Kỹ Năng Và Phẩm Chất Cần Thiết Của Một UI/UX Designer - Glints

Thiết kế UI/UX là một nghề mới mẻ và đầy ắp cơ hội cho những ai muốn dấn thân vào. Chính vì lẽ đó, việc nắm bắt và sở hữu những kỹ năng, phẩm chất thiết yếu cho công việc này sẽ giúp bạn dựng xây nền móng vững vàng, từ đó, nhanh chóng phát triển thành một UI/UX Designer chuyên nghiệp.

Cùng Glints điểm qua những kỹ năng và phẩm chất cần thiết của một UI/UX Designer trong thời đại số hóa này nhé!

Đọc thêm: UI UX Là Gì? Phân Biệt UI Và UX

7 Kỹ năng chuyên môn cần thiết của một UI/UX designer

Không thể phủ nhận rằng bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn để đảm nhiệm tốt gói công việc của mình. Đặc biệt hơn, do nghề UI/UX Designer còn khá mới mẻ, thế nên bạn sẽ cần những kỹ năng đặc thù hơn hẳn so với những ngành khác.

Một khi định hướng phát triển sự nghiệp trở thành UI/UX Designer chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững những ít nhất 7 kỹ năng nền tảng dưới đây.

1. Kỹ năng nghiên cứu UX

UI/UX Designer nói chung, hay UX Designer nói riêng, cần có kỹ năng thu thập dữ liệu định lượng và định tính về người dùng qua quá trình nghiên cứu, phân tích. Có rất nhiều phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến như: phỏng vấn người dùng bằng cách tạo một cuộc hội thoại ngẫu nhiên hoặc có cấu trúc phỏng vấn bài bản); quan sát người dùng một cách tự nhiên; thực hiện mẫu khảo sát các nhóm tập trung;…

Việc chọn lựa phương pháp phù hợp nhất sẽ phụ thuộc nhiều vào quy mô, yêu cầu của trang web hay ứng dụng mà bạn đang muốn phát triển. Sau khi thực hiện nghiên cứu UX, bạn sẽ thấu hiểu được hành vi của người dùng. Có thế, bạn sẽ dễ dàng thỏa mãn trải nghiệm của họ khi truy cập vào website hoặc ứng dụng của mình.

2. Wireframing (Thiết kế phác thảo cấu trúc) và Prototyping (tạo mẫu)

Việc phác thảo thiết kế “khung xương” cấu trúc của một trang web sẽ cho biết những yếu tố giao diện nào sẽ xuất hiện trên các trang chính. Kỹ năng này đòi hỏi các UI/UX Designer phải xác định nên hiển thị tính năng nào, loại bỏ tính năng nào, vị trí chúng ở đâu và bố trí chúng như thế nào để mang đến trải nghiệm đơn giản, hiệu quả và trực quan.

Ở bước này, bạn phải biết cách biểu thị các thành tố giao diện (hình ảnh, nút CTA, menu) ở dạng sơ đồ.

kỹ năng thiết kế ui ux
© Unsplash.com

Khi phần khung xương được phê duyệt, bạn sẽ phải làm việc trên các mô hình sơ bộ của sản phẩm. Chúng được tạo ra để thử nghiệm một ý tưởng hay một quy trình nào đó. Lúc này, bạn cần làm quen với các công cụ tạo mẫu (prototyping tool) phổ biến như Invision hoặc Marvel.

Đến bước cuối cùng, bạn sẽ tạo nên một thiết kế gần như hoàn chỉnh. Đây chính là bản mô phỏng cuối cùng của sản phẩm trước khi nó được mã hóa và triển khai. Các UI/UX Designer được kỳ vọng sẽ có khả năng sản xuất khung xương (wireframe) và tạo mẫu (prototype) một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3. Viết UX (UX Writing)

Viết UX là một kỹ năng khá ngách và không được nhiều người biết đến. Tuy thế, đây là kỹ năng có thể nâng cấp khả năng tạo trải nghiệm tốt cho người dùng thông qua microcopy (những từ ngữ chúng ta đọc hoặc nghe thấy khi sử dụng các sản phẩm kỹ thuật số).

Đây sẽ là yếu tố chính giúp UI/UX designer điều hướng trang web mượt mà cũng như nâng tầm trải nghiệm tổng thể.

Cách viết UX hiệu quả yêu cầu sự gãy gọn, hữu ích và phản ánh sát với giá trị cũng như tông giọng của thương hiệu. Kỹ năng viết UX cũng sẽ song hành cùng các tương tác và thiết kế trực quan để tạo nên một không gian trải nghiệm mà tại đó, người dùng có thể đạt được mục tiêu của họ.

4. Kỹ năng truyền thông thị giác

Thiết kế giao diện của một trang web là một kỹ năng quan trọng, nhưng truyền thông thị giác trong UI/UX Design thậm chí đòi hỏi nhiều hơn thế.

Bạn có thể tưởng tượng các thành tố thiết kế UI chuẩn hóa giống như thực đơn hamburger hoặc nút xem lại (playback). Khi nhìn thấy những biểu tượng (icon) ấy, họ sẽ hiểu ý nghĩa của chúng và biết được rằng chúng có nhấp vào được hay không.

Sở hữu kỹ năng truyền thông bằng hình ảnh hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu việc hướng dẫn người dùng qua văn bản dài dòng, lê thê. Thay vào đó, sử dụng các dấu hiệu trực quan để hướng dẫn và điều hướng họ sẽ giúp họ dễ dàng truy cập thông tin họ cần một cách dễ dàng hơn.

Đọc thêm: UI UX Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa Thiết Kế UI Và UX

5. Thiết kế giao diện

Như đã đề cập bên trên, thiết kế giao diện cũng là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ UI/UX designer nào cũng cần trang bị bên mình. Bởi lẽ, khi giao diện của ứng dụng hay website trở nên trực quan, chúng sẽ cho phép người dùng dễ dàng thực hiện các tác vụ mong muốn mà không gây bất kỳ mối trở ngại nào.

ui ux designer là gì
© Unsplash.com

Thiết kế giao diện bao hàm các yếu tố như thẩm mỹ, chuyển động, âm thanh và không gian (sản phẩm được sử dụng ở đâu và như thế nào). Những yếu tố ấy sẽ cùng nhau tác động tác động đến các người dùng tương tác với sản phẩm, dịch vụ.

Thế nên, bạn nên cực kỳ để tâm đến hành trình tương tác, cách thức truy cập thông tin cũng như yếu tố hiệu quả của bố cục màn hình.

6. Kỹ năng phân tích xử lý dữ liệu

Ngay cả khi sản phẩm hay tính năng tiến đến khâu sản xuất, việc kiểm tra tính khả dụng (usability testing) vẫn chưa được thực hiện. Chính lúc này, UI/UX Designer cần liên tục theo dõi dữ liệu về tính khả dụng của sản phẩm.

Đồng thời, họ cần tìm cách cải thiện sản phẩm hiện tại dựa trên các ý tưởng được phát triển từ dữ liệu trước đó. Một khi hiểu về các con số, phần trăm và các tỷ lệ, bạn sẽ dễ dàng đánh giá hiệu suất thiết kế của mình.

Đọc thêm: Top 10 “Lầm Tưởng” Phổ Biến Về Nghề Thiết kế UI/UX

7. Xây dựng kiến trúc thông tin

Không chỉ dừng lại ở giao diện thiết kế, UI/UX Designer cần thấu hiểu cách xây dựng kiến trúc thông tin hợp lý để người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung họ cần tìm kiếm. Kiến trúc thông tin bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ đường dẫn hội thoại trong chatbox đến cách trang web được sắp xếp và tổ chức.

Các UI/UX Designer cũng cần xem xét nhu cầu của người dùng về dung lượng kiến thức xoay quanh sản phẩm, đặc biệt khi họ tìm đến một ứng dụng hay website phức tạp.

thiết kế ui ux
© Unsplash.com

Làm UI/UX designer có cần biết về lập trình hay không?

Các UI/UX Designer không cần phải là người viết lập trình chuyên nghiệp, nhưng họ phải có sự am hiểu về HTML và CSS cơ bản. Khi thử nghiệm các tính năng của trang web, đôi lúc bạn sẽ phải gặp những sự cố phát sinh nhỏ đòi hỏi các thao tác thay thay đổi nhỏ trên website hoặc ứng dụng.

Nếu có kỹ năng về lập trình cơ bản, bạn có thể dễ dàng thay đổi mà không cần sự trợ giúp của các developer. Đồng thời, kiến thức mã hóa cũng sẽ giúp bạn cộng tác tốt hơn với các kỹ sư phần mềm, vì bạn sẽ hiểu được ngôn ngữ của họ để dễ dàng trao đổi thông tin hơn.

6 phẩm chất và kỹ năng mềm quan trọng để trở thành UI/UX Designer thành công

1. Khả năng giao tiếp tốt

Đối với UI/UX Designer, họ phải làm việc trực tiếp với cả máy móc cũng như con người. Bên cạnh việc thông thảo các kỹ năng về thiết kế, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt với những bộ phận liên quan hay khách hàng. Có thế, bạn mới có thể tạo nên những thiết kế ấn tượng được.

2. Tư duy sáng tạo

Khả năng sáng tạo là một đặc thù của ngành thiết kế nói chung và thiết kế UI/UX nói riêng. Từ một yêu cầu từ khách hàng, một vấn đề chung nhưng các UI/UX Designer khác nhau sẽ mang đến những giao diện, hình thức và trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào sức sáng tạo của họ.

kỹ năng cần thiết của ui ux designer
© Unsplash.com

Một lưu ý ở đây dành cho UI/UX Designer chính là sáng tạo trong khuôn khổ. Bởi lẽ, nếu quá “bay” với ý tưởng của chính mình, bạn sẽ vô tình quên béng mất nhu cầu thực sự của người dùng.

Hãy tạo những nét cá tính riêng của mình, song cũng đừng quên mất mục tiêu tối thượng của việc thiết kế UI/UX: mang đến trải nghiệm mượt mà nhất thông qua nội dung và hình thức thể hiện.

3. Sự linh hoạt

Nhà thiết kế UI/UX phải là người biết đặt cái tôi và giả định của bản thân sang một bên và sẵn sàng lắng nghe kết quả từ những nghiên cứu khách hàng, người dùng. Trước đó, họ phải sẵn sàng đặt những câu hỏi và chấp nhận rằng sự hiểu của mình là chưa đúng.

Thật vậy, bạn có thể để ý rằng rằng hầu hết các mô tả công việc của UI/UX Designer đều có một dòng yêu cầu phổ biến, có chính là: “Khả năng giải quyết các vấn đề không rõ ràng, không xác định” hoặc “Thích ứng với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và người dùng.”

4. Khả năng thấu hiểu

Một UI/UX designer giỏi phải có khả năng đặt chính mình vào vị trí của người dùng và thấu hiểu vấn đề của họ. Điều này mang ý nghĩa rằng bạn phải chuyên tâm thu thập dữ kiện qua quá trình quan sát và phỏng vấn; đồng thời sẵn sàng thách thức các giả định và thành kiến của bản thân.

Hơn thế, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, bạn phải sẵn sàng chấp nhận đầu ra kết quả của khảo sát dù bản thân không mấy tin vào chúng. Bạn phải luôn nắm bắt những xu hướng nổi bật dựa trên nhu cầu thực sự của người dùng để đáp ứng trong suốt quá trình thiết kế UI/UX.

5. Thông thạo ngoại ngữ

Tưởng chừng không quan trọng, nhưng ngoại ngữ sẽ nâng vị thế của UI/UX Designer lên một tầm cao mới. Khi có trình độ ngoại ngữ tốt, bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc truy cập các nguồn tài nguyên quốc tế để trau dồi kỹ năng của mình. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng mở rộng mối quan hệ để có thêm những dự án tầm cỡ quốc tế.

ui ux
© Unsplash.com

Nghề nào cũng vậy, “có công mài sắt có ngày nên kim”. Hãy chăm chỉ rèn luyện và trang bị cho mình những kỹ năng, tố chất cần thiết để vững bước hơn trên con đường phát triển sự nghiệp của một UI/UX Designer, bạn nhé!

Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag UI/UX Design bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Thiết kế UI/UX nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Nhập đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Nhập ý kiến của bạn

Từ khóa » Tư Duy Ui Ux Là Gì