Kỹ Năng đàm Phán, Chìa Khóa Thành Công Trong Giao Dịch
Có thể bạn quan tâm
Một trong những kỹ năng không thể thiếu trong kinh doanh là kỹ năng thương lượng và đàm phán. Đàm phán không chỉ cần khi ký các hợp đồng giao dịch thương mại, mà ngay cả trong công tác quản lý nhân sự, tuyển chọn lao động, hay đơn cử như khi cần đưa ra một ý kiến trước tập thể thì chủ doanh nghiệp phải có những kỹ năng để bảo vệ quan điểm của mình.
Nhiều doanh nghiệp đã có được những hợp đồng tốt nhờ vào tài đàm phán. Trong ảnh: Lãnh đạo Công ty CP Công nghệ Việt -Séc ký hợp đồng đóng tàu chuyên dụng cho khách hàng. |
Trong giai đoạn hiện nay, công tác đàm phán càng trở nên quan trọng hơn do kinh tế suy giảm, thị trường co hẹp, đầu ra cho sản phẩm khó khăn hơn. Theo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và marketing Phạm Đức Đạt, Giám đốc Công ty AmBrand (TP. Hồ Chí Minh), khi có vấn đề cần đàm phán, trước khi ngồi đối diện với đối tác để trao đổi ý kiến và mặc cả về một hợp đồng kinh tế, các doanh nhân cần có sự chuẩn bị tích cực, nắm rõ thông tin về đối tác và phải có nghệ thuật giao tiếp. Trong quá trình đàm phán, cần tách con người ra khỏi vấn đề, hai bên không nên quá quan tâm vào lập trường mà nên tập trung vào lợi ích của nhau thì mới dễ dàng đi đến một “kết thúc có hậu”, làm thỏa mãn lợi ích của đôi bên.
Giải quyết vấn đề dựa trên lợi ích của đôi bên là cách tối ưu, thường được giới kinh doanh sử dụng trong các cuộc đàm phán giao dịch thương mại. “Giá trị của nghệ thuật đàm phán là ở chỗ phải biết lắng nghe đối tác cần gì và cố gắng phân tích lợi ích của họ và của bản thân mình. Từ đó, đưa ra giải pháp cuối cùng sao cho đôi bên đều thỏa mãn” - ông Phạm Đức Đạt nói.
Tuy nhiên, trong kinh doanh cũng có những cuộc đàm phán mang tính chất tranh chấp. Trong trường hợp này nhiều người đã sử dụng “đòn cân não” ngay từ đầu khiến đối phương mất bình tĩnh, để lộ nhiều thông tin và điểm yếu. Và, họ đã lợi dụng điều này để tấn công liên tiếp, làm cho đối phương nghĩ rằng rất khó bỏ qua những điều kiện của họ và đi đến tâm lý “thỏa hiệp cho xong”, khi đó đối phương sẽ vứt bỏ nhiều lợi ích của họ.
Tại buổi tập huấn về nghệ thuật thương lượng và đàm phán do VCCI Vũng Tàu tổ chức giữa tháng 12 này, thạc sĩ Phạm Đức Đạt đã chia sẻ cùng các học viên một câu chuyện rất sống động được coi như một trải nghiệm nhỏ trong nghệ thuật đàm phán, tạm gọi là câu chuyện chia cam: Có một quả cam nhưng cả hai chị em đều muốn sử dụng để phục vụ mục đích riêng mình: Một người muốn lấy vỏ để làm bánh và người kia muốn có một ly nước cam. Là người thứ ba phải đứng ra giải quyết vấn đề, nếu bạn cắt quả cam ra làm đôi và chia cho mỗi người một nửa là bạn đã thất bại, vì chắc chắn không ai trong số họ muốn nhận một nửa quả cam. Còn nếu bạn giải quyết vấn đề dựa trên mục đích sử dụng của hai người là lấy toàn bộ vỏ cam giao cho người có nhu cầu làm bánh, còn lại phần ruột giao người có nhu cầu uống nước, thì bạn sẽ có một kết quả đàm phán thông minh. |
Giới kinh doanh rất cần phải biết giữ thái độ bình tĩnh khi thương thuyết với khách hàng. Một chủ nhà hàng kể, anh ta thường xuyên bị khách hàng kiếm cớ “chê” chất lượng phục vụ của nhân viên, nhằm mục đích hạ giá dịch vụ khi đi đặt tiệc. Thay vì “đỏ mặt tía tai” vì bỗng dưng vô cớ bị chê trách, anh đã sử dụng nghệ thuật thỏa hiệp với khách hàng bằng cách giả vờ công nhận sự yếu kém của mình và đề nghị khách hàng cùng kiểm soát chất lượng phục vụ của nhân viên. Anh cam kết, nếu trong quá trình phục vụ, khách phát hiện có sai sót gì thì anh sẽ chịu trách nhiệm. Với “chiêu” thỏa hiệp đó anh không những làm cho khách cảm thấy mình quan trọng hơn, mà còn lôi kéo họ đứng về phía mình. Rốt cuộc anh không những không bị giảm một xu nào giá dịch vụ, mà còn tạo thêm uy tín cho mình qua thái độ coi trọng khách hàng.
Đối với khách hàng là người nước ngoài, người tham gia đàm phán thường vấp phải khó khăn về ngôn ngữ. Khi đó đối tác thường lợi dụng sự mất tự tin của đối phương do rào cản ngôn ngữ để khiến đối phương phải thỏa hiệp cho xong. Giám đốc kinh doanh của một Công ty xuất khẩu thủy sản kể, có lần mới bắt đầu cuộc đàm phán anh đã bị đối tác tung một “đòn cân não”: “Làm sao tôi có thể hiểu anh được với kiểu phát âm buồn cười như vậy?”. Rất may lúc đó anh đã kịp nhận ra ý đồ của đối phương và anh đã bình tĩnh đáp lại: “Tôi nghĩ là tôi đã rất cố gắng. Ngôn ngữ của tôi không có liên quan đến vấn đề chúng ta đang thảo luận”. Với câu nói này anh đã vượt qua được áp lực tâm lý, không bị chi phối bởi khả năng ngoại ngữ của mình, mà còn chủ động buộc đối tác phải tập trung vào vấn đề.
Đàm phán là một nghệ thuật không thể thiếu trong kinh doanh. Ai có được kỹ năng đàm phán là coi như nắm trong tay chiếc chìa khóa vàng. Bởi, các hợp đồng giao thương có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào khả năng đàm phán của doanh nghiệp. “Ngoài những khả năng “trời phú”, các nhà doanh nghiệp muốn thành công trong các cuộc thương thảo cần học hỏi rất nhiều về kỹ năng giao tiếp, sự bình tĩnh, khôn khéo và sáng tạo” - đó là ý kiến của thạc sĩ Phạm Đức Đạt. Còn giới kinh doanh, các chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng có những góc nhìn khác nhau về nghệ thuật đàm phán.
Bài, ảnh: LAM PHƯƠNG
Theo Báo BRVT.
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Đơn vị chủ quản: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ghi rõ nguồn "www.baria-vungtau.gov.vn" khi bạn phát hành thông tin từ website nàyTừ khóa » đàm Phán Và Thương Lượng Trong Kinh Doanh
-
Đàm Phán Và Thương Lượng Trong Kinh Doanh - Kiến Thức Đào Tạo
-
Khái Niệm, Phân Loại Và đặc Tính Của đàm Phán, Thương Lượng
-
8 Kỹ Năng đàm Phán Thương Lượng Thành Công Trong Kinh Doanh
-
Các Kỹ Năng Đàm Phán Thương Lượng Trong Kinh Doanh
-
[PDF] KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN THƯƠNG LƯỢNG CƠ BẢN - Topica
-
ĐÀM PHÁN - THƯƠNG LƯỢNG TRONG KINH DOANH - IBEP
-
Kỹ Năng đàm Phán Và Thương Lượng Trong Kinh Doanh Bạn đã Biết ...
-
Học đàm Phán Thương Lượng Trong Kinh Doanh Online - Edumall
-
Nghệ Thuật đàm Phán Trong Kinh Doanh: 8 Kỹ Năng Cần Có - Bizfly
-
Nghệ Thuật Thương Lượng & Đàm Phán - Tổ Chức Giáo Dục Đào Tạo ...
-
Kỹ Năng đàm Phán Và Thương Lượng - Thalic Voice
-
KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, THƯƠNG LƯỢNG - Aimnext Việt Nam
-
8 Lỗi Thường Gặp Khi đàm Phán Trong Kinh Doanh
-
Tin Tức/Mời Doanh Nghiệp Tham Gia Khóa Học Về "Kỹ Năng Thương ...