Kỹ Năng Thuyết Trình Là Gì? Ví Dụ Về Một Bài Thuyết Trình Hay
Có thể bạn quan tâm
Thuyết trình là gì và kỹ năng thuyết trình cơ bản cũng như các yêu cầu cơ bản thế nào sẽ được thể hiện trong các ví dụ về một bài thuyết trình chất lượng mà Box.edu hôm nay muốn giới thiệu cho các bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
👉 Xem thêm: 12 bí quyết làm nên sự thành công của thuyết trình bán hàng
👉 Xem thêm: Tổng hợp những bài thuyết trình hay về cuộc sống hay nhất
Mục lục bài viết
Tìm hiểu tổng quan về kỹ năng thuyết trình
Tìm hiểu tổng quan về kỹ năng thuyết trình
Định nghĩa thuyết trình là gì?
Thuyết trình được hiểu đơn giản là cách thể hiện cảm xúc, quan điểm ý kiến cá nhân đến một đối tượng người nghe nhất định. Với mong muốn là cung cấp thông tin và kiến thức cần thiết để mọi người có thể nắm bắt được dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bạn đã từng bắt gặp những buổi thuyết trình phổ biến như: cô giáo giảng bài, thuyết trình theo nhóm hoặc trước buổi diễn thuyết trước toàn trường hay như trong công việc là các buổi họp hành với cấp trên hoặc đối tác khách hàng.
Những yêu cầu cơ bản về kỹ năng thuyết trình
- Người thuyết trình phải đánh giá được đúng về bản thân mình: như về kiến thức, mối quan hệ, cương vị và bề dày trải nghiệm thực tế…
- Đồng thời tìm hiểu kỹ về đối tượng, trình tự, nghề nghiệp cũng như nhu cầu…
- Chuẩn bị kỹ càng về mặt kiến thức, thông tin và tài liệu thuyết trình
- Tiếp theo cần phải xác định rõ mục đích của thuyết trình, có lý do, thời gian và địa điểm thuyết trình rõ ràng
- Đồng thời phải biết lắng nghe đối tượng và có sự phản hồi đúng lúc
- Cấu trúc thường được chia thành 3 phần của bài thuyết trình bao gồm: mở đầu, thân bài và kết luận
Các bước thực hiện phần thuyết trình
Chuẩn bị sẵn sàng bài thuyết trình
Để có thể tự tin và thể hiện thành công phần thuyết trình thì bạn phải có sự chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận.
- Về mặt tinh thần: Người thuyết trình đầu tiên cần chuẩn bị về mặt tinh thần để tạo sự tự tin, thoải mái và không có tâm trạng lo lắng hay run sợ. Những người hay cảm giác hồi hộp, sợ đứng trước đám đông phải thực hành bằng nhiều cách khác nhau như là: tập nói chuyện nhiều lần trước bạn bè, người thân và tham gia tích cực các hoạt động tập thể hoặc thậm chí tập nói chuyện trước gương
- Kiến thức của bản thân: Khi được mời thuyết trình hay được phân công thuyết trình, chúng ta cũng cần đánh giá bản thân xem mình am hiểu về vấn đề này thế nào, có đủ các thông tin phục vụ cho phần trình bày của bạn không? Từ đó có thể chuẩn bị các kiến thức cần thiết cho bài thuyết trình. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị kiến thức xung quanh để có thể linh hoạt chủ động trong các vấn đề thuyết trình cùng các tình huống xảy ra bất ngờ, đặc biệt là sẵn sàng trả lời các câu hỏi từ người nghe. Với mục đích đem lại kiến thức cho mọi người có thể cùng nắm bắt kỹ hơn
- Các yếu tố bên ngoài: Chuẩn bị đầu tóc, trang phục, giầy dé cho phù hợp, gọn gàng, sạch sẽ
- Quan tâm đến đối tượng nghe: Bài thuyết trình phải được xây dựng xung quanh người nghe, lấy người nghe làm trung tâm. Cùng một vấn đề nhưng thuyết trình cho các đối tượng khác nhau thì sẽ cần xây dựng bài thuyết trình khác nhau. Để có bài thuyết trình tốt bạn phải tìm hiểu đối tượng nghe để trình bày những điều mà họ chờ đợi chứ không đơn giản chỉ là nói những gì mình muốn
Thực hiện thuyết trình
Thực hiện thuyết trình
Tạo không khí thoải mái: Để tạo không khí thoải mái và thân thiện cho người nghe thì khi mở đầu người thuyết trình cần giới thiệu về bản thân, gửi lời chào hỏi thăm thân thiện đến mọi người
Trình bày nội dung
Tiếp theo là triển khai bài thuyết trình, người thuyết trình nên diễn đạt theo dàn ý đã chuẩn bị sẵn từ trước để đảm bảo tính logic, không bị thiếu hoặc trùng ý. Tuy nhiên không nên phụ thuộc quá nhiều vào giấy chuẩn bị, tốt nhất nên diễn đạt một cách thoải mái và linh động. Tập trung vào những vấn đề trọng tâm để giải quyết nội dung cũng như tránh sự lan man, mở rộng vấn đề làm cho bài nói bị “loãng”. Nhưng để để tránh tạo cảm giác khô khan cho người nghe thì khi triển khai bài thuyết trình, thì người thuyết trình cần phải có những kỹ năng nhất định để làm nên sự hấp dẫn trong bài thuyết trình của mình. Cụ thể người thuyết trình cần chú ý những điểm sau:
Về giọng nói: Giọng nói cần vừa đủ để người ở xa có thể nghe được, không nói quá to hoặc quá nhỏ, không nói quá nhanh hoặc quá chậm, giọng nói cần có sự thay đổi tùy từng hoàn cảnh mà có độ cao thấp hay trầm bồng, có điểm nhấn. Phát âm phải chuẩn, rõ chữ, không nhầm lẫn giữa các âm và tránh nói lắp. Đồng thời kết hợp cử chỉ, hành động nhẹ nhàng phù hợp.
Ví dụ về một bài thuyết trình: Như khi sinh viên lên thuyết trình bài tập nhóm trên lớp thì nét mặt phải thể hiện sự vui vẻ, thoải mái và chủ động, không nên để biểu lộ nét mặt mệt mỏi, cau có hay buồn rầu… như vậy sẽ không thu hút và không gây được thiện cảm với người nghe.
Trả lời câu hỏi từ mọi người
Phần thuyết trình của bạn sẽ trở nên nhàm chán nếu bạn không có sự tương tác với mọi người. Do vậy để giúp việc truyền tải đến mọi người tốt nhất thì nên có sự hợp tác kết nối ở 2 phía. Đặc biệt là khi kết thúc phần trình bày thì sẽ phải trả lời câu hỏi thảo luận của mọi người. Do vậy hãy chuẩn bị tâm lỹ, bình tình giải đáp câu hỏi đúng trọng tâm và chính xác nhất thuyết phục được người đặt câu hỏi.
Đây cũng là cách mà người đặt câu hỏi xem rằng bạn có thực sự nắm chắc được những nội dung mà bạn đã chuẩn bị hãy chưa? Cũng là biện pháp đơn giản để đánh giá rằng mọi người có thực sự chú tâm đến phần trình bày của bạn hay không
Kết thúc bài thuyết trình
Đến phần kết thúc phần trình bày của mình thì bạn cần tóm tắt, tổng kết lại những nội dung chính để người nghe có thể hiểu được vấn đề quan trọng mà muốn truyền tải đến cho họ là gì.
Lưu ý việc tổng kết cần được thể hiện sự ngắn gọn tránh lan man dài dòng. Bạn chỉ cần điểm qua những nội dung chính mà mong muốn khán giả có thể nắm được chính xác.
Đồng thời bạn cũng nên chuẩn bị lời cảm ơn chân thành đến những người đã chú ý lắng nghe phần thuyết trình của bạn. Bạn cũng có thể kêu gọi các hành động như: vỗ tay hoặc giơ tay biểu quyết nhằm hướng mọi người tập trung vào hành động của bạn ngay cả khi đã đến phần kết thúc.
Liên hệ thực tiễn với bản thân
Những thành tựu đã đạt được
- Đầu tiên trước mỗi buổi thuyết trình cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết để đảm bảo nội dung của buổi thuyết trình cũng như tâm lý sẵn sàng nhất
- Tiếp theo là cần chọn lọc ý kiến trong thuyết trình, giọng nói to và rõ ràng không nên lan man hay đưa vào những nội dung không cần thiết
- Đồng thời là vấn đề trang phục lựa chọn cho buổi thuyết trình phải đảm bảo sự phù hợp
- Cuối cùng là luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người nghe khi họ đưa ra các ý kiến hoặc câu hỏi thắc mắc
Những mặt hạn chế
Thiếu sự tự tin
Sự tự tin là một trong những yếu tố quan trọng trong thuyết trình. Bạn phải thể hiện sự tự tin và bản lĩnh thể hiện mình một cách tốt nhất.
Tự tin là điều cần thiết và rất quan trọng khi thuyết trình. Người thuyết trình thiếu tự tin thường sẽ nói lúng túng, lời nói không rõ ràng, đôi khi còn nói ngọng, hay gãi đầu gãi tai làm cho bài thuyết trình thiếu mạch lạc, không rõ ràng, gây khó hiểu cho người nghe và sức thuyết phục cũng kém hơn. Nguyên nhân có thể do vấn đề tâm lý, do chưa nắm bắt được nội dung chủ đề.
Giảm sự tương tác với người nghe
Một điều mà rất nhiều người quan hay mắc phải chính là việc chỉ tập trung vào phần nói của mình mà quên sự tương tác với mọi người. Điều này sẽ làm giảm sự tương tác và thú vị cho bài thuyết trình của mình. Điều này sẽ tạp sự mông lung, thậm chí là người nghe không thể hiểu được nội dung mà bạn muốn truyền tải là gì.
Đặc biệt là khi thuyết trình có sử dụng Powerpoint. Bạn sẽ có thói quen nhìn chằm chằm vào nó. Đó là dấu hiệu của việc chưa thoát ly hoàn toàn được văn bản khiến bạn không được chủ động và tự nhiên khi thuyết trình.
Chưa đảm bảo được việc sử dụng biểu cảm
Đặc biệt là vấn đề cử chỉ và hành động của cơ thể chưa thực sự linh hoạt để có thể biểu đạt được cảm xúc của mình. Khi cảm thấy thiếu tự tin hoặc lo lắng bạn sẽ trở nên bị động, lúng túng và rụt rè hơn nhiều. Quan trọng là cách nói chuyện truyền cảm, có điểm nhấn sẽ giúp phần thuyết trình của bạn tốt hơn.
Tổng kết
Chúng tôi mong rằng những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có thêm những kỹ năng cần thiết cho việc thuyết trình. Ví dụ về một bài thuyết trình đã được chúng tôi trình bày ở đây chắc chắn sẽ giúp bạn nắm rõ hơn việc học kỹ năng thuyết trình như thế nào để đạt được hiệu quả rồi đúng không ạ?
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
5/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Thuyết Trình Là Gì
-
Thuyết Trình Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Thuyết Trình Trong ...
-
Khái Niệm Thuyết Trình Là Gì? Những điều Phải Tránh Khi Thuyết Trình
-
Thuyết Trình Là Gì? Các Bước Thuyết Trình? Lợi ích Của Thuyết Trình?
-
Kỹ Năng Thuyết Trình Và Những điều Bạn Cần Biết - Trịnh Đức Dương
-
Thuyết Trình Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết Về Thuyết Trình - Unica
-
Thuyết Trình Là Gì? Làm Sao Để Thuyết Trình Hiệu Quả?
-
[PDF] KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH - Đại Học Văn Hiến
-
Kỹ Năng Thuyết Trình Là Gì? Bí Quyết Giúp Bạn Tự Tin ... - Glints
-
Kỹ Năng Thuyết Trình Là Gì? Các Kỹ Năng để Giúp Bạn Thuyết ... - 123Job
-
[PDF] BÀI 3: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH (Phần I) - Topica
-
[DOC] 2. Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Thuyết Trình - VBSP
-
Thuyết Trình Là Gì - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021