều khiển từ xa sắp hết pin

49. Đèn cảnh báo khoảng cách

50. Đèn cảnh báo bật đèn pha

51. Đèn báo thông tin đèn xi nhan

52. Đèn cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác

53. Đèn báo phanh đỗ xe

54. Đèn báo hỗ trợ đỗ xe

55. Đèn báo xe cần bảo dưỡng

56. Đèn báo nước vô bộ lọc nhiên liệu

57. Đèn báo tắt hệ thống túi khí

58. Đèn báo lỗi xe

59. Đèn báo bật đèn cos

60. Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn

61. Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu

62. Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo

63. Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu

64. Đèn báo giới hạn tốc độ

Xử lý xóa lỗi cho các dòng xe Audi – Volkswagen

Với các dòng xe có xuất xứ từ Đức như Audi hay Volkswagen hoặc những hãng xe thuộc công ty con của tập đoàn Volkswagen thì các hệ thống điện sẽ được xử lý bằng hộp điều khiển. Vì vậy không chỉ khi các phần cứng hệ thống trong xe có vấn đề mà xe mới báo lỗi. Đôi khi chỉ vì tháo các chi tiết, gỡ giắc dây điện cũng làm xe bị báo lỗi. Để xử lý các vấn đề này có thể dùng phần mềm để xóa lỗi thì xe sẽ hoạt động lại như bình thường.

Ô tô Tuấn đồng thời cũng là địa chỉ xóa các lỗi sau khi tháo ghế, tháo túi khí trên vô lăng và các lỗi khác bằng phần mềm chính hãng. Quý khách có thể liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Các Biển Báo Lỗi Trên Xe ô Tô