KỸ NĂNG XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Mầm non - Mẫu giáo
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.32 KB, 15 trang )
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAITRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠMTÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊNMÔN: GIÁO DỤC MẦM NONChuyên đề:NÂNG CAO KỸ NĂNG XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNGTHƯỜNG GẶP TRONG TRƯỜNG MẦM NON21. Những vấn đề chung về tình huống trong ứng xử sư phạm1.1. Khái niệm tình huống:Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề nảy sinh tronghoạt động và quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và giữa con người vớicon người buộc người ta phải giải quyết, ứng phó, xử lý kịp thời nhằm đưa racác hoạt động và quan hệ có chứa đựng trạng thái đó trở lại ổn định và tiếp tụcphát triển.1.2. Tình huống sư phạmTrong thực tiễn dạy học và giáo dục luôn nảy sinh các tình huống mà đòihỏi nhà giáo dục, người giáo viên phải giải quyết để nâng cao kết quả giáo dụccũng như hoàn thiện nhân cách cho người được giáo dục, cho học sinh. Để giảiquyết các tình huống đó đòi hỏi nhà giáo dục phải nhanh chóng phản ứng, pháthiện đúng tình hình, tìm ra những biện pháp giải quyết tối ưu nhằm hình thànhvà phát triển nhân cách cho người được giáo dục và xây dựng tập thể ngườiđược giáo dục đó vững mạnh, qua đó năng lực và phẩm chất sư phạm của họcũng được củng cố và phát triển.Như vậy chúng ta có thể hiểu tình huống sư phạm là tình huống chứađựng mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động sư phạm của người giáo viên. Đó làmâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục đối với trình độ phát triển hiện có của học sinh,giữa yêu cầu phát triển của học sinh với điều kiện sống và giáo dục, giữa nhucầu phát triển của học sinh với khả năng sư phạm của nhà giáo dục, giữa nhucầu phát triển của học sinh với khả năng, trình độ đạt được của chính học sinh.Một tình huống sư phạm thường có ba thành phần cơ bản:- Cái mới, cái chưa biết mà người giáo viên cần tìm hiểu, khám phá vàgiải quyết.- Những cái đã biết được sử dụng để xử lý tình huống sư phạm đạt mụcđích. Đòi hỏi nhà sư phạm phải có trình độ tri thức, kinh nghiệm và khả năngsáng tạo nhằm đưa ra cách xử lý phù hợp.- Nhu cầu giải quyết các tình huống sư phạm. Nhu cầu này rất đa dạng vàkhác nhau ở mỗi chủ thể. Các nhu cầu gồm có nhu cầu nhận thức, nhu cầu đạođức và nhân văn là nhu cầu xuất phát từ mong muốn đứa trẻ phát triển và nângcao hiệu quả của công tác giáo dục.2. Một số yêu cầu với giáo viên khi ứng xử trong các tình huống sư phạm:- Giáo viên cần phải có kiến thức về con người, hiểu tâm lý và yêu trẻ, đồng thờicó hiểu biết rộng về các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề trong học đường.- Trong các tình huống ứng xử sư phạm, giáo viên nên luôn tôn trọng nhân cáchtrẻ, có niềm tin vào trẻ, không vụ lợi, không thiên vị hay thành kiến; làm chủcảm xúc, không để các quan hệ đời thường chi phối việc xử lý các tình huống.3- Khi xử lý các tình huống sư phạm cần phải nhanh, không để ảnh hưởng đếngiờ học. Tùy từng tình huống, các vấn đề nảy sinh, giáo viên cần xử lý ngaynhưng cũng có thể tạm dừng lại cho đến thời điểm phù hợp.- Ứng xử trong các tình huống sư phạm mang tính giáo dục, định hướng pháttriển nhân cách chứ không phải nhằm mục đích kỷ luật trẻ.- Không bỏ sót các tình huống sư phạm xảy ra bằng cách quan sát, tìm hiểu kỹnhóm trẻ/lớp mẫu giáo mình quản lý.- Trong quá trình ứng xử với các tình huống sư phạm cần phải bình tĩnh, tự tin,tự chủ trong mọi hoàn cảnh và xử lý một cách thấu đáo.- Không ngừng học hỏi nâng cao khả năng xử lý các tình huống sư phạm bằngcon đường học tập điển hình, học hỏi đồng nghiệp và đúc rút kinh nghiệm quathực tế, không được chủ quan, tự mãn hay lo sợ, tự ti.- Tự mình đặt ra, dự kiến các tình huống sư phạm để có phương án xử lý tốt,tránh bị bất ngờ, dẫn đến lúng túng, xử lý không hiệu quả.3. Những tình huống thường gặp trong giáo dục mầm non và cách xử lý:Tình huống 1: Trẻ đánh bạn nhưng không chịu nhận lỗi.Bé Đạt năm nay đã 4 tuổi. Bé hay đánh bạn trên lớp nhưng thường khôngnhận lỗi. Khi bạn mách cô việc Đạt đánh bạn, bé thường không thừa nhận ngay.Khi bị đưa ra chứng cớ thì Đạt mới nhận lỗi và xin lỗi. Tuy nhiên, sau khi nhậnlỗi, bé vẫn đánh các bạn khi cô giáo vắng mặt. Các mặt khác của trẻ bình thườngvà tuân theo các yêu cầu của cô giáo trong giờ học.Phân tích tình huốngTrẻ mầm non sống và ứng xử bằng cảm xúc là chủ yếu. Trẻ dễ bộc lộnhững xúc cảm vui, buồn, yêu ghét…Vì vậy, khi không thỏa mãn nhu cầu nàođó là trẻ thể hiện ngay các cảm xúc của mình. Việc đánh nhau của trẻ chỉ mangtính tình huống. Trẻ vừa đánh nhau xong lại có thể chơi với nhau, quên ngaynhững việc đã đánh nhau, nhưng cũng có thể tiếp tục đánh nhau trong nhữngtình huống khác. Người lớn không nên làm nghiêm trọng vấn đề trẻ con đánhnhau dưới cái nhìn đạo đức, nhân cách. Điều cần giúp trẻ là tránh việc đánhnhau gây ra tổn thương về cơ thể (cào mặt, xô đẩy té ngã…).Ở một số trẻ nhỏ, việc đánh bạn trở thành một hành vi không ý thức. Trẻcó thể đánh bạn do ảnh hưởng tập nhiễm từ bên ngoài như quan sát người khácđánh nhau, xem phim ảnh, bị ảnh hưởng của bạo lực gia đình…Vì vậy, trẻ bắtchước một cách vô thức và cũng không ý thức được tính nguy hại khi đánh bạn.Cũng có một số trẻ muốn người khác để ý, quan tâm, công nhận giá trịcủa trẻ. Vì vậy, trẻ thể hiện bằng những hành vi tích cực hoặc tiêu cực, miễn saođược người khác quan tâm. Vì vậy, người lớn càng cố tình đi tìm hiểu chứng cứđể chứng minh trẻ sai có thể là một củng cố tiêu cực với nhu cầu của trẻ, có thểtrẻ lại tiếp tục hành vi đó.4Gợi ý cách xử lý tình huốngCô giáo không nên cố gắng chứng minh việc bé Đạt đánh bạn như thế nào(đúng hay sai). Thay vào đó, cô giáo tìm những hành vi tốt của bé để khích lệ,củng cố hành vi tích cực của bé Đạt nhiều hơn (sẽ giúp làm mất đi hành vi tiêucực).Cô không nên quát tháo, đánh mắng trẻ mà nên thể hiện hiện thái độkhông vui vì bé Đạt đánh bạn. Nếu có thể, cô yêu cầu để bé Đạt bắt tay và xinlỗi bạn, rồi bảo bé bị đánh bắt tay và nói đồng ý bỏ qua cho bạn. Việc làm này sẽtạo ra một không khí đoàn kết, yêu thương trong lớp của trẻ. Đồng thời làm mấtđi những hành vi tiêu cực của tất cả trẻ trong lớp.Cô giáo nên nói chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ, về việc đánhbạn trên lớp, chia sẻ để gia đình cũng có cách ứng xử tương tự như cô giáo ởtrên lớp để trẻ cảm thấy mình có giá trị, được quan tâm nhiều hơn khi có nhữnghành vi tích cực, những việc làm tốt.Tình huống 2: Trẻ không trả lời được câu hỏi nhưng vẫn giơ tay.Bé Lan năm nay 5 tuổi, nhanh nhẹn và hoạt bát. Bé thích đến lớp và giaotiếp với các bạn, nghe lời cô giáo và tập trung vào các hoạt động của lớp học.Tuy nhiên, bé Lan gặp phải vấn đề là: mỗi lần cô giáo đặt câu hỏi trong giờhọc…bé giơ tay ngay và rất hăng hái, nhưng khi được gọi thì bé đứng lên chỉmỉm cười, không trả lời. Đây như là một phản xạ tự nhiên trở thành thói quencủa bé. Trong trường hợp này, cô giáo phải xử lý như thế nào?Phân tích tình huốngTrẻ em sống và ứng xử dựa vào cảm xúc của chính trẻ. Trẻ yêu, buồn,giận hờn… là bộc lộ ra ngay bằng thái độ hành vi.Trẻ được cô giáo yêu mến và ít bị nhận xét, đánh giá nên trẻ không sợ làcó trả lời câu hỏi được hay không, hoặc thậm chí trả lời chưa phù hợp. Vì vậytình huống này, trẻ có biểu hiện như vậy là chuyện bình thường, có thể coi làđiểm tích cực vì trẻ đã có một cảm xúc tích cực trên lớp học.Nhiều trẻ chưa tự tin hay chưa có thói quen đứng trước đám đông. Vì vậykhi trẻ ngồi dưới thì rất hăng hái, tự tin nhưng khi được gọi lên trả lời thì trẻ xấuhổ và không trả lời được.Nhiều trẻ có phản xạ tự nhiên trở thành một thói quen khi làm một việc gìđó nên việc dừng lại ngay phản xạ tự nhiên của trẻ sẽ gặp khó khăn. Nhiều khibé Lan giơ tay như vậy là do thói quen – vì vậy cần có thời gian để giúp bé Landần dần điều chỉnh được thói quen đó.Gợi ý cách xử lý tình huốngMỗi lần bé Lan giơ tay trả lời câu hỏi của cô giáo thì cô vẫn nên cổ cũ, độngviên bé bởi sự cố gắng, tự giác và chăm chú học bài. Nếu bé Lan giơ tay nhưngchưa trả lời được câu hỏi của cô giáo thì cô có thể dừng lại một chút và dànhthời gian gợi ý cho bé Lan. Cô có thể gợi ý từ dễ đến khó cho bé Lan trả lời và5cho bé thời gian suy nghĩ. Cần làm việc này kiên trì và thường xuyên giúp bé tậptrung vào suy nghĩ và trả lời câu hỏi tốt hơn.Tình huống 3: Trẻ nhút nhát trước đám đông.Bé Dũng năm nay 4 tuổi, bé thường xuyên làm theo được các yêu cầu củacô giáo trên lớp, tham gia các hoạt động tích cực. Tuy nhiên, Dũng rất nhút nhát,xấu hổ, thường không dám đứng lên trước lớp trả lời các câu hỏi của cô hay nóivề sản phẩm hoạt động của mình. Khi yêu cầu bé Dũng đứng lên trả lời hay nóivề sản phẩm học tập, Dũng hay thể hiện sự hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, nói línhí và ngồi xuống ngay. Trong tình huống này, cô giáo cần làm gì để giúp trẻ?Phân tích tình huốngMột số trẻ nhỏ nhút nhát do các em không có cơ hội để giao tiếp, trao đổivới các bạn xung quanh từ nhỏ. Trẻ chưa chủ động trong công việc cá nhân dongười lớn làm thay trẻ mọi việc… vì vậy trẻ chưa có kỹ năng xã hội sớm, dẫnđến sự mất tự tin ở trẻ.Một số trẻ do khí chất yếu nên các em cũng thể hiện sự nhút nhát, ít giaotiếp, thường sống thu mình, khép mình hơn.Một số cha mẹ hay thầy cô giáo mong muốn rèn được tính tự tin của trẻnhanh nên đã nóng vội bắt trẻ rèn luyện, đối mặt với các tình huống căng thẳngđể trẻ tự tin hơn. Đối với một số trẻ có thể áp dụng được việc đối diện với cáctình huống căng thẳng nhưng cũng có nhiều trẻ không thể áp dụng được, thậmchí gây ra hậu quả tiêu cực đến đời sống tâm lý của trẻ.Gợi ý cách xử lý tình huống:Cô giáo nên dần dần từng bước cho trẻ đứng trước đám đông để nói mộtđiều gì đó. Đầu tiên là đứng trước 1-2 bạn, sau đó đứng lên nhóm đông hơn, khitrẻ tự tin hơn thì mới cho đứng ở đám đông, trước cả lớp. Cô giáo nên khuyếnkhích, khen ngợi ngay những điểm tích cực ở trẻ để giúp trẻ tự tin hơn ở mình.Làm được điều này cần sự kiên trì, nhẫn nại của giáo viên trong một thời giandài.Cô giáo hay cha mẹ nên giao cho trẻ những công việc như dọn đồ chơi,cùng bạn cắt dán bức tranh, giúp cô lau bàn… những công việc nhỏ phù hợp vớitrẻ. Trong quá trình làm việc, cô giáo luôn để ý và tìm ra những thế mạnh ở trẻđể khuyến khích. Trẻ sẽ tự tin hơn và sẽ cố gắng hơn theo hướng tích cực đểthành công. Cô giáo khuyến khích trẻ bằng cách mỉm cười, gật đầu tán thưởng,ra hiệu cố gắng… và nếu có thể, cô giáo nói cả lớp cùng động viên để bé Dũngtự tin hơn.Cô tư vấn cho cha mẹ, giúp cha mẹ hiểu về sự tự tin của con, và gia đìnhcũng cần khuyến khích trẻ từng bước, không nên đặt áp lực quá căng thẳng vớitrẻ dẫn đến sự lo lắng, sợ hãi. Giúp trẻ tập giao tiếp với bạn bè, hàng xóm xungquanh nhiều hơn, đặc biệt là tạo cho trẻ cơ hội đứng trước các thành viên tronggia đình trình bày điều gì đó tự tin.6Tình huống 4: Bé sợ ăn khi đến trường.Theo gia đình cho biết, khoảng 6 tháng trước, bé Thúy (36 tháng tuổi)được gửi đến một trường mầm non khác. Thời gian đầu bé ăn chậm, hơi khó ăn,nên mỗi khi đi học về là bé thường kể với ba mẹ bị cô giáo mắng, thậm chí làđánh trẻ. Bé nói là bị cô giáo lấy tay đánh vào má và bắt ăn nhanh. Bé Thúy đihọc ở trườn cũ luôn luôn lo sợ, thậm chí khi chở bé đi ngang qua trường cũ bécũng sợ. Hiện tại, bé Thúy được đến một trường học mới, lúc đầu đi học thì bécó sợ nhưng sau một tuần học, bé rất vui vẻ và nói thích cô vì cô giáo yêu bé.Tuy nhiên, bé Thúy khó khăn trong việc ăn, không chịu ăn, ngậm thức ăn, đôikhi bảo bé nhai thì bé lại ói ra hết (ở nhà bé ăn tốt). Trong trường hợp này, côgáo nên làm gì để giúp trẻ?Phân tích tình huốngĐôi khi trẻ bị ám ảnh đối với việc ăn uống, đặc biệt là gắn với những ảnhhưởng tiêu cực (bị trừng phạt, dọa nạt…) nên mỗi lần ăn là trẻ sợ hãi không ăn,thậm chí là bị nôn ọe khi ăn. Vì vậy việc loại bỏ được cảm giác sợ hãi ở trẻ làđiều cần phải làm nếu muốn trẻ thoải mái hơn trong ăn uống.Việc trẻ ăn ở nhà rất tốt – thì có nghĩa trẻ không gặp vấn đề gì về ăn uống mà cóthể chỉ là do tâm lý sợ hãi của trẻ ở trường, dẫn đến việc sợ ăn của trẻ. Trẻ sẽ ănthoải mái nếu loại bỏ cảm xúc tiêu cực của trẻ ở nhà trường.Gợi ý cách xử lý tình huống:Nhà trường và cô giáo cần tạo niềm vui khi bé Thúy đến trường. Niềm vui sẽ làcơ sở giúp bé Thúy thoải mái và quên đi những tác động tiêu cực từ trường họctrước đây đối với trẻ. Đặc biệt là khi cho trẻ ăn, cô giáo cần loại bỏ cảm xúc tiêucực, áp đặt trẻ phải ăn hoặc dùng hình phạt đối với trẻ. Để làm được việc này, côgiáo cần bình tĩnh, từ từ, từng bước một và cần có thời gian. Trẻ chỉ ăn ngon khikhông bị căng thẳng về tâm lý đối với việc ăn uống mà thôi.Việc cho trẻ ăn theo bữa là rất tốt – giúp trẻ có nề nếp tốt. Tuy nhiên nhà trườngcũng nên quan tâm đến bữa ăn vật chất của trẻ như: trẻ ăn có đủ chất không, cóđổi món ăn cho trẻ không, món ăn có hợp khẩu vị với trẻ không.Tình huống 5: Trẻ đòi đồ chơi một cách tự do.Bé Quyên được 38 tháng tuổi đang học lớp mẫu giáo bé. Bé Quyên cóthói quen đòi bằng được những thứ mà bé thích. Nếu cha mẹ hay cô giáo khôngđáp ứng được nhu cầu của Quyên là cháu rất hay ăn vạ, khóc to, thậm chí la hétầm ĩ. Những lúc như thế, bé thường ném cả đồ chơi, không cần nữa. Cách đâyvài tháng, khi bé Quyên nghịch là bị người lớn, cha mẹ la mắng và trẻ còn biếtsợ, xin lỗi. Còn bây giờ, cháu nhất định không chịu nghe mà còn khóc và ăn vạnhiều hơn. Trong tình huống này, giáo viên cần làm gì để giúp trẻ?Phân tích tình huốngViệc trẻ đòi hỏi bằng được những thứ mà trẻ thích, không sợ người lớn vànếu không được thì khóc, mè nheo… do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng7hạn trẻ được cưng chiều quá mức – đòi cái gì là được cái đó. Trẻ là trung tâmcủa gia đình và luôn được thỏa mãn mọi thứ. Trẻ luôn được nhận nhiều hơn làphải cho đi, chia sẻ và điều này dần dẫn đến tính ích kỉ ở trẻ, đặc biệt khi sự đòihỏi này trở thành một thói quen. Điều này thường xuất hiện ở một số gia đình ítcon và đáp ứng nhu cầu của con vô điều kiện.Người lớn vô tình hình thành hành vi đòi hỏi của trẻ khi đáp ứng mọi nhucầu của trẻ nếu trẻ khóc, mè nheo, bỏ ăn, tức giận… Đây là cách thức mà trẻ làmnếu muốn được thỏa mãn một nhu cầu nào đó.Có những trường hợp trẻ thiếu thốn và thích đồ chơi đó quá mức vì thế trẻmong muốn có đồ chơi đó bằng mọi cách, trẻ không thể kiềm chế cảm xúc củamình với đồ chơi đó.Gợi ý cách xử lý tình huống:Trong trường hợp này, cha mẹ hay cô giáo nên chú ý đến các việc sau đểđiều chỉnh được đồ chơi đòi hỏi quá mức của trẻ:Khi trẻ đòi hỏi một đồ chơi hoặc nhu cầu nào đó, người lớn không nênthỏa mãn nhu cầu đó của trẻ ngay. Người lớn nên dừng lại đặt câu hỏi: Vì saocon lại thích đồ chơi này? (trẻ phải giải thích). Đây là thời gian tạm lắng để trẻsuy nghĩ và nghe được những cảm xúc, mong muốn cuả trẻ. Việc làm này đòihỏi sự bình tĩnh và kiên trì thực hiện mục đích.Khi trẻ đòi hỏi đáp ứng nhu cầu nào đó (đồ chơi), người lớn nên thỏa hiệpvới trẻ - trẻ phải làm những việc gì thì mới có được đồ chơi đó. Cho trẻ đưa racác việc làm và cha mẹ định hướng, từ đó trẻ sẽ phải cố gắng hoàn thành cáccông việc đó để được đồ chơi và cũng là thời gian để trẻ tạm lắng nhu cầu củabản thân. Các công việc như: tự ăn, tự đi giày đến lớp, đến lớp không được quậyphá…Khi trẻ đòi hỏi đồ chơi quá mức – và không được đồ chơi sẽ thể hiệnnhững hành vi tiêu cực như khóc, hét, giận dỗi… lúc đó cha mẹ càng quan tâm,càng giải thích thì càng củng cố hành vi tiêu cực nhiều hơn. Vì vậy, một kinhnghiệm quan trọng để tránh đi những hành vi tiêu cực ở trẻ em là “kỹ thuật phớtlờ”, tức là không quan tâm, không để ý đến các hành vi tiêu cực của trẻ. Saunhiều lần như vậy, trẻ sẽ hiểu được hành vi tiêu cực mà trẻ thể hiện sẽ khôngđem lại kết quả gì, từ đó trẻ sẽ dần dần bỏ đi những hành vi tiêu cực đó và biếtdừng lại những đòi hỏi quá mức của bản thân.Tình huống 6: Trẻ 3 tuổi hay “chống đối”.Bé Hoàng 36 tháng tuổi, gia đình đưa bé đến trường học được 3 tháng rồi.Tuy nhiên, cô giáo và gia đình gặp khó khăn trong việc giáo dục trẻ. Trước đâycháu rất ngoan, nhưng thời gian gần đây bé Hoàng ít nghe lời cha mẹ, khôngvâng lời cô giáo trên lớp học mặc dù cháu hiểu được các yêu cầu của người lớn.Cháu thích làm theo ý mình, đặc biệt là hay làm ngược lại với những yêu cầucủa người lớn. Mỗi khi la bé Hoàng, bé càng cố tình làm ngược lại bé muốn thể8hiện sự bướng bỉnh, luôn muốn chống đối với người lớn. Vậy trong tình huốngnày, cô giáo và cha mẹ nên làm gì?Phân tích tình huốngQuá trình phát triển tâm lý của trẻ không phải là một sự liên tục, êm ả mà còn cócả những lúc khủng hoảng. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thường xảy ra sựkhủng hoảng ở giai đoạn lên ba, hay gọi là “khủng hoảng tuổi lên ba”. Vào độtuổi này trẻ bắt đầu nhận thức về cái tôi của mình nên muốn làm mọi việc khẳngđịnh cái tôi. Trẻ hay nói: cái này là của con, cái kia là của chị… Vì vậy khingười lớn buộc trẻ làm một việc gì đó dù trẻ biết là đúng nhưng trẻ vẫn khôngnghe, hoặc làm ngược lại chỉ để chứng minh cái tôi của trẻ. Trẻ mong muốnngười lớn hiểu và chấp nhận cái tôi của mình. Sự khủng hoảng này sẽ dần mất đikhi trẻ lớn dần lên.Việc trẻ chống đối người lớn cũng phụ thuộc vào cách người lớn giao tiếp vớitrẻ như thế nào. Đôi khi người lớn chưa lắng nghe suy nghĩ của trẻ mà đã buộctrẻ làm theo ý mình. Người lớn vô tình hay áp đặt những suy nghĩ mà mình cholà đúng đắn đối với trẻ. Trong khi đó trẻ em là một thế giới tâm hồn phong phúvà riêng biệt. Vì vậy trẻ đôi khi có hành vi chống đối vì người lớn chưa hiểu trẻ,chỉ áp đặt – nhưng trẻ nhỏ không biết làm thế nào – nên thể hiện hành vi chốngđối, hoặc làm ngược lại.Gợi ý cách xử lý tình huống:Những đặc điểm tâm lý tiêu cực này của trẻ sẽ tự mất đi với sự phát triển của độtuổi. Tuy nhiên, nếu người lớn biết cách giao tiếp phù hợp với tâm lý trẻ sẽ giảmbớt sự mâu thuẫn giữa cha mẹ, người lớn với trẻ. Người lớn nên chú ý:- Tránh việc la mắng, trách phạt trẻ vì điều này sẽ làm cho trẻ cảm nhận bị ápđặt, không được công nhận cái tôi nên dẫn đến sự chống đối nhiều hơn.- Khuyến khích, động viên, công nhận những hành vi tích cực ở trẻ - giúp trẻcảm nhận được giá trị của cái tôi ở trẻ.- Cho trẻ có cơ hội lựa chọn với những yêu cầu mà chúng ta đưa ra: Hôm naytrời lạnh, con thích mặc gì cho ấm? Con thích ăn gì sáng nay?... Tất nhiên, phụhuynh và cô giáo nên khéo léo để giúp trẻ lựa chọn cho phù hợp.Tình huống 7: Trẻ không muốn đi học sau kỳ nghỉ hè.Bé Mai bắt đầu đi học lúc 3 tuổi. Lúc đầu bé đến lớp rất rụt rè nhưng sau1 năm học, bé Mai rất tích cực đến trường, vui vẻ và tự giác đi học. Tuy nhiên,cuối năm học, đến kỳ nghỉ hè, bé Mai được nghỉ học, ở nhà và về chơi với ôngbà. Sau mùa hè, khi cho bé đi học trở lại, bé có biểu hiện không hứng thú, khôngthích đến trường, nhất định không chịu đi học và thường khóc lóc đòi mẹ. Trongtình huống này, cha mẹ và cô giáo cần làm gì để giúp bé vui vẻ, hạnh phúc trởlại trường mầm non học?Phân tích tình huốngBé Mai cũng giống như bao đứa trẻ khác thích nghỉ ngơi, thích chơi tự nhiên màkhông bị gò ép. Trong một năm học ngày nào trẻ cũng đến lớp đều và học tập sẽhình thành cho trẻ một thói quen đi học nên việc học hành trở nên nhẹ nhàng,9thoải mái. Vì vậy sau một thời gian khá dài nghỉ học, được chơi thoải mái, tự donên lại hình thành ở trẻ một thói quen khác. Quen với việc nghỉ ngơi, khôngphải học,không phải dậy sớm để đi học… nên trẻ chán, không thích đi học sauba tháng hè. Đây là chuyện bình thường và xuất hiện ở nhiều trẻ.Gợi ý cách xử lý tình huống:Trong trường hợp này, cha mẹ và cô giáo không nên đánh mắng hay quy kết chotrẻ là lười biếng. Cô giáo và cha mẹ nên từng bước giúp trẻ thích nghi với điềukiện, hoàn cảnh học tập sau ba tháng hè. Việc này sẽ gặp khó khăn lúc đầu giốngnhư lần đầu tiên trẻ đi học, tuy nhiên thời gian khó khăn này sẽ qua nhanh vì trẻđã hình thành được nếp đi học trước đây. Bên cạnh đó, nên tạo niềm vui, sựhạnh phúc cho trẻ khi đi học – tránh la, mắng, bực dọc, quát trẻ… để buộc trẻ đihọc ngay mà bỏ qua sự động viên.Tình huống 8: Trẻ 6 tuổi không hứng thú với việc học chữ.Bé Sơn đang học lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) nhưng rất lười, ngại ngồitập tô hay “viết” chữ. Mỗi khi cô giáo hay cha mẹ nhắc nhở Sơn luyện tập tô,“viết” chữ là bé lẩn tránh hay tỏ thái độ chán nản, không tập trung. Các côngviệc khác thì bé làm rất tốt (làm toán; chơi ghép hình…). Vậy làm thế nào để béSơn tập trung, hứng thú vào việc tập luyện tô chữ, “viết” chữ?Phân tích tình huốngTrẻ em học tập, giao tiếp hoặc làm một việc gì đó thường dựa vào cảm xúc rấtnhiều. Trẻ rất tích cực và say mê khi có cảm xúc tích cực, còn ngược lại thì trẻthường né tránh, chán, mệt mỏi. Vì vậy bé Sơn thích học toán, xếp hình và ngạingồi tô chữ, “viết” chữ là do phụ thuộc vào cảm xúc, hứng thú của trẻ.Cách dạy của cô giáo và người lớn có thể cũng ảnh hưởng đến việc luyện viếtchữ của bé Sơn. Đó là khi buộc trẻ tập trung quá lâu vào việc luyện viết chữ thìtrẻ sẽ có cảm giác chán, mệt mỏi và sau nhiều lần như vậy thì trẻ sẽ có cảm giácsợ hãi, bị ám ảnh với việc học chữ.Tính chất học tập của trẻ mẫu giáo không giống như của học sinh, trẻ mẫugiáo thường học qua hoạt động vui chơi. Khi hoạt động dạy học được tổ chứcdưới hình thức vui chơi thì trẻ sẽ tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn.Gợi ý cách xử lý tình huống:Trước khi trẻ bắt đầu luyện viết chữ, cô giáo hay phụ huynh nên tạo chotrẻ một cảm xúc tích cực, sự hưng phấn, vui vẻ để trẻ có thể thực hiện việc họctập một cách nhẹ nhàng nhất. Cần chú ý đến thời gian luyện tập viết của trẻ vàluôn khích lệ những điểm tích cực, những thành công của trẻ khi luyện viết;tránh việc mắng, nói trẻ là lười biếng, dốt nát…Việc luyện chữ viết của bé Sơn hay việc học tập của trẻ nói chung nênđược tổ chức dưới hình thức các trò chơi. Thông qua các hoạt động chơi trẻ sẽhọc rất nhanh và có thể sử dụng phần thưởng đối với trẻ để khích lệ.10Tình huống 9: Bé Mơ rất thích ra lệnh.Năm nay bé Mơ đã 5 tuổi, từ khi đi học đến nay, ngay khi ở nhà, bé cũngthường hay ra lệnh cho người khác, bạn khác làm. Bé Mơ luôn muốn chứng tỏvới mọi người là bé biết làm mọi thứ và khôn ngoan hơn người khác. Ở lớp học,bé thường hay ra lệnh cho bạn và ép bạn mình phải làm cho dù những yêu cầucủa bé nhiều khi không đúng. Bé còn hay lớn tiếng và buộc bạn phải làm theo.Hành vi đó đã trở thành tói quen của bé Mơ. Liệu thói quen này của bé Mơ cótốt không và người lớn cần phải làm gì để bé Mơ điều chỉnh hành vi của mình?Phân tích tình huốngBé Mơ có hành vi như trên do nhiều nguyên nhân như:- Bé Mơ muốn được người khác quan tâm, chú ý. Khi người lớn khôngchú ý nhiều đến bé thì bé sẽ làm mọi việc để người khác quan tâm và hành độnggây chú ý có thể là hành động tích cực hoặc tiêu cực. Trường hợp bé Mơ này thểhiện sự hống hách – để người khác thấy mình giỏi và quan tâm nhiều hơn.- Đây cũng có thể là một phẩm chất bẩm sinh của trẻ. Trẻ sinh ra đã có ýchí mạnh mẽ, tính quyết đoán và nếu trẻ biết ra lệnh và thuyết phục bạn khácnghe theo một cách có lý và tích cực thì là một điểm rất tốt. Tuy nhiên bé Mơ ralệnh cho bạn dù biết là vô lý và không thuyết phục bạn mà lớn tiếng, quát buộcbạn làm theo là chưa tốt, điều này có thể ảnh hưởng đến nhân cách sau này củatrẻ. Vì vậy nếu cô giáo, cha mẹ biết cách uốn nắn, chỉ bảo thì một đứa trẻ thíchra lệnh, ít chịu nhượng bộ sẽ thành công hơn trong cuộc sống sau này.- Nếu trẻ biết ra lệnh và dứt khoát buộc trẻ khác làm những việc tích cựcthì là rất tốt, ngược lại, trong những trường hợp vô lý, trẻ ra lệnh cho bạn chỉ vìmuốn để người khác quan tâm, chú ý thì lại không tốt, cần điều chỉnh để trẻ hiểuvà có hành vi đúng mực hơn.Gợi ý cách xử lý tình huống:Nếu trong những tình huống bé ra lệnh là “vô lý” – vì cái tôi của trẻ - thìtrẻ không ngần ngại với chuyến sai bảo này và cứ nằng nặc đòi người khác phảilàm. Cô giáo, cha mẹ nên lờ đi, không đáp ứng yêu cầu của trẻ ngay hoặc yêucầu trẻ giải thích vì sao lại đòi như vậy. Nếu trẻ giải thích có lí thì mới làm giúptrẻ. Qua đó trẻ học được bài học: không phải yêu cầu nào của mình cũng đượcđáp ứng và muốn bảo được người khác thì phải có lí lẽ đúng đắn, thuyết phục.Ở một số trẻ, khi đòi hỏi – các mệnh lệnh không được đáp ứng thì trẻ tỏ rangoan cố, hoặc đòi hỏi cao hơn, đe dọa, quấy rầy, khóc, tỏ thái độ bất mãn, giậndỗi – lúc này người lớn cần trấn tĩnh trẻ, không nên đáp ứng các nhu cầu đóngay mà đợi đến khi trẻ bình tĩnh lại rồi mới phân tích cho bé thấy sự vô lý củabé và cho bé thấy rằng mình không muốn tình trạng này lặp lại một lần nữa.Tình huống 10: Khi trẻ “lấy trộm” đồ chơi của trẻ nhà hàng xóm.Tuấn năm nay hơn 4 tuổi, bé là một đứa trẻ ngoan, biết nghe lời cha mẹ,đến trường thích chơi với các bạn và biết vâng lời cô giáo. Sức khỏe của Tuấn11rất tốt. Bé cũng biết nhường nhịn bạn bè xung quanh và tích cực thực hiện cáccông việc người lớn giao cho. Tuy nhiên, Tuấn thỉnh thoảng gặp phải vấn đềkhiến bố mẹ lo lắng và xấu hổ. Hôm đó, Tuấn sang nhà hàng xóm chơi, khi ra vềcầm 1 chiếc ô tô của bạn. hàng xóm kết tội là Tuấn “ăn trộm” đồ chơi. Cha mẹTuấn đã đánh và bắt bé đem trả đồ chơi ngay. Tuy nhiên, nhiều lần sau, bé vẫnlặp lại hành vi này. Trong trường hợp này, người lớn nên ứng xử như thế nào đểgiúp bé Tuấn nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp?Phân tích tình huốngViệc trẻ lấy đồ chơi của bạn về nhà là do sở thích, cảm xúc của trẻ với đồchơi đó. Mục đích của trẻ là lấy để chơi và không thích sẽ trẻ, thậm chí mang đồchơi khác đẹp hơn sang để đổi lấy đồ chơi mà trẻ thích. Như vậy, đối với trẻ 4tuổi, không nên vội quy kết việc “ăn trộm” đồ chơi của trẻ là một hành vi tiêucực, mà đó chỉ là cảm xúc của trẻ mà thôi. Tuy vậy, nó có thể đem đến sự hiểulầm, phiền toái cho cha mẹ, thầy cô giáo trong việc giải quyết việc này.Việc cha mẹ đánh, bắt trẻ phải mang đồ chơi sang trả và còn mắng trẻ sẽlàm cho trẻ hậm hực, khó chịu, không thoải mái. Đôi khi trẻ chống đối lại hànhvi của người lớn. Mặt khác, trẻ sẽ phải dập tắt cảm xúc của mình với đồ chơi màtrẻ thích, đánh mất đi tính hứng thú của trẻ với thế giới bên ngoài.Nếu cha mẹ, cô giáo biết cách giúp trẻ hiểu việc lấy đồ chơi của bạn làchưa tốt, nhưng việc thích đồ chơi đó cũng không xấu. Vì vậy, nếu biết cách nàođó để thương lượng có đồ chơi đó phù hợp là rất tốt. Vì vậy, cha mẹ, thầy cô nêndạy trẻ kỹ năng giao tiếp để có đồ chơi đó. Nuôi dưỡng hứng thú của trẻ về đồchơi đó nói riêng và hứng thú với thế giới xung quanh nói chung sẽ rất tốt chosự phát triển trí tuệ sau này của trẻ.Gợi ý cách xử lý tình huốngTrong tình huống này, cô giáo và cha mẹ nên chú ý:- Cha mẹ không nên vội đánh, mắng trẻ ngay vì hành vi lấy trộm đồ mà nên bìnhtĩnh hơn và tìm hiểu kĩ. Cha mẹ có thể hỏi trẻ: tại sao con lấy đồ chơi? Đồ chơinày con thích ở chỗ nào, con đã hỏi ý kiến bạn chưa, con có biết là đồ chơi đó làbạn rất thích hay không?... những câu hỏi này sẽ giúp trẻ định hướng lại nhữnghành vi của mình là phù hợp hay chưa phù hợp.- Có thể cha mẹ nên khuyến khích về sở thích về đồ chơi đó của trẻ. Hành vi nàycủa cha mẹ sẽ giúp trẻ hứng thú với những lựa chọn của trẻ mà không dập tắt đinhững hứng thú của trẻ. Cha mẹ, cô giáo trao đổi để giúp trẻ tìm ra nhiều cáchkhác nhau để có thể có được đồ chơi đó, đồng thời uốn nắn những cách khôngphù hợp và khuyến khích những cách sáng tạo, phù hợp như: con sẽ thuyết phụcbạn cho con mượn chơi một lúc, con sẽ mang đồ chơi khác của mình và thuyếtphục bạn đổi cho, con sẽ cố gắng ngoan hơn để cuối tuần mẹ mua cho đồ chơi…- Trong trường hợp có thể, cha mẹ, cô giáo tạo điều kiện giúp trẻ thực hành cáckĩ năng đã trao đổi ở trên với trẻ, dạy cho trẻ kĩ năng thương thuyết và kĩ năngsáng tạo để có thể đạt được mục đích của trẻ.12Tình huống 11: Trẻ thường hay hỏi “Vì sao”Trong nhiều lần đi học về, bé Lan (5 tuổi) đã hỏi mẹ rất nhiều câu hỏi “vìsao?”. Lúc đầu mẹ bé Lan còn trả lời được nhưng về sau thì thật khó, vì cứ suynghĩ đến đâu là bé hỏi đến đó. Ví dụ bé hỏi:Bé Lan: Mẹ ơi, cơm màu gì?Mẹ: Cơm màu trắng.Bé Lan: Vì sao nó màu trắng?Mẹ: Ưm…..ưm….mẹ “bí” rồi…Bé Lan: Tại sao “bí”?Mẹ: ……!!!!Cứ như vậy trẻ hỏi tới , hỏi tới…và mẹ không biết trả lời như thế nào?Còn rất nhiều câu hỏi khác nữa mà bé hỏi: Tại sao khi mình đi mà cái câynó cứ chạy lùi? …Mỗi câu hỏi như vậy khiến mẹ bé rất băn khoăn làm thế nào để trả lời concho hợp lý. Trong trường hợp này, người lớn nên làm gì để giúp trẻ hiểu biếtđược thế giới bên ngoài, kích thích hứng thú nhận thức của trẻ?Phân tích tình huống:Việc trẻ đặt các câu hỏi “Vì sao” là rất tốt đối với sự phát triển tâm lý củatrẻ. Điều này chứng tỏ trẻ rất hứng thú với thế giới bên ngoài, trẻ muốn khámphá, tìm hiểu nó. Điều quan trọng hơn là trẻ phát triển nhận thức và phát triển trítuệ tốt khi biết đặt những câu hỏi cho người lớn. Do đó, người lớn không nêndập tắt việc đặt câu hỏi “Vì sao” của trẻ?, hoặc cho đó là vớ vẩn. Chúng ta cầnkhuyến khích trẻ đặt câu hỏi “Vì sao” giúp trẻ phát triển trí tuệ và sự hiểu biết vềthế giới xung quanh.Nhận thức của trẻ phù hợp với độ tuổi của trẻ. Người lớn cần giải thíchsao cho phù hợp với mức độ phát triển của trẻ thì trẻ mới hứng thú và hiểu đượclời giải thích.Tuy nhiên, nếu trẻ đặt câu hỏi “Vì sao” nhiều lần còn người lớn chỉ tậptrung vào giải thích để trẻ hiểu (có khi không thể giải thích được) thì trẻ sẽ thụđộng tiếp nhận kiến thức có sẵn mà ít động não, tự suy nghĩ trả lời câu hỏi. Điềunày cưa phải là tối ưu về phương diện nhận thức. Con người thường khi đặt câuhỏi, trước tiên phải tự đi tìm câu trả lời cho chính mình. Điều này rất cần thiếtcho hoạt động dạy học.Gợi ý cách xử lý tình huống:Trong trường hợp này, người lớn nên chú ý: Khi trẻ đặt câu hỏi “Vì sao”,người lớn nên khuyến khích trẻ, thậm chí đánh giá tích cực câu hỏi của trẻ. Tuy13nhiên, người lớn không nên giải thích ngay lập tức mà nên dừng lại chút thờigian để đặt câu hỏi cho trẻ (Theo ý con, nên trả lời như thế nào?...). Bên cạnhđó, chúng ta sẽ khẳng định với trẻ là chúng ta cũng đi tìm câu trả lời. Như vậy,trẻ sẽ hứng thú hơn khi tự tìm câu trả lời cho mình, trong khi đó, người lớn làngười đồng hành cùng trẻ.Ví dụ:Trẻ A: Tại sao khi mình đi mà cái cây nó cứ chạy lùi? …Cô: Con quan sát hay đấy. thế theo con, vì sao cây lại chạy xa mình?Trẻ A: Vì nó sợ mình đánh, mình chặt cây.Cô: Đúng rồi, khi cây bị chặt, bị đánh nó sẽ làm sao?Trẻ A: Thì nó sẽ rất đau…Cô: Đúng rồi, làm thế nào để cây nó không sợ mình?...Chúng ta cứ hỏinhư vậy để giúp trẻ phát triển tốt trí tuệ của mình.Người lớn đôi khi cũng nên chủ động đặt câu hỏi “Vì sao” cho trẻ, kíchthích tư duy của trẻ và cùng giải quyết vấn đề với trẻ.14
Tài liệu liên quan
- Xử kí các tình hướng thường gặp trong công tác ghi đồng hồ và thu tiền nước
- 31
- 1
- 3
- Xử lý những tình huống thường gặp khi dùng Office 365 docx
- 4
- 712
- 2
- Xử lý những tình huống thường gặp khi dùng Office 365 pot
- 7
- 691
- 0
- BÁO CÁO NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN KIẾN THỨC TỰ CHỌN. Mã mô đun TH 39 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM.
- 53
- 4
- 1
- BÁO CÁO NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG PHẦN KIẾN THỨC TỰ CHỌN. MODULE TH36: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM.
- 52
- 9
- 4
- XỬ LÝ NHỮNG TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY IN
- 2
- 503
- 0
- GỢI ý xử lý các TÌNH HUỐNG sư PHẠM TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp
- 112
- 19
- 60
- KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
- 29
- 2
- 0
- KỸ NĂNG XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG TRƯỜNG MẦM NON
- 15
- 18
- 40
- GỢI Ý XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦNHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌC
- 29
- 732
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(267 KB - 15 trang) - KỸ NĂNG XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG TRƯỜNG MẦM NON Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Cách Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm Non
-
Top 10 Tình Huống Khó Xử Cô Giáo Mầm Non Thường Gặp Phải Và ...
-
TOP 22 Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Thường Gặp
-
24 Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm ... - Đồ Chơi Hoàng Hà
-
10 Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Thường Gặp Và Cách Giải Quyết
-
Top 12 Tình Huống Khó Xử Cô Giáo Mầm Non Thường Gặp Và Cách Xử Lý
-
Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Và Cách Giải Quyết
-
Top 10 Tình Huống Sư Phạm Giữa Giáo Viên Mầm Non Và Phụ Huynh ...
-
Top 18 Tình Huống Thực Tế Trẻ ở Lớp Và Cách Xử Lý Mà Cô Giáo Mầm ...
-
20 Tình Huống Sư Phạm Dành Cho Giáo Viên Mầm Non - Bài Học Hay
-
Xử Lý Một Số Tình Huống Sư Phạm Mầm Non
-
Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Và Cách Xử Lý
-
24 Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm Non ...
-
TOP Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Thường Gặp Cùng Gợi ý Giải Quyết
-
26 Tình Huống Sư Phạm Thường Gặp Và Cách Xử Lý Tốt Nhất - VINSKILLS