Kỹ Năng Hoạt Náo Là Gì? Rèn Luyện Kỹ Năng Hoạt Náo Như Thế Nào?

Muốn là tâm điểm của sự chú ý, thu hút mọi người lắng nghe, bạn phải có khả năng điều tiết và kiểm soát nhịp độ bầu không khí tại tập thể mà mình đang hiện diện. Một trong những kỹ năng hỗ trợ tuyệt vời cho mục tiêu này chính là kỹ năng hoạt náo. Không hẳn chỉ những công việc làm ngoài trời mà ngay cả khi đảm nhận nhiệm vụ văn phòng, bạn vẫn nên rèn luyện kỹ năng này để thuận lợi hòa nhập mọi môi trường công việc. Hôm nay, quân sư TalentBold sẽ chia sẻ rõ kỹ năng hoạt náo là gì? Rèn luyện kỹ năng hoạt náo như thế nào mới hiệu quả đến đông đảo bạn đọc. Tìm việc làm hấp dẫn tại TalentBold

1- Kỹ năng hoạt náo là gì?

Kỹ năng hoạt náo là cụm từ thể hiện năng lực thu hút. Ở đây không chỉ là thu hút mọi người dõi theo bạn, mà còn khích lệ mọi người háo hức tham gia các hoạt động mà bạn đang tham gia hoặc đang khởi xướng.

Người có kỹ năng hoạt náo luôn tràn đầy năng lượng khi giao tiếp, họ có khả năng nói chuyện khéo léo, linh hoạt trước đám đông, biết cách phối hợp giữa sự duyên dáng, tinh tế, pha chút hài hước khi khuấy động không khí hoạt động tập thể. kỹ năng hoạt náo là gì >>>> Xem thêm: Cách giao tiếp tốt với đồng nghiệp

2- Vai trò của kỹ năng hoạt náo

2.1. Khích lệ mọi người tham gia hoạt động chung

Mỗi người đều có sự náo nhiệt trong mình, có thể bộc lộ ra hoặc ẩn chứa bên trong. Nhờ kỹ năng hoạt náo, sự nồng nhiệt này được khơi dậy, khích lệ mọi người cùng hướng đến những hoạt động tập thể.

2.2. Gắn kết những cá nhân thành một đội nhóm

Sự giao lưu, trò chuyện là nền tảng giúp gắn kết tập thể, nhưng rất nhiều người ngại ngùng, rụt rè khiến sợi dây gắn kết bị đứt quãng. Chính kỹ năng hoạt náo sẽ giúp mọi thành viên chủ động trải nghiệm, hỗ trợ mọi người hàn gắn lại sợi dây này.

2.3. Duy trì môi trường tập thể năng động, tràn đầy năng lượng

Khó khăn cuộc sống, khó khăn công việc không ai là không đối mặt, nhưng duy trì một tình trạng uể oải như vậy càng khó khăn lún sâu hơn. Cần có một liều thuốc vực dậy tinh thần, truyền tải năng lượng tích cực, và kỹ năng hoạt náo của người quản lý sẽ đảm nhận nhiệm vụ này. vai trò của kỹ năng hoạt náo >>>> Bạn xem thêm: Khái niệm kỹ năng giao tiếp và tầm quan trọng trong công việc

3- Những ai cần rèn luyện kỹ năng hoạt náo

Kỹ năng hoạt náo là một kỹ năng mềm quan trọng, sở hữu kỹ năng này bạn sẽ không ngại ngần khi ở trước đám đông, khi thay đổi môi trường làm việc…,thậm chí còn dễ lan tỏa ấn tượng tốt về sự năng động, nhiệt huyết đến mọi người xung quanh. Tùy vào tính chất công việc mà yêu cầu mức độ kỹ năng hoạt náo ở mỗi cá nhân sẽ khác nhau nhưng chắc chắn cần được rèn luyện, đây là lý do :

3.1. Những công việc thường xuyên nói trước đám đông

Hướng dẫn viên du lịch, diễn giả, dẫn chương trình, giáo viên… là những ngành nghề bắt buộc người đảm nhận phải sở hữu kỹ năng hoạt náo tốt để thu hút mọi người xung quanh chú ý những thông tin mà mình truyền tải.

Những việc làm hấp dẫn

Marketing Manager (Education)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

DIGITAL MARKETING SPECIALIST

TP.HCM

Head of Ecommerce and Digital Marketing

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Tiếp thị/ Thương hiệu , Thương Mại Điện Tử, Bán hàng (Khác)

Brand Manager (Homecare)

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Trưởng Phòng Marketing Online (Bất Động Sản)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Không có kỹ năng hoạt náo đồng nghĩa bạn không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó. Do đó, những ngành nghề khác có thể rèn luyện kỹ năng này ở mức vừa phải,nhưng với các nhóm nghề nghiệp này phải rèn luyện ở mức cao cấp, mức siêu hạng.

3.2. Quản lý thuộc mọi cấp bậc

Nhân viên có thể ít nói, có thể thụ động nhưng người quản lý thì tuyệt nhiên không thể. Vì bạn là đầu tàu, đầu tàu mà yếu thì làm sao đủ sức kéo cả đoàn tàu phía sau về đích đến. Đơn cử trong một cuộc họp cần đóng góp ý kiến cho một sản phẩm mới sẽ có rất nhiều tâm lý hiện hữu trong từng nhân viên:

  • Nói ra ý kiến của mình chưa chắc đã được đồng ý, thôi khỏi nói

  • Lương cũng như nhau, góp ý cũng chẳng được quyền lợi gì, nhiều khi còn bị nói là “tỏ vẻ”, thôi khỏi góp ý

  • Thiết kế này của Sếp, đề nghị sửa lại chắc gì Sếp hài lòng, Sếp nói góp ý nhưng ai mà đoán được ý Sếp

Thế là một buổi họp tẻ nhạt, không mang lại giá trị gì cả, chỉ làm tốn thời gian mọi người. Ví dụ này cho thấy vai trò của kỹ năng hoạt náo ở những người quản lý cực kỳ quan trọng. Nhân viên có an tâm hay không, có nhiệt huyết cải thiện chất lượng công việc hay không đều nằm ở đây.

3.3. Đội ngũ nhân sự các cấp

Bạn là nhân viên, làm trong văn phòng, không phải nói trước đám đông, vậy có cần rèn luyện kỹ năng hoạt náo không? Câu trả lời là “Có”. Bởi lẽ, chúng ta sống trong một tập thể, lớn thì là xã hội, nhỏ chút thì là phòng ban công sở, tất cả những nơi này bạn đều cần giao tiếp, cần hội nhập thì mới có thể tiếp quản tốt những nhiệm vụ được giao phó. Và kỹ năng hoạt náo chính là nguồn cội giúp bạn rút ngắn chặng đường hội nhập này.

Hơn thế nữa, kỹ năng hoạt náo đâu chỉ hướng đến người khác, tự động viên mình bằng chính sự hoạt náo trong mình, chính là cách duy trì nhiệt huyết làm việc tích cực. ai cần kỹ năng hoạt náo >>>> Có thể bạn quan tâm: Trở thành nhà quản lý cần có những kỹ năng nào?

4- Rèn luyện kỹ năng hoạt náo như thế nào

Muốn rèn luyện kỹ năng hoạt náo tốt, bạn không thể rèn luyện một mình mà cần có một tập thể hỗ trợ:

4.1. Chủ động tham gia những hoạt động tập thể phù hợp

Tính cách rụt rè muốn xóa bỏ bạn cần bước ra khỏi khu vực mà bao lâu nay đã quá an toàn, quá tĩnh lặng. Tham gia những câu lạc bộ ngoại ngữ, lớp thể thao, hoạt động hướng đạo sinh, dã ngoại cùng bạn bè… Lúc đầu có thể bạn sẽ chẳng thu thập được thêm chút năng lượng hoạt náo nào cả, nhưng hai lần, rồi ba lần, bạn sẽ nhận thấy bản thân đã có thể tham gia trao đổi, gợi mở câu chuyện cùng mọi người. Đây là tín hiệu tốt cho quá trình rèn luyện kỹ năng hoạt náo.

4.2. Học cách thu hút sự chú ý của người có kỹ năng hoạt náo

Người này có thể là hướng dẫn viên du lịch, trưởng câu lạc bộ… nhưng cũng có thể chỉ là một cá nhân trong tập thể mà bạn đang tham gia. Bạn nhận thấy ở họ có nguồn năng lượng dồi dào, có khả năng tạo sự thu hút mọi người thông qua cách trò chuyện, cách quan tâm, cách nô đùa… Học hỏi cái hay từ người khác, bạn sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian tìm hiểu, trải nghiệm và tự sàng lọc.

4.3. Lựa chọn cách thức hoạt náo phù hợp

Mọi thông tin lắng nghe được, nhìn thấy được, cảm nhận được từ người hoạt náo đều cần sàng lọc trước khi áp dụng cho bản thân. Bởi lẽ, môi trường chúng ta áp dụng kỹ năng hoạt náo sẽ khác nhau, với người hướng dẫn viên du lịch mà bạn học hỏi là ngoài trời nên cách thức hoạt náo là hoạt động thể chất, nhưng với bạn lại là môi trường văn phòng thì cách thức hoạt náo nên là những lời trò chuyện, những câu chuyện vui …

Nếu bạn có được những đối tượng học hỏi theo đúng môi trường mà mình thường tiếp cận mỗi ngày thì quá tốt. Nhưng dù là vậy, kỹ năng hoạt náo đều cần sự sáng tạo, mang sắc thái riêng của từng người thì mới tạo nên sức hút thật sự. rèn luyện kỹ năng hoạt náo >>>> Xem thêm: Bộ kỹ năng dành cho người cần tìm việc

4.4. Thực hành kỹ năng hoạt náo ở những nhóm nhỏ

4.4.1. Xác định đối tượng trong nhóm

Độ tuổi, tính cách, sở thích, tình trạng sức khỏe… của từng thành viên tham gia buổi hoạt động tập thể, bạn đều cần tìm hiểu trước khi triển khai công việc. Có như vậy những nội dung hoạt náo mà bạn dự định thực hiện mới đánh trúng mong muốn của mọi người, dễ dàng thu hút sự quan tâm và hưởng ứng.

4.4.2. Chuẩn bị trước nội dung hoạt náo

Nội dung ở đây bao gồm : thời gian, địa điểm, lịch trình, những câu nói quan trọng không thể thiếu, những nội dung ý nghĩa cần truyền tải… Tất cả cần được chuẩn bị chu toàn dù là trong nhóm nhỏ. Sau này quen rồi, mọi thứ chi tiết sẽ tự động sắp xếp trong đầu bạn, còn bây giờ thì nên dành chút thời gian tỉ mỉ một chút bạn nhé.

4.4.3. Luôn giữ năng lượng tích cực, chủ động khi hoạt náo

Hoạt náo là để truyền năng lượng vui tươi, tích cực cho mọi người. Bản thân chúng ta không thể làm được điều đó nếu năng lượng trong chính chúng ta còn đang thiếu. Hãy luôn “sạc đầy pin” cho tâm hồn, tích trữ đầy năng lượng cho thể chất, ít nhất là suốt thời gian bạn triển khai nhiệm vụ “truyền lửa” cho mọi người xung quanh. Có như vậy, mọi người mới tin tưởng vào những điều tốt đẹp bạn truyền tải, từ đó chủ động gắn kết theo định hướng bạn đề ra.

4.5. Kiểm tra kết quả kỹ năng hoạt náo mang lại

Mỗi trải nghiệm đều sẽ mang đến những bài học bổ ích, không ai tự tin mình luôn hoàn hảo, đặc biệt trong kỹ năng hoạt náo. Vì vậy, lắng nghe đóng góp từ những thành viên tham gia hoạt động tập thể, hoặc nhờ các đàn anh, đàn chị giỏi kỹ năng hoạt náo nhận xét, góp ý giúp, bạn sẽ sớm phát hiện những ưu nhược điểm từ bạn thân để hoàn thiện.

Một tập thể bao gồm nhiều thành viên, mỗi thành viên sở hữu những tính cách khác nhau, nhưng nhờ có kỹ năng hoạt náo, bạn sẽ thuận lợi gắn kết mọi thành viên trong tập thể, thôi thúc mọi người thể hiện cá tính và quan điểm cá nhân một cách tích cực hướng đến mục tiêu chung. Do vậy, dù làm công việc văn phòng nhưng ở vai trò người quản lý, quân sư TalentBold vẫn nhận thấy kỹ năng hoạt náo hỗ trợ rất tốt cho các nhiệm vụ công việc. Rèn luyện kỹ năng hoạt náo như thế nào, quân sư đã chia sẻ trên đây, hãy lựa chọn cho mình một lộ trình thích hợp và triển khai ngay hôm nay bạn nhé !

Dịch vụ trợ lý tuyển dụng

----------------------------------- Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nguồn ảnh: internet 

talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng

Từ khóa » Hoạt Náo Viên Cần Có Những Kỹ Năng Nào