Kỹ Năng Nói Và Nghe Trong Sách Ngữ Văn 6 Cánh Diều
Có thể bạn quan tâm
Kỹ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 6 Cánh Diều bao gồm nội dung các bài phần nói và nghe chương trình sách Ngữ Văn mới chương trình GDPT. Các thầy cô, các em học sinh tham khảo nắm được cấu trúc các bài học trong sách, lên kế hoạch chuẩn bị cho các bài học trên lớp đạt kết quả cao.
Kỹ năng nói và nghe Ngữ văn 6 Cánh Diều
- 1. Mô tả kỹ năng nói và nghe Ngữ Văn 6 Cánh Diều
- 2. Giải thích về kĩ năng nghe - nói Ngữ Văn 6 Cánh Diều
Để chuẩn bị cho chương trình sách Ngữ Văn Cánh Diều mới, các thầy cô, các em học sinh tham khảo Lời giải SGK cũng như SBT:
- Ngữ Văn 6 sách Cánh Diều
- Bộ sách Cánh Diều lớp 6
1. Mô tả kỹ năng nói và nghe Ngữ Văn 6 Cánh Diều
Nói và nghe cũng là hai kĩ năng cần học hỏi, rèn luyện. Học nói và nghe cần chú ý cả kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin; cả về thái độ, tình cảm khi nghe và nói; đồng thời, vận dụng trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên thời lượng dành cho kĩ năng này trong CT chỉ chiếm 10%, tức cả năm chỉ khoảng 13-14 tiết nói và nghe. Vì thế yêu cầu về nói- nghe không nhiều. Tuân thủ quy định của CT Ngữ văn 2018, sách Ngữ văn 6
(Cánh Diều) tổ chức việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe với các yêu cầu sau:
- Nói: Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ. Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay một vấn đề trong cuộc sống). Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.
- Nghe: Nắm được nội dung trình bày của người khác. Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.
- Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận về một vấn đề. Có thái độ và kĩ năng trao đổi phù hợp.
Nội dung và yêu cầu trên được chia đều ra cho 10 bài học. Như thế mỗi bài ít nhất có 1 tiết nói - nghe và 2-3 bài có 2 tiết. Yêu cầu kĩ năng thì lặp lại nhưng nội dung nói nghe thì thay đổi vì gắn với nội dung đọc hiểu. Phần nói - nghe trong Ngữ văn 6 gồm định hướng và thực hành. Định hướng chủ yếu nêu lên yêu cầu về nội dung và cách thức nói nghe. Thực hành chủ yếu dành thời gian để HS nói và nghe.
2. Giải thích về kĩ năng nghe - nói Ngữ Văn 6 Cánh Diều
Vì sao CT chỉ dành cho nói - nghe thời lượng ít như thế?
- Thứ nhất, 5-6 tuổi trẻ em đã biết nói và nghe, không đi học, trẻ em vẫn nói và nghe bình thường; nhưng muốn biết đọc và viết thì phải đến trường, phải đi học. Ở trường cần ưu tiên cho việc học đọc và học viết; kĩ năng đọc, viết cần rèn luyện nhiều hơn nói và nghe.
- Thứ hai, khác với đọc và nhất là với viết; hoạt động nói và nghe của HS diễn ra trong rất nhiều bối cảnh, tình huống và do vậy kĩ năng này được rèn luyện ở rất nhiều ngoài giờ trên lớp. Không phải lúc nào và ở đâu cũng rèn luyện được kĩ năng đọc và viết; nhưng nói và nghe thì hầu như lúc nào và ở đâu cũng có thể rèn luyện. Có nhiều cách và nhiều người có thể dạy cho HS “học ăn, học nói”. Đến trường nói và nghe cũng được rèn luyện ở các môn học và các sinh hoạt tập thể khác.
Do thời lượng ít nên sách Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) đã lựa chọn cách trình bày kĩ năng này theo hướng sau:
- Phân biệt kĩ năng nói, nghe và nói nghe tương tác. Vì mỗi kĩ năng có yêu cầu riêng; hơn nữa các hoạt động này nhiều khi độc lập. Có khi nói một mình (độc thoại), nghe một mình; còn khi trao đổi, thảo luận (đối thoại) ít nhất 2 người trở lên, thì là nói nghe tương tác.
- Để nói và nghe cần chú ý cả nội dung và kĩ thuật nói- nghe. Nội dung nói thường gắn với nội dung viết và đọc hiểu để thuận tiện cho HS và giảm tải; nói lại chính nội dung đã đọc, đã viết; chỉ thay đổi ngôn ngữ viết thành ngôn ngữ nói. Kĩ thuật nói nghe cần chú ý hướng dẫn HS về thái độ, tình cảm khi nói và nghe; sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, động tác….), các thiết bị hỗ trợ (tranh, ảnh, video clip, hiện vật…)
- Do CT nêu lên ít yêu cầu nên kĩ năng này nên ở 10 bài học, kĩ năng nói và nghe được rèn luyện lặp lại, nhưng nội dung nói và nghe thay đổi do gắn với nội dung đọc hiểu và viết như đã nói.
- Do thời lượng ít, nên GV cần tập trung cho HS được thực hành nói và nghe là chính; đồng thời cần gắn việc rèn luyện nói – nghe vào nhiều hoạt động với nhiều hình thức đa dạng khác trong cũng như ngoài giờ chính khóa.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới
- Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
- Nhóm Sách Cánh Diều THCS
Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Từ khóa » Nói Và Nghe Lớp 6
-
[Kết Nối Tri Thức] Soạn Văn 6 Bài: Nói Và Nghe - Tech12h
-
Nói Và Nghe - Ngữ Văn 6 - Tập Một - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học
-
Ngữ Văn 6 Bài 3 Nói Và Nghe: Kể Lại Một Trải Nghiệm Của Em
-
Soạn Bài Nói Và Nghe - Bài 1 Truyện - Ngữ Văn 6 Mới
-
Ngữ Văn 6 Bài 1 Nói Và Nghe. Củng Cố Mở Rộng | Trang 32 – 34
-
TIẾT 43: NÓI VÀ NGHE. MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 SÁCH KẾT NỐI TRI ...
-
Nói Và Nghe: Kể Lại Một Trải Nghiệm đáng Nhớ Ngữ Văn 6 Cánh Diều
-
VTH Ngữ Văn 6 Thực Hành Nói Và Nghe Trang 15, 16
-
Soạn Văn 6 Trang 32 Kết Nối Tri Thức - Tập 1
-
Soạn Văn 6 Trang 55 Kết Nối Tri Thức - Tập 1
-
Soạn Bài Nói Và Nghe: Kể Lại Một Chuyện Cổ Tích Sgk Ngữ Văn 6 Tập ...
-
Nói Và Nghe Trong Dạy Học Ngữ Văn 6 - Trường THCS Phúc Xá
-
Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 - Chân Trời Sáng Tạo
-
Soạn Văn 6 Bài: Trình Bày ý Kiến Về Một Vấn đề Tập 2 - Cánh Diều