Ký Hiệu Van Thủy Lực Có Ý Nghĩa Trong Bản Vẽ Như Thế Nào

Khi nắm được rõ ký hiệu van thủy lực các bạn có thể dễ dàng đọc hiểu cũng vẽ được sơ đồ hệ thống thủy lực. Cùng chúng tôi tìm hiểu về ký hiệu của từng loại van thủy lực trong bài viết dưới đây nhé!

Ký hiệu van thủy lực một chiều

Van thủy lực một chiều là dòng van phổ biến nhất trong các hệ hệ thống thủy lực. Nó được lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau trên đường ống dẫn. Van này chỉ cho dòng lưu chất đi theo một chiều duy nhất đồng thời ngăn chặn được việc dầu chảy ngược về. Điều này giúp bảo vệ bơm và chống tụt áp cho các xi lanh. Tùy theo hệ thống mà khách hàng có thể sử dụng van 1 chiều thông thường hoặc van 1 chiều có lò xo. Trong bản bản vẽ van thủy lực 1 chiều được ký hiệu như sau:

Ký hiệu van thủy lực 1 chiều

Ký hiệu van thủy lực 1 chiều

Ký hiệu van thủy lực giảm áp

Đây là ký hiệu van thủy lực giảm áp thuộc nhóm van áp suất. Van này có nhiệm vụ chính là giảm áp suất làm việc của hệ thống thủy lực, như vậy áp suất ở cửa ra của van luôn nhỏ hơn áp suất đầu vào.

Van giảm áp kết hợp với một bơm áp cao là giải pháp tiết kiệm nhất được đưa ra để thống thủy lực có 2 đường ống dẫn với 2 mức áp suất khác nhau theo yêu cầu làm việc. Điều này sẽ giúp vừa đảm bảo được áp cao cho chấp hành vừa giúp các thiết bị khác không bị khác không bị phá hủy do áp cao.

Ký hiệu van an toàn thủy lực

Van này có chức năng là giúp cho hệ thống thủy lực luôn ở trong phạm vi an toàn, không xảy ra hiện tượng vượt qua mức áp đã được cài đặt sẵn. Trong quá trình vận hành, nếu như áp suất tăng quá cao, vượt mức quy định thì van an toàn thủy lực sẽ lập tức mở cửa để dầu có thể chảy về bể chứa, từ đó giúp hạ áp. Điều này sẽ kéo dài cho đến khi áp về lại mức an toàn.

Như vậy chúng ta có thể thấy, van an toàn thủy lực có thể bảo vệ đường ống dẫn dầu, bơm cùng các thiết bị khác trong hệ thống không xảy ra sự cố do quá áp.

Người ta thường ký hiệu van an toàn thủy lực trong bản vẽ như sau:

Ký hiệu của van an toàn thủy lực

Ký hiệu của van an toàn thủy lực

Ký hiệu của van tiết lưu

Van tiết lưu là van không thể thiếu trong hệ thống thủy lực. Chức năng của nó là điều chỉnh lưu lưu lượng của chất lỏng thủy lực đi qua van. Nhờ đó mà nó tham gia gián tiếp vào công tác điều chỉnh vận tốc của xi lanh và các thiết bị chấp (chậm lại hoặc nhanh hơn) theo mong muốn của người dùng.

Lưu lượng của chất lỏng thủy lực trong hệ thống sẽ phụ thuộc vào tiết diện của dòng chảy khi đi qua van tiết lưu. Nếu như tiết diện càng lớn thì lưu lượng dầu càng càng lớn và ngược lại nếu tiết diện càng bé thì lưu lượng chất lỏng thủy lực càng nhỏ.

Hiện nay người ta phân chia thành 3 loại van tiết lưu có ký hiệu lần lượt như sau:

Ký hiệu van tiết lưu thủy lực

Ký hiệu van tiết lưu thủy lực

Ký hiệu van phân phối 3/2

Van phân phối 3/3 hay còn gọi là van thủy lực 3/2, van đảo chiều 3/2. Sở dĩ van này được gọi như vậy là vì được thiết kế với 2 vị trí (trái/phải) và 3 cửa làm việc ( cửa xả, cửa vào, cửa làm việc). Tùy thuộc vào tín hiệu van nhận được mà sẽ hoạt động ở trạng thái 1 hoặc 2.

Khi ở trạng thái 1, chất lỏng thủy lực sẽ được dẫn vào khoang bên trái và đến xi lanh bên trái. Khoang bên phải sẽ không chứa chất lỏng thủy lực, đồng thời cũng không có hiện tượng hồi dầu về thùng chứa từ khoang phải. Với nguyên lý như vậy xi lanh chỉ có 1 lần sinh công duy nhất.

Van thủy lực 3/2 thích hợp để sử dụng cho hệ thống sử dụng xi lanh 1 chiều. Ký hiệu của nó trên sơ đồ như sau:

Ký hiệu van thủy lực 3/2

Ký hiệu van thủy lực 3/2

Van phân phối 4/3

Van phân phối 4/3 là loại van thủy lực được thiết kế với cấu tạo gồm:

  • Cửa T: Cửa xả
  • Cửa P: Cửa vào
  • Cửa A, B: Cửa làm việc
  • Ba vị trí làm việc: Trái, phải, giữa

Tùy thuộc vào vị trí của lõi van mà chất lỏng thủy sẽ đi lên, hồi về từ cửa A hoặc cửa B và trạng thái các cửa thông với nhau hay không. Nếu như lõi van ở chính giữa, van sẽ ở trạng thái bình thường. Xi lanh lúc này sẽ không chuyển động, đồng thời cửa dầu vào và cửa dầu xả đóng.

Van sẽ ở trạng thái 2, trạng thái 3 nếu nhận được sự tác động của lực cơ học hoặc lực điện từ. Lõi van sẽ dịch chuyển đến vị trí phải hoặc vị trí trái. Dầu sẽ được đưa từ cửa P lên cửa A. Sau khi làm việc xong, dầu (chất lỏng thủy lực) sẽ đi từ cửa B xuống cửa T.

Ký hiệu van thủy lực 4/3

Ký hiệu van thủy lực 4/3

Van đảo chiều 5/2

Tương tự như với van phân phối 4/2, van phân phối 5/2 cũng có 2 vị trí làm việc nhưng điểm khác là nó có đến 5 cửa với: 2 cửa làm việc, 2 cửa xả, 2 cửa vào. Van này phù hợp để dùng cho những hệ thống mà xi lanh làm việc liên tục, tần suất tiến lùi cao và luân phiên. Ký hiệu của van đảo chiều 5/2 như sau:

Ký hiệu van thủy lực 5/2

Ký hiệu van thủy lực 5/2

Van phân phối 5/3

Đây là van thủy lực 5/3, khi nhìn vào ký hiệu ta có thể xác định được rõ 3 vị trí làm việc của van gồm: trái, phải, giữa cũng như 5 cửa của van với 2 cửa làm việc, 1 cửa vào, 2 cửa xả. Van phân phối 5/3 thủy lực là lựa chọn tối ưu khi cần điều khiển xi lanh dầu 2 chiều đứng nguyên vị trí hoặc tiến, lùi.

Ký hiệu van thủy lực 5/3

Ký hiệu van thủy lực 5/3

Trên đây là thông tin về ký hiệu của các loại van thủy lực chúng tôi đã tổng hợp lại để chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đã biết được đặc điểm cũng như nắm được rõ ký hiệu van thủy lực để từ đó có thể đọc các bản vẽ thi công dễ dàng hơn.

Từ khóa » Bằng Ký Hiệu Dùng Trong Thủy Lực