Ký Hiệu TM (™) Trên Sản Phẩm Có ý Nghĩa Gì? - Luật Sư X

Tên bao bì của một số sản phẩm, chúng ta thường thấy có ký hiệu TM (™). Vậy ký hiệu TM (™) trên sản phẩm có ý nghĩa gì? Đây cũng là một câu hỏi khá khó vì rất ít người biết được ý nghĩa của ký hiệu này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật sư X chúng tôi về Ký hiệu TM (™) trên sản phẩm có ý nghĩa gì? sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu ý nghĩa của ký hiệu này.

Cơ sở pháp lý

Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019

Nội dung tư vấn

Ký hiệu TM (™) trên sản phẩm có ý nghĩa gì?

Ký hiệu TM (™) trên sản phẩm là ký hiệu viết tắt của Trademark, nghĩa là nhãn hiệu. Mục đích doanh nghiệp sử dụng kí hiệu Trademark chỉ để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của họ với sản phẩm dịch vụ công ty khác. Ở một số quốc gia, người ta còn sử dụng cả SM (Service Mark, nghĩa là dấu hiệu dịch vụ) cho các sản phẩm dịch vụ.

Ký hiệu TM này được dùng khi chưa nộp đơn đăng ký bảo hộ; hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký; hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm.

Việc sử dụng kí hiệu này có vẻ “tùy sở thích” của doanh nghiệp, doanh nghiệp không có các quyền quan trọng như định đoạt, chống lại sự xâm phạm sở hữu trí tuệ của người khác… Do vậy, khi có tranh chấp về nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm nhãn hiệu TM (™) sẽ không được bảo vệ quyền lợi như sử dụng ký hiệu (R) trên sản phẩm, dịch vụ.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay còn gọi là đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
  • Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
  • Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  • Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra; dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng; huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp; hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.

– Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn; từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn; trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận. Trong vòng 2 tháng nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót; sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối; ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

– Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Bước 4: Thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Ký hiệu TM (™) trên sản phẩm có ý nghĩa gì?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao nhieu ngày?

Theo quy định tại Điều 52 VBHN 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ:– Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ trong 15 ngày kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.– Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả; quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Thời gian cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?

Thời gian cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể được hiểu là tổng thời gian cần có để yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.Theo đó, thời gian này sẽ tính từ khi chủ thể nộp đơn nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn này sẽ được tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vì vậy, thời gian cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Tm Là Viết Tắt Của