KỸ NĂNG Mà CÔNG CHỨNG VIÊN Cần Có Trong Việc SOẠN THẢO ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Luật
KỸ NĂNG mà CÔNG CHỨNG VIÊN cần có trong việc SOẠN THẢO hợp đồng giao dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.65 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁPKHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC----------------------BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦNKỸ NĂNG CHUNG VỀ CÔNG CHỨNGChuyên đề: Những kỹ năng mà công chứng viên cần có trong việc soạnthảo hợp đồng giao dịchThành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2020MỤC LỤCI. MỞ ĐẦU............................................................................................................ 21. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài............................................................22. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu........................................................ 2II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢNCÔNG CHỨNG..................................................................................................... 21. Khái niệm............................................................................................................22. Quy định pháp luật về việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch................................ 33. Nguyên tắc sạo thảo hoặc kiểm tra nội dung của văn bản công chứng..............43.1. Hình thức văn bản chuyển tải chính xác bản chất pháp lý, nội dung của giaodịch hay hình thức pháp lý đơn phương..................................................................43.2. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên................................................. 53.3. Nội dung văn bản công chứng phải thể hiện chính xác, đầy đủ, trọn vẹn ý chícủa các bên, phù hợp với quy định của pháp luật.................................................. 64. Kỹ năng soạn thảo văn bản công chứng..............................................................94.1. Phần chủ thể......................................................................................................94.2. Phần nội dung (các điều khoản)..................................................................... 164.3. Lời chứng của công chứng viên..................................................................... 18III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG SOẠNTHẢO HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN..................18IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 211I. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứuViệc công chứng, chứng thực đang dần trở nên phổ biến khi mà trongnhiều văn bản pháp luật hiện hành quy định rằng việc công chứng, chứng thựclà điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hay của các giao dịch khác. Như vậy,xét về bản chất pháp lý, văn bản công chứng không chỉ là sản phẩm nghềnghiệp của công chứng viên mà còn là công cụ, phương tiện ghi nhận ý chíchủ quan của mỗi bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch.Trong những năm qua, hoạt động công chứng ở nước ta có những đónggóp thiết thực vào việc cải cách thủ tục hành chính, góp phần lập lại trật tựtrong lĩnh vực giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại….Do văn bản côngchứng, nhất là những văn bản công chứng theo yêu cầu tự nguyện của ngườiyêu cầu công chứng vô cùng đa dạng về thể thức với các điều khoản, điềukiện hoàn toàn khác nhau nên khi soạn thảo hay hay kiểm tra văn bản côngchứng, công chứng viên cần phải trang bị cho mình những kỹ năng và tuânthủ những quy tắc nhất định. Do vậy, việc nghiên cứu kỹ năng mà công chứngviên cần phải có trong việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch nhằm giúp mỗicông chứng viên tuân thủ theo pháp luật và đạo đức hành nghề công chứng.2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứuTìm hiểu về hoạt động soạn thảo văn bản công chứng. Những văn bảnpháp luật quy định về hoạt động công chứng, kỹ năng soạn thảo văn bản hợpđồng, giao dịch của công chứng viên trong quá trình công chứngII. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢNCÔNG CHỨNG1. Khái niệmKhoản 4 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 (dưới đây gọi là Luật Côngchứng) quy định : “Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đãđược công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này”.Như vậy, văn bản công chứng được cấu thành bởi những bộ phận cơbản là hợp đồng, giao dịch và phần lời chứng của công chứng viên. Trongđó phần nội dung hợp đồng, giao dịch nhằm ghi nhận ý chí chủ quan cũng2như sự thỏa thuận của các bên tham gia giao kết, trong khi lời chứng chính làbộ phận thể hiện vai trò, trách nhiệm của công chứng viên đối với bản hợpđồng, giao dịch đó.2. Quy định của pháp luật về việc soạn thảo hợp đồng, giao dịchTheo nội dung Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng, có hai văn bảncông chứng. Loại thứ nhất là văn bản công chứng do công chứng viên soạnthảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng (Điều 40), loại thứ hai làvăn bản công chứng được soạn thảo sẵn (Điều 41).Văn bản công chứng được soạn thảo sẵn có thể được soạn thảo bởi nhiềuđối tượng khác nhau có hiểu biết về pháp luật như: luật sư, chuyên gia tưvấn,… hoặc chính bản thân người yêu cầu công chứng.Dù văn bản công chứng do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị củangười yêu cầu công chứng hay do người yêu cầu công chứng được soạn thảosẵn thì về nguyên tắc công chứng viên vẫn phải là cá nhân chịu trách nhiệmchính đối với tính “xác thực, hợp pháp” của nội dung văn bản công chứng.Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng khẳng định: “Công chứng là việc côngchứng viên của một tổ chứng hành nghề công chứng chứng nhận tính xácthực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đâygọi là hợp đồng giao dịch), tính chính xác, hợp pháp không trái đạo đức xãhội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từtiếng nước ngoài sang Tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy địnhcủa pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu côngchứng”. Thậm chí công chứng viên còn có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dungvăn bản công chứng cho phù hợp với quy định của pháp luật hay được từ chốicông chứng nếu người yêu cầu công chứng không đáp ứng đề nghị nêu trêncủa công chứng viên “công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch;nếu trong hợp đồng, giao dịch cơ điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đứcxã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định củapháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng đểsửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì côngchứng viên có quyền từ chối công chứng” (Khoản 6 Điều 40 Luật Công3chứng). Vì vậy, công chứng viên khi trực tiếp soạn thảo hay kiểm tra, sửachữa nội dung văn bản công chứng, phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:3. Nguyên tắc soạn thảo hoặc kiểm tra nội dung của văn bản công chứng3.1. Hình thức văn bản chuyển tải chính xác bản chất pháp lý, nộidung của giao dịch hay hình thức pháp lý đơn phương- Công chứng viên cần kiểm tra các quy định của pháp luật có liên quanđể sử dụng hình thức hợp đồng phù hợp nhằm chuyển tải đúng nội dung cácthỏa thuận của các bên.- Nội dung của giao dịch (hay còn gọi là các điều khoản và điều kiện)của hợp đồng phải phù hợp với hình thức, tên gọi chính thức của hợp đồngcông chứng đó.- Khi soạn thảo hay kiểm tra nội dung văn bản công chứng trong trườnghợp công chứng theo sự tự nguyện yêu cầu của đương sự, công chứng viênkhông được phép sử dụng mẫu của hợp đồng (thậm chí là cả tên gọi của hợpđồng đó) đã được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan nhằmtránh gây ra những nhầm lẫn không đáng có.3.2. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bênLiên quan đến giao dịch công chứng thông thường sẽ có 3 bên hiện diệnmột cách trực tiếp hoặc gián tiếp trên văn bản công chứng, đó là: người yêucầu công chứng, người thực hiện việc công chứng (bao gồm cả nhân viênphòng công chứng) và cá nhân tổ chức hành nghề tư vấn, người làmchứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nên khi soạn thảo vănbản hay kiểm tra dự thảo văn bản công chứng, công chứng viên cần phân biệtrõ phạm vi trách nhiệm từng bên, thậm chí là từng cá nhân có mặt trực tiếptham gia giao kết hợp đồng đó. Ví dụ: Người yêu cầu công chứng phải chịutrách nhiệm trước pháp luật nếu không trung thực khi xuất trình giấy tờ, tàiliệu tạo lập cơ sở pháp lý cho việc giao kết hợp đồng, giao dịch công chứng(khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng): “i) Người yêu cầu là cá nhân phải cónăng lực hành vi dân sự. ii) Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chứcthì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theopháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.iii) Người yêu4cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc côngchứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờđó”. Công chứng viên Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêucầu công chứng về văn bản công chứng của mình (điểm g, khoản 1, Điều 17,Luật Công chứng) hay người yêu cầu công chứng giả mạo, không có năng lựchành vi dân sự hay tại Điều 46 Luật Công chứng quy định về lời chứng củacông chứng viên: 1) Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giaodịch phải ghi rõ địa điểm, thời điểm công chứng, họ tên công chứng viên, têntổ chức hàng nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng giaodịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự; mục đích, nội dungcủa hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội,chữ ký và dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đứng là chữ ký và dấu điểmchỉ của người tham gia hợp đồng giao dịch; trách nhiệm của công chứng viênđối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chứchành nghề công chứng. 2) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lờichứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch.” Người phiên dịchchịu trách nhiệm về bản dịch cũng như nội dung trao đổi giữa các bên, ngườilàm chứng chịu trách nhiệm về sự trung thực, khách quan trong phạm vi làmchứng của mình (khoản 2, khoản 3 Điều 47 Luật Công chứng).3.3. Nôi dung văn bản công chứng phải thể hiện chính xác, đầy đủ,trọn vẹn ý chí của các bên, phù hợp với quy định của pháp luậtVăn bản công chứng chính là hợp đồng đã được công chứng. Văn bảncông chứng sẽ được cấu thành bởi hai bộ phận là nội dung hợp đồng và lờichứng của công chứng viên. Bộ phận nội dung hợp đồng chuyển tải ý chí chủquan, nội dung thỏa thuận mà các bên chủ thể tham gia giao kết văn bản côngchứng hướng tới. Bộ phận lời chứng của công chứng viên chính là phần thểhiện trách nhiệm của công chứng viên đối với nội dung văn bản công chứng.Sau khi Luật Công chứng 2014 có hiệu lực, thì lời chứng của công chứng viênbắt buộc phải tuân theo mẫu lời chứng được quy định tại Điều 46 Luật Côngchứng và đặc biệt mẫu lời chứng được ban hành kèm theo Thông tư06/2015/TT-BTP ngày 15/06/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng5dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Như vậy, bộ phận lời chứngnhằm đảm bảo nội dung văn bản công chứng không vi phạm điều cấm củapháp luật cũng như không trái đạo đức xã hội. Cụ thể như sau:a). Nội dung hợp đồng giao dịch, công chứng phải chuyển tải đầy đủ,trung thực ý chí chủ quan của các bên tham gia giao kếtĐây là một trong những yêu cầu quan trọng mà công chứng viên cầnphải tuân thủ khi tiến hành soạn thảo hoặc kiểm tra nội dung của hợp đồngcông chứng. Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 đã có khái niệm về hợp đồng dânsự như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổihoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Trong khi đó Điều 274: “Nghĩa vụ làviệc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩavụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá trị,thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích củamột hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”Như vậy, về bản chất pháp lý, văn bản công chứng chính là hợp đồnghay là hành vi pháp lý đơn phương được công chứng nên văn bản công chứngchính là một trong những “Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự” (Điều 275 BộLuật Dân sự 2015). Dưới góc độ dân sự, Bộ Luật Dân sự năm 2015 chia hợpđồng dân sự làm hai loại cơ bản là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.Khoản 1: “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mỗi bên đều có nghĩa vụ đối vớinhau”. Khoản 2 “ Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng đơn vụ mà chỉ một bên cónghĩa vụ.” Như vậy, một hợp đồng song vụ quyền dân sự của bên này chínhlà nghĩa vụ của bên kia và ngược lại (như hợp đồng mua bán nhà ở), còn tronghợp đồng đơn vụ, chỉ có một bên có quyền trong khi bên còn lại chỉ có nghĩavụ (Ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện). Khi tiến hành giaokết hợp đồng công chứng, các bên yêu cầu công chứng đã tự do, tự nguyệnlàm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình.Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về các nguyên tắc cơ bảncủa luật dân sự: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền vànghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận. Mọicam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã6hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôntrọng”. Sau khi hoàn tất thủ tục công chứng, hợp đồng giao dịch được côngchứng sẽ có giá trị bắt buộc không chỉ đối với bên trực tiếp tham gia giao kếthợp đồng mà còn đối với các bên có liên quan (Điều 5 Luật Công chứng).Chính vì vậy, chỉ khi nào nội dung bản hợp đồng công chứng chuyển tải chínhxác, đầy đủ và trọn vẹn ý chí chủ quan của mỗi bên tham gia thì người yêucầu công chứng mới gánh chịu toàn bộ quyền cũng như nghĩa vụ phát sinh,thay đổi, chấm dứt theo bản hợp đồng đó. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A yêu cầucông chứng viên nhận một hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, tuy nhiêndo một sơ suất nào đó, nội dung văn bản đã không thể hiện, ghi nhận điềukiện tặng cho. Như vậy hợp đồng tặng cho tài sản được công chứng đã khôngchuyển tải đầy đủ ý chí của bên tặng cho. Do vậy, bên tặng cho không bắtbuộc phải thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứtdựa trên bản hợp đồng đó. Chính vì hợp đồng dân sự nói chung hay hợp đồngcông chứng nói riêng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự nên khi soạn thảo hay kiểm tra nội dung văn bản công chứng, côngchứng viên cần khẳng định được các điều khoản, điều kiện của văn bản côngchứng đó đã phản ánh trung thực trung thực, đầy đủ, trọn vẹn ý chủ chủ quancủa các bên tham gia giao kết hợp đồng công chứng. Chỉ khi nào hợp đồngcông chứng thỏa mãn điều kiện trên thì mới trở thành cơ sở pháp lý để làmphát sinh thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ dân sự của những bên tham gia giaokết bản hợp đồng đó.Mặt khác, các nội dung điều khoản, điều kiện trong hợp đồng côngchứng phải rõ ràng, rành mạch để người có quyền và nghĩa vụ liên quan hiểutheo một nghĩa duy nhất, tránh gây phiền toái làm cho mỗi bên hiểu theohướng có lợi cho bản thân. Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A có di chúc lại cho con trailà ông B và con dâu là bà C toàn bộ tài sản của bản thân sau khi chết. Sau khibà A qua đời, bản di chúc nêu trên được mang tới tổ chức hành nghề côngchứng có thẩm quyền để tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo quy định củapháp luật. Tuy nhiên lúc này ông B và bà C đã ly hôn. Lúc này, theo ý kiếncủa ông B, chỉ khi nào bà C là “con dâu” của Bà A thì bà C mới có quyền7hưởng di sản thừa kế. Trong khi đó, bà C lại khẳng định mình có toàn quyềnhưởng di sản thừa kế của bà A cho dù còn duy trì hôn nhân với ông B haykhông. Theo cách lập luận của bà C, việc bà A để lại thừa kế cho mình hoàntoàn xuất phát từ quan hệ tình cảm cá nhân rất tốt đẹp giữa hai người vàkhông liên quan tới mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu do tên của C đã đượckhẳng định chính thức trong di chúc của bà A. Như vậy, mỗi người lại có mộtcách hiểu, cách giải thích hoàn toàn khác nhau về nội dung của văn bản dichúc. Trong tình huống giả định ở trên, tranh chấp không đáng có xuất phát từcách hành văn thiếu chặt chẽ của công chứng viên khi soạn thảo di chúc chobà Nguyễn Thị A.b). Nội dung văn bản công chứng không vi phạm điều cấm của phápluật, không trái đạo đức xã hội.Theo quy định tại Điều 123 Bộ Luật Dân sự 2015: “Giao dịch dân sự cómục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vôhiệu”. Trong khi tính pháp luật được quy định và chuẩn hóa trong các văn bảnquy phạm pháp luật thì phạm trù đạo đức lại không có được thuộc tính kể trên.Việc đánh giá một yêu cầu công chứng có phù hợp với chuẩn mực đạo đức xãhội hay không đôi lúc vô cùng phức tạp. Tùy theo quan niệm, tập quán từngvùng miền mà khái niệm đạo đức lại có những thay đổi nhất định.4. Kỹ năng soạn thảo văn bản công chứng:Dựa trên quy định của pháp luật và quá trình hành nghề công chứng,người ta chia văn bản công chứng thành 3 bộ phận: chủ thể tham gia xác lập,giao kết văn bản, những nội dung cần phải có của văn bản và lời chứng củacông chứng viên.4.1. Phần chủ thể:Theo Bộ Luật Dân sự 2015, cách thức chia chủ thể tham gia giao kết hợpđồng, giao dịch dân sự thành 4 nhóm chính: (1)Nhóm cá nhân (Chương IIIPhần thứ nhất), (2) Pháp nhân (Chương IV Phần thứ nhất), Nhà nướcCHXHCNVN, (3) Cơ quan nhà nước ở Trung Ương (Chương V Phần thứnhất) (4) Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chứng khác không có tư cách phápnhân trong quan hệ dân sự (Chương VI Phần thứ nhất).84.1.1. Cá nhân:Cá nhân là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất khi tham gia giao kết cáchợp đồng, giao dịch nói chung hay hợp đồng được công chứng nói riêng.HIện nay chưa có bất kỳ quy định nào hướng dẫn cách thức mô tả một cánhân khi người này tham gia giao kết hợp đồng công chứng, ngoại trừ nộidung mẫu lời chứng số 01 (Mẫu lời chứng chung đối với hợp đồng, giao dịchđược ban hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 củaBộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtCông chứng). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, do lời chứng luôn là bộphận đứng cuối cùng trong nội dung văn bản công chứng nên quy định kể trênchỉ áp dụng được cho phần lời chứng chứ không thể làm căn cứ cho việc môtả người yêu cầu công chứng, bởi lẽ bộ phận này luôn được đề cập đầu tiên tạiphần lớn các hợp đồng, giao dịch nói chung hay hợp đồng công chứng nóiriêng.Trên thực tế hành nghề, công chứng viên thường đưa ra những thông tinxoay quanh các khía cạnh sau đây: họ và tên, năm sinh, số giấy tờ tùy thân,ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạmtrú. Do vậy, khi soạn thảo hợp đồng công chứng liên quan đến người yêu cầucông chứng là cá nhân, thì công chứng viên phải ghi nhận cụ thể những nộidung sau:- Họ và tên: Đây là thông tin gắn liền với mỗi cá nhân con người kể từkhi sinh ra cho đến khi chết đi, họ và tên cũng là nội dung bắt buộc phải cótrong giấy khai sinh theo mẫu thống nhất. Như vậy, họ và tên là nội dungkhông thể thiếu khi công chứn viên cần mô tả nhằm cá biệt hóa một cá nhânnào đó.- Ngày tháng năm sinh: Đây là cơ sở pháp lý để công chứng viên cóthể xác định chính xác năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi tham gia giaokết một bản hợp đồng cụ thể. Và trong một số trường hợp xác định côngchứng viên cần phải ghi rõ ngày tháng năm sinh của người yêu cầu côngchứng để xác định chuẩn xác năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó.9- Số giấy tờ tùy thân: Theo điểm c khoản 1 Điều 40 Luật Công chứngquy định về thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn thìngười yêu cầu công chứng cần phải nộp một bộ hồ sơ bao gồm “Bản sao giấytờ tùy thân của người yêu cầu công chứng”. Như vậy, sử dụng giấy tờ tùythân để xác định người yêu cầu công chứng là quy định mang tính chínhthống trong văn bản quy phạm pháp luật về công chứng nhằm kiểm tra nhậndạng cá nhân sẽ trực tiếp ký hoặc điểm chỉ vào văn bản công chứng.- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Căn cứ vào Điều 12 Luật Cư trúngỳ 29/11/2006, đã được sửa đổi bổ sung ngày 20/6/2013, thì:1). Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thườngxuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú.Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sửdụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặcđược cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy địnhcủa pháp luật.Nơi cư trú là nôi công dân cư trú thường xuyên, ổn định, không có thờihạn tại một chỗ nhất định và đã đăng ký thường trú.Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đang ký thường trú vàđã đăng ký tạm trú.2). Trường hợp không xác định được nơi đăng ký của công dân theokhoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó sinh sống.Như vậy, quá trình hành nghề công chứng, việc ghi địa chỉ thường trúhoặc tạm trú sẽ giúp công chứng viên cũng như các bên liên quan chủ độngtrong việc liên hệ với cá nhân người yêu cầu công chứng khi cần thiết.4.1.2. Tổ chức:Để mô tả một doanh nghiệp, công chứng viên thường tập trung vào cácthông tin sau: tên, trụ sở chính, mã số doanh nghiệp, số giấy đăng ký doanhnghiệp, ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp. Cơ sở pháp lý để công chứngviên xác định là các Điều: Điều 4 (về giải thích từ ngữ), Điều 29 (về nội dungGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và Điều 30 (mã số doanh nghiệp)Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể như sau:10- Khoản 7 Điều 4: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, cótrụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằmmục đích kinh doanh”- Khoản 12 Điều 4: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bảnhoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghilại thông tin về đăng ký doanh nghiệp”Điều 29 quy định về “Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp” như sau:“1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấychứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác củangười đại diện theo theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty tráchnhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên công ty hợp danh đốivơi công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứngminh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của thành viênlà cá nhân; tên mã số doanh nghiệp và trụ sở chính của thành viên là tổchứng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.4. Vốn điều lệ”- Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về “Mã số doanh nghiệp”như sau: “1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tinquốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lậpvà được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệpcó một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệpkhác.2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủtục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.”Như vậy, dù tổ chức có tư cách pháp nhân hay không có tư cách phápnhân, khi tham gia giao kết bất kỳ một bản hợp đồng, giao dịch nào (bao gồmcả hợp đồng được công chứng) đều được thực hiện thông qua một cá nhân11làm người đại diện. Công chứng viên sẽ đưa ra đầy đủ thông tin như khi mô tảngười yêu cầu công chứng là cá nhân, ngoại trừ địa chỉ thường trú hay tạm trúhoặc nơi sinh sống của cá nhân đó, do cá nhân chỉ là người đại diện cho doanhnghiệp đứng ra giao kết hợp đồng nên việc trong trường hợp cần thiết, các bêntrực tiếp tham gia giao kết hợp đồng công chứng hay bên thứ 3 có liên quan sẽliên lạc với nhau thông qua địa chỉ đã đăng ký của doanh nghiệp đã xác lập,giao kết văn bản công chứng đó chứ không phải thông qua địa chỉ của cá nhânlà người đại diện.Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định người đại diện theo phápluật của doanh nghiệp ủy quyền sẽ là người trực tiếp đứng ra giao kếthợp đồng nhân danh doanh nghiệp. Do vậy, căn cứ vào Điều 13 Luật này,trong quá trình hành nghề công chứng viên sẽ ghi chú thêm văn bản hay giấytờ, tài liệu mà người đại diện sử dụng để xác định phạm vi, thẩm quyền đạidiện của người đại diện cho doanh nghiệp như: điều lệ công ty, văn bản ủyquyền, biên bản họp hội đồng thành viên hay hội đồng quản trị,…4.1.3. Tổ hợp tác và gia đình:Được quy định trong chương VI, từ Điều 101, Điều 102, Điều 103, Điều104 của Bộ Luật Dân sự năm 2015Đây là nhóm chủ thể mà công chứng viên ít gặp nhất trong quá trìnhcông chứng, nhất là với chủ thể là tổ hợp tác. Tuy nhiên, trong quá trình soạnthảo hay kiểm tra nội dung văn bản công chứng, công chứng viên cần chú ývề hai chủ thể trên như sau:a) Hộ gia đình:Hộ gia đình thường gặp trong các hợp đồng có đối tượng là quyền sửdụng đất. Theo khái niệm hộ gia đình được ghi nhận tại Điều 106 Bộ LuậtDân sự 2005 thì hộ gia đình có những đặc điểm sau:- Phải có từ 2 thành viên trở lên;- Thường xuất hiện trên các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp và nôngthôn;- Phải có tài sản chung và thông thường tài sản chung này là tài sản cógiá trị lớn và là tư liệu sản xuất của hộ gia đình.12Việc định đoạt tài sản chung (quyền sử dụng đất) của hộ gia đình đượcquy định tại Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015 về “Sở hữu chung của các thànhviên hộ gia đình”1.Tài sản chung của các thành viên gia đình cùng chung sống gồm tàisản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khácđược xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ Luật này và luật khác có liênquan.2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viêngia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạttài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủyếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình làngười thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật cóquy định khác.Trường hợp không có sự thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữuchung theo phần quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừtrường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này” (Điều 213 sở hữu chungcủa vợ chồng).Đồng thời tại Luật đất đai năm 2013 (Khoản 9 Điều 3) quy định rõ hơnvề hộ gia đình như sau:“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyếtthống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đangsống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giaođất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụngđất”.Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, khi làm thủ tục định đoạt tài sản chung(cụ thể là công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) của hộ giađình tại cơ quan công chứng thì cần có sự đồng ý của tất cả các thành viêntrong hộ gia đình đó. Trường hợp hộ gia đình có thành viên chưa thành niên,hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần có người đại diện theo quy định củaBộ Luật Dân sự. Yêu cầu này được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho văn bản13công chứng cũng như đảm bảo quyền lợi cho tất các các thành viên của hộ giađình.Do vậy các tổ chức hành nghề công chứng, các công chứng viên phải căncứ vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất để xác định những thành viên có quyền chuyển nhượng quyền sửdụng đất đó (Điều 12 Luật Cư trú)b) Tổ hợp tác:Được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Nghị định151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.Tổ hợp tác là chủ thểmà công chứng viên rất ít khi gặp trong quá trình hành nghề.Theo quy định tại Khoản 1, Điều 110 Bộ Luật Dân sự năm 2005: “Tổhợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủyban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tàisản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi vàcùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các mối quan hệ dân sự”.Điều 1 Nghị định 151/2007 quy định: “Nghị định này quy định về tổchức và hoạt động của tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợptác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là UBND cấp xã) của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, côngsức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịutrách nhiệm”.Điều 504 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về “Hợp đồng hợp tác”:“1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân vềviệc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùnghưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm dân sự.2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản”.Như vậy, theo khái niệm Luật Dân sự 2015, ta thấy tổ hợp tác có nhữngnét đặc trưng cơ bản sau:- Chủ thể giao kết hợp đồng hợp tác có thể là cá nhân hoặc pháp nhânvà cũng không giới hạn số lượng chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác ở mức14tối thiểu cũng như mức tối đa. Tức là số lượng chủ thể tham gia hợp đồng hợptác có thể từ hai trở lên- Về hình thức: được hình thành dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác. Hợpđồng hợp tác bắt buộc phải lập thành văn bản, nhưng không bắt buộc phải cóchứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như Bộ Luật Dân sựnăm 2005.- Tổ viên tổ hợp tác có thể đóng góp tài sản, công sức để thực hiệnnhững công việc nhất định, có vị trí ngang nhau cùng hợp tác cùng hưởng lợivà cùng chịu trách nhiệm.Do vậy, vai trò của hợp đồng này nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác, tậndụng nguồn lực của nhiều chủ thể trong đời sống kinh tế - xã hội nên sự ảnhhưởng của quá trình thực hiện hợp đồng tới sự ổn định của các chủ thể tươngđối lớn. Chính vì vậy, các nhà làm luật đã ghi nhận những nội dung cơ bảncủa hợp đồng để định hướng cho các chủ thể trong quá trình đàm phán, giaokết hợp đồng. Theo quy định tại Điều 505 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì:“Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:1. Mục đích, thời hạn hợp tác;2. Họ, tên nơi cư trú của cá nhân; tên trụ sở của pháp nhân;3. Tài sản đóng góp, nếu có;4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;5. Phương thức phân chia hoa lợi, hoa tức;6. Quyền, nghĩa vụ của các thành viên hợp tác;7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếucó;9. Điều kiện chấm dứt hợp tác”.Như vậy, trong mọi tình huống, để xác định thành viên của tổ hợp tác,công chứng viên cần phải tham khảo nội dung của bản hợp đồng hợp tác tạolập cơ sở pháp lý cho việc thành lập cũng như hoạt động của tổ hợp tác. Khimô tả tổ hợp tác với tư cách là người yêu cầu công chứng, công chứng viênphải ghi rõ họ tên, địa chỉ của tổ hợp tác, số và ngày tháng năm giao kết bản15hợp đồng hợp tác. Sau khi xác định chính xác số lượng thành viên của tổ hợptác, công chứng viên sẽ mô tả từng cá nhân có tham gia quyết định việc giaokết hợp đồng, giao dịch công chứng theo cách thức cá nhân tham gia giao kếthợp đồng.4.1.4. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhànước ở trung ương, ở địa phương trong giao dịch dân sự.Đây là nhóm chủ thể mới được bổ sung từ khi Bộ Luật Dân sự 2015 rađời. Điều 97 Bộ Luật Dân sự 2015 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương khi thamgia quan hệ giao dịch dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này”.Do vậy, khi tham gia quan hệ dân sự, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương cũng sẽ phảixác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện.Điều 98 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về:”Đại diện tham gia quan hệdân sự” như sau: “Việc đại diện cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương tham gia quan hệdân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụm,quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước. Việc đại diện thông quacá nhân, pháp nhân khác chỉ được thực hiện trong các trường hợp và theocác trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.Như vậy, trong tình huống cụ thể, công chứng viên cần căn cứ vào nộidung văn bản pháp lý làm cơ sở thành lập, hoạt động để chuyển tải chính xácmột số thông tin có liên quan đến Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương như tên gọi, địa chỉ,…Họvà tên, số giấy tờ tùy thân của cá nhân đại diện cho Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương,ở địa phương xác lập,thực hiện giao dịch dân sự.4.2. Phần nội dung (các điều khoản)Đây là phần các điều khoản, điều kiện do các bên thỏa thuận, thống nhấtđược ghi lại trong nội dung hợp đồng, là bộ phận có tầm quan trọng bậc nhất,16xác định chính xác quyền và nghĩa vụ dân sự của mỗi bên phát sinh, thay đổihoặc chấm dứt khi tham gia giao kết hợp đồng đó. Theo Khoản 2 Điều 3 BộLuật Dân sự 2015 thì nội dung các bản hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận.Do vậy, từ thực tế hành nghề công chứng, cơ bản một bản hợp đồng sẽ đượcsoạn thảo theo một kết cấu sau đây:Thứ nhất, phải xác định chính xác cơ sở pháp lý mà các bên dựa vào đóđể tiến hành giao kết hợp đồng (ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trong hợp đồng mua bán nhàở,…)Thứ hai, sự thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp đồng: Đây làphần nội dung quan trọng trong bản hợp đồng công chứng. Tùy từng loại hợpđồng, giao dịch có đối tượng khác nhau (hợp đồng, giao dịch có đối tượng là“vật” hay “việc”), nội dung này sẽ chuyển tải những thỏa thuận không giốngnhau ( ví dụ: công việc được phép thực hiện hay không được phép thực hiệntrong hợp đồng ủy quyền,..).Thứ ba, quyền và nghĩa vụ mỗi bên tham gia giao kết hợp đồng: Khisoạn thảo hay kiểm tra nội dung hợp đồng công chứng, công chứng viên vàngười yêu cầu công chứng cần dựa trên những quy định của pháp luật vềquyền lợi và nghĩa vụ các các bên khi tham gia giao kết hợp để xác định chínhxác, chi tiết quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.Thứ tư, cam kết của các bên: Đây là phần nội dung nhằm ràng buộc tráchnhiệm của người yêu cầu công chứng đối với một số nội dung được ghi nhậntrong văn bản công chứng, thuộc phạm vi chịu trách nhiệm của người yêu cầucông chứng.Thứ năm, các trường hợp bất khả kháng cũng như cơ chế giải quyết tranhchấp: Đây là một nội dung mang tính dự phòng cho những tình huống khônghay có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hiện hợp đồng hay các tình huốngthực tế diễn ra không nằm trong dự liệu của các bên tại thời điểm giao kết.Thứ sáu, giao kết hợp đồng: nội dung này nhằm đảm bảo cho người yêucầu công chứng (các bên tham gia giao kết hợp đồng) khẳng định chắc chắn,17dứt khoát ý chí cũng như khả năng nhận thức của bản thân trước khi chínhthức giao kết bản hợp đồng đó dưới sự chứng kiến của công chứng viên.4.3. Lời chứng của công chứng viênLời chứng của công chứng viên là một bộ phận không thể tách rời củahợp đồng, giao dịch được công chứng. Và đây cũng là đặc điểm pháp lý quantrọng để người ta có thể phân biệt giữa một bản hợp đồng thông thường vàmột bản hợp đồng được công chứng.Điều 46 Luật Công chứng 2014 quy định về “Lời chứng của công chứngviên1. Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghirõ thời điểm công chứng; họ, tên công chứng viên, tổ chức hành nghề côngchứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện,có năng lực hành vi dân sự; mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịchkhông vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; chữ ký hoặc dấu điểmchỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của ngườitham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lờichứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghềcông chứng.2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của côngchứng viên đối với hợp đồng, giao dịch”.Trên cơ sở quy định tại Điều 46 Luật Công chứng, Bộ Tư pháp đã banhành một số mẫu lời chứng áp dụng cho từng trường hợp cụ thể trong Thôngtư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Công chứng. Trong đó, mẫu lời chứng số 01 làmẫu lời chứng chung đối với hợp đồng, giao dịch mà công chứng viên cầntham khảo.III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG SOẠNTHẢO HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CỦA CÔNG CHỨNG VIÊNTrong thực tiễn của đời sống, các giao dịch trong các lĩnh vực dân sự,kinh doanh thương mại hết sức đa dạng, phức tạp và ngày càng phát triển sôiđộng. Song song với sự phát triển đó, những rủi ro pháp lý cũng xảy ra ngày18một nhiều hơn và không hề báo trước. Những rủi ro một khi đã xảy ra sẽ kéotheo những hậu quả là những thiệt hại về tài sản, thu nhập, tinh thần…củangười yêu cầu công chứng, từ đó đẩy công chứng viên vào tình thế khó khăn:vi phạm pháp luật, sử dụng tài sản của mình để khắc phục hậu qủa ảnh hưởngđến người yêu cầu công chứng.Như vậy, việc đề ra các biện pháp phòng, tránh và hạn chế các rủi ropháp lý khi công chứng hợp đồng, giao dịch là hết sức cần thiết. Qua nghiêncứu và tìm hiểu kỹ năng soạn thảo hợp đồng giao dịch, tôi xin nêu một số giảipháp sau:Một là, công chứng viên phải tuân thủ các nguyên tắc soạn thảo hoặckiểm tra nội dung văn bản công chứng.Hai là, công chứng viên phải tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của phápluật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hợp đồngcông chứng. Việc tìm hiểu kỹ pháp luật sẽ cho phép công chứng viên soạnthảo nội dung hợp đồng, giao dịch luôn đúng pháp luật và hạn chế rủi ro chongười yêu cầu công chứng cũng như củaBa là, tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về hình thức của hợp đồng,về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch.Về hình thức hợp đồng, công chứng viên cần cân nhắc từng trường hợpcụ thể để có thể áp dụng hình thức văn bản chuyển tải chính xác bản chấtpháp lý cũng như nội dung giao dịch hay hành vi pháp lý đơn phương cầncông chứng, chỉ khi nào nội dung bản hợp đồng công chứng chuyển tải chínhxác, đầy đủ và trọn vẹn ý chí chủ quan của mỗi bên tham gia thì người yêucầu công chứng mới gánh chịu toàn bộ quyền cũng như nghĩa vụ phát sinh,thay đổi, chấm dứt theo bản hợp đồng đó. Trên thực tế, một số công chứngviên sử dụng sai hình thức văn bản nhằm chuyển tải giao dịch. Ví dụ: sử dụngvăn bản thỏa thuận nhằm chuyển tải một giao dịch mua bán tài sản.Về chủ thể, xác định rõ chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, giao dịchdân sự là cá nhân hay tổ chức theo quy định của Luật Dân sự 2015; có nănglực hành vi dân sự hay không, tránh bị giả mạo người yêu cầu công chứng;19xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên, thậm chí là từng cá nhân hiệndiện hay trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng.Bốn là, soạn thảo nội dung văn bản công chứng phải chính xác, đầy đủ,trọn vẹn ý chí của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan..Năm là, tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm để cậpnhập, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luậtkhác có liên quan; đồng thời bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề côngchứng, cách thức giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình côngchứng./.20IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Luật Công chứng năm 2006.2. Luật Công chứng năm 2014.3. Bộ Luật Dân sự 2015.4. Luật Doanh nghiệp 20135. Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng.6. Thông tư 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật Công chứng 2014.21

Tài liệu liên quan

  • Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt  Nam(VTOS) trong đào tạo và hoạt động tác  nghiệp của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại  Công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam(VTOS) trong đào tạo và hoạt động tác nghiệp của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội
    • 21
    • 1
    • 9
  • 10 phân đoạn cần thiết trong việc quản lý hợp đồng 10 phân đoạn cần thiết trong việc quản lý hợp đồng
    • 6
    • 413
    • 0
  • Các Kỹ Năng Chăm Sóc Khách Hàng Cần Có. pdf Các Kỹ Năng Chăm Sóc Khách Hàng Cần Có. pdf
    • 5
    • 1
    • 6
  • Các kỹ năng lâm sàng cần có trong việc xây dựng phác đồ chẩn đoán Các kỹ năng lâm sàng cần có trong việc xây dựng phác đồ chẩn đoán
    • 17
    • 327
    • 0
  • Công chứng việc bổ sung hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu Công chứng. pot Công chứng việc bổ sung hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu Công chứng. pot
    • 5
    • 848
    • 3
  • Công chứng việc bổ sung hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu Công chứng tự sọan thảo. doc Công chứng việc bổ sung hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu Công chứng tự sọan thảo. doc
    • 4
    • 392
    • 0
  • Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu Công chứng. ppsx Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu Công chứng. ppsx
    • 4
    • 723
    • 2
  • Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu Công chứng tự sọan thảo. pdf Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu Công chứng tự sọan thảo. pdf
    • 5
    • 436
    • 0
  • Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu Công chứng tự sọan thảo. ppt Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu Công chứng tự sọan thảo. ppt
    • 5
    • 344
    • 0
  • Công chứng việc sửa đổi hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu Công chứng. pot Công chứng việc sửa đổi hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu Công chứng. pot
    • 4
    • 617
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(312.65 KB - 22 trang) - KỸ NĂNG mà CÔNG CHỨNG VIÊN cần có trong việc SOẠN THẢO hợp đồng giao dịch Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nguyên Tắc Soạn Thảo Văn Bản Công Chứng