Kỹ Năng Mềm Là Gì? 7 Kỹ Năng Mềm Cần Thiết Nhất - Glints

Để xin việc trong bất cứ ngành nghề nào, có kỹ năng chuyên môn thôi là chưa đủ. Kỹ năng mềm giờ đây được chú trọng và đôi khi còn được ưu tiên để lựa chọn nhân tài. Vậy kỹ năng mềm là gì? Tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng và cần trang bị cho mình những kỹ năng nào?

Cùng Glints tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Kỹ năng mềm là gì?

Chúng ta thường nghe đến hai khái niệm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Trong đó, kỹ năng mềm trong tiếng Anh là Soft Skills. Kỹ năng mềm còn được gọi là kỹ năng ứng dụng, kỹ năng chung hay kỹ năng cốt yếu.

kỹ năng mềm là gì
Kỹ năng mềm là gì

Về bản chất, kỹ năng mềm là khả năng mà một người có được để làm việc, giao tiếp, và tương tác với người khác. Nó bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian, lắng nghe, tư duy phản biện, làm việc nhóm, v.v.

Trong công việc, một người cần có cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Ví dụ, một người giỏi chuyên môn nhưng không thể làm việc cùng nhiều người khác sẽ không thể tạo nên kết quả tốt khi làm việc nhóm. Do đó, việc cân đo đong đếm kỹ năng nào quan trọng hơn là không cần thiết.

Đọc thêm: Các Viết Kỹ Năng Mềm Trong CV

Phân biệt kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Hai khái niệm kỹ năng mềm là gì và kỹ năng cứng là gì khá phổ biến. Tuy vậy cũng khó tránh khỏi việc nhầm lẫn giữa những kỹ năng được bao gồm.

Bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng như sau.

Kỹ năng cứng là những kỹ năng chuyên môn có thể đong đếm và có được nhờ đào tạo, giáo dục và thực hành. Để làm tốt một công việc, trước hết bạn cần có kỹ năng cứng. Ví dụ, kỹ năng sư phạm cần có đối với một giáo viên, kỹ năng thanh nhạc cần có đối với một ca sĩ, hay một luật sư thì cần có kỹ năng/chuyên môn về luật pháp.

Kỹ năng mềm như đã giải thích là cách mà con người ta tương tác, đối xử, và giao tiếp với người khác. Kỹ năng mềm cũng có thể có được nhờ luyện tập và trau dồi.

Đọc thêm: Những Câu Hỏi Về Kỹ Năng Mềm Khi Phỏng Vấn

7 kỹ năng mềm chủ chốt bạn cần có để thành công hơn

Dưới đây là 7 kỹ năng mềm cần thiết không bao giờ lỗi thời:

1. Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng quan trọng đối với mọi mặt của cuộc sống chứ không riêng gì trong công việc. Dù là xây dựng mối quan hệ với ai đó, hoà nhập vào một cộng đồng, hay xây dượng thương hiệu cá nhân, kỹ năng giao tiếp là một công cụ không thể thiếu.

kĩ năng mềm là gì
Kỹ năng giao tiếp

Không đơn giản chỉ là sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện, kỹ năng giao tiếp được thể hiện qua việc chủ động lắng nghe, khả năng trình bày, và viết lách.

Giải thích cho người ngoài ngành hiểu những khái niệm kỹ thuật phức tạp chính là một biểu hiện xuất sắc của kỹ năng giao tiếp.

2. Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng kết hợp với người khác để cùng đạt được mục tiêu chung. Dù ở trong trường học hay môi trường làm việc thì kỹ năng làm việc nhóm vẫn luôn giữ vị trí quan trọng.

Đây cũng là một kỹ năng mềm trong công việc mà ai cũng cần có. Tại sao nó lại quan trọng như vậy? Khi gia nhập vào một công ty hay tổ chức, bạn không chỉ làm việc một mình mà còn phải thường xuyên phối hợp với hai, ba, hay cả một phòng ban. Mở rộng ra, làm việc nhóm còn là sự kết hợp cùng nhau vì mục tiêu chung của cả doanh nghiệp.

Đọc thêm: Cách Giải Quyết Xung Đột Trong Nhóm Khéo Léo Bạn Cần Biết

3. Tư duy phản biện

Tư duy phản biện có thể hiểu đơn giản là khi tiếp nhận thông tin từ một nguồn nào đó, bạn sẽ sàng lọc và nhận định xem chúng có thực sự đúng đắn hay không chứ không lập tức tin tưởng hoàn toàn. Tư duy phản biện không có nghĩa là nghi ngờ và phủ nhận tất cả mọi thứ. Ngược lại, nó giúp bạn đánh giá thông tin một cách toàn diện.

Tư duy phản biện thúc đẩy sự sáng tạo, và những phát kiến đột phá. Những giải pháp tối ưu nhất đều được sinh ra nhờ tư duy phản biện. Các cách để rèn luyện tư duy phản biện là tích luỹ kiến thức, đặt nhiều câu hỏi, phân tích một vấn đề dưới nhiều góc nhìn, và không giới hạn bản thân vào bất cứ khuôn mẫu hay định kiến nào.

4. Kỹ năng tổ chức

Lên kế hoạch và triển khai hiệu quả dự án hay các công việc chung cho bản thân và người khác là một kỹ năng mềm cần có. Mọi công việc nên được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Mỗi người tham gia có thể nắm bắt được việc gì nên làm trước để tránh bỏ sót bất kỳ nhiệm vụ nào. Kỹ năng tổ chức kém sẽ khiến bạn không sắp xếp công việc hiệu quả, làm mất thời gian của mình và người khác. 

Đọc thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

5. Kỹ năng xã hội

Bạn càng tiếp xúc với nhiều người, kỹ năng xã hội càng quan trọng. Dù bạn có muốn hay không, công việc và cuộc sống hàng ngày có thể đưa bạn đến với những mối quan hệ bao gồm cả xã giao và chuyên nghiệp. Lúc này, bạn cần có kỹ năng xã hội để biết cách xử sự với từng đối tượng.

các kỹ năng mềm cơ bản
Kỹ năng xã hội

Bạn có thể là một người thân thiện, dễ gần, nhưng cách bạn giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp sẽ có những khác biệt cần thiết như khi ứng xử với sếp. Đó không phải là thiên vị, đó là sự chuyên nghiệp bạn có từ kỹ năng xã hội.

6. Sáng tạo

Đây có thể là một trong những kỹ năng mềm bị xem nhẹ nhất. Có lẽ vì khi nghĩ về sáng tạo, người ta thường chỉ nghĩ đến một đặc điểm dành cho những người làm nghệ thuật. Tuy nhiên, sáng tạo cần ở mọi lĩnh vực, mọi cá nhân, tổ chức. Sáng tạo có nghĩa là khả năng đem đến những ý tưởng và giải pháp cho công việc.

7. Kỹ năng thích ứng nhanh

Xã hội ngày một phát triển và thay đổi không ngừng. Không cần bàn cãi, để có thể bắt kịp với thời đại, khả năng thích ứng nhanh với thay đổi là vô cùng quan trọng nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

Kỹ năng này thể hiện khi bạn thích nghi với môi trường làm việc mới, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào công việc, v.v.

8. Đúng giờ là một kỹ năng mềm cần thiết

Một kỹ năng mềm mà ai cũng cần rèn luyện. Nó liên quan mật thiết đến kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian của bạn. Đến đúng giờ trong một cuộc họp hay hoàn thành công việc đúng deadline là những biểu hiện của người làm việc có nguyên tắc và tôn trọng người khác.

Đọc thêm: 6 Khoá Học Quản Lý Thời Gian Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Kết

Sau khi hiểu rõ kỹ năng mềm là gì hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm trong công việc cần thiết nêu trên. Ngoài kiến thức chuyên môn, hãy trang bị cho mình một kho tàng kỹ năng mềm để có thể thành công trong bất cứ công việc nào bạn nhé.

Nguồn tham khảo

Soft skills in demand

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Nhập đánh giá

Đánh giá trung bình 4.6 / 5. Lượt đánh giá: 25

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Nhập ý kiến của bạn

Từ khóa » Những Kỹ Năng Mềm Là Gì