Kỳ Nhân Dị Sĩ : Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam - Bến Xưa
Có thể bạn quan tâm
Trần Lý
Ông Đạo dừa
Ông Đạo dừa là một nhân vật kỳ lạ được dân miền Nam Việt Nam trước 1975 (đặc biệt là tại Bến Tre và Sài Gòn) biết đến qua kiểu sống và các hoạt động chính trị bất bình thường. Báo chí Sài Gòn đưa những tin về các cuộc tranh cử Tổng thống VNCH năm 1971 của Ông.. Báo chí Mỹ cũng có những bài viết về Coconut Monk,vì trong số những người Mỹ xin làm đệ tử của Ông Đạo có một người khá nổi tiếng vì là con của Nhà văn John Steinbeck..(Văn hào đoạt giải Nobel Văn chương 1962; các tác phẩm nổi tiếng như Of Mice and Men, The Grapes of Wrath, East of Eden..)
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, số phận Ông Đạo bị quên .. Có vài bài báo ở hải ngoại viết về Ông Đạo dừa với những chi tiết ‘thiếu’ chính xác. Báo trong nước viết theo những gì được cho phép..Cổn Phụng trở thành một địa điểm ‘du lịch” thu phí cho Nhà Nước Tỉnh Bến Tre..
Wikipedia cũng có những ‘mục’ về Ông Đạo dừa
Trần Lý xin ‘viết lại’ những lời kể riêng của một thân hữu đã sống cùng Nhà tù với Ông Đạo dừa trong 3 năm (1979-1981) và thân hữu này cũng từng ‘hân hạnh’ được làm.. ‘bác sĩ’ riêng của Ông tại Nhà Tù này..
- Vài chi tiết – Tiểu sử
Wikipedia ghi lại vài chi tiết chính về Ông Đạo dừa :
Ông Nguyễn Thành Nam (1909-1990) là người lập ra Đạo dừa (Coconut Religion) hay Hòa đồng Tôn giáo là một giáo phái sinh hoạt tại Cồn Phụng, một Cù lao nhỏ trên sông Mekong thuộc Tỉnh Bến Tre..
Ông Nguyễn Thành Nam, sinh năm 1910 (tài liệu VN)) tại Phước Thạnh, quận Trúc Giang, Tỉnh Bến Tre; gia đình giàu có và là con đầu nên có tên gọi là Cậu Hai.
Du học Pháp (1928), ở nội trú tại Pensionnat des Lazaristes tại Lyon , học các trường St Joseph et Ste Marie tại Cannes, sau đó học tiếp Cao học tại một Đại học tư tại Rouen và tốt nghiệp Kỹ sư Hóa học..
Về nước năm 1935, lập gia đình và có một con gái
Năm 1945, xuất gia và đi tu tại Bảy Núi, Châu Đốc, quy y với Hòa thượng Thích Hồng Tới. Tu theo luật ‘đầu đà’, ngồi tại bệ đá suốt 3 năm, tịnh khẩu, chịu đựng gió sương.
Năm 1948, trở về Định Tường, hành đạo tại Cầu Bắc Rạch Miễu
Năm 1950, về Phước Thạnh, dựng đài Bát quái cao 14m, lên đài ngồi hành đạo, chỉ ăn trái cây, đặc biệt là dừa nên có danh hiệu là Ông Đạo Dừa.
Năm 1958, do phản đối Chính sách của TT Diệm, bị bắt nhưng được thả ngay sau đó
Năm 1963 Ông đến Cồn Phụng (Bến Tre) lập Chùa Nam Quốc Phật và đạo Dừa; mua xà lan để xây dựng thành một khu tu hành riêng..Lấy danh hiệu Quyền Thiên nhơn lãnh đạo Thích Hòa Bình; lập một tôn giáo’ pha trộn Nho, Phật, Lão .. không kinh kệ , chỉ thiền và ăn chay, khuyến khích sống tôn trọng lễ nghĩa, yêu thương , cư xử hòa mục.(Chùa Nam Quốc Phật trang trí khá lạ : có Cửu đỉnh, sân Rồng, phi thuyền Apollo, bản đồ VN hình chữ S; Tháp chuông Hòa Bình, Vùng Thất Sơn..)
Cảnh chùa
Năm 1967, đòi ra tranh cử TT VNCH..nhưng không được chấp nhận
Năm 1975, cùng một số đệ tử bỏ ra khỏi Cồn Phụng, bị bắt và ghép tội vượt biên, đem về giam tại Trại Tạm Giam Tỉnh Hậu giang ( hay Khám Lớn Cần Thơ, tên mới là đường Ngô Gia Tự)
1989 (?) được thả về và sống quản chế tại Phước Thạnh.
12 tháng 5/1990, xô xát cùng Công An Bến Tre, bị ngã và chấn thương đầu. Ông từ chối mọi chăm sóc y tế..Tạ thế ngày 13-5-1990.
- Những sự việc ‘bất bình thường’ do Ông Đạo Dừa tạo ra :
Ngoài những hình ảnh và trang trí lạ thường tại Chùa Nam Quốc, ông Đạo còn có những hành động ‘ bất bình thường’ (theo cách nhìn chung).
- 1960: gửi thư cho TT Ngô Đình Diệm đòi công nhận ‘Hòa đồng tôn giáo’.. là quốc giáo và bàn về .. giải pháp hòa bình cho VN (?).
- Cuối 1962, Ông đòi sang Angkor Wat cầu nguyện Hòa Bình, dùng ghe theo sông Mekong, nhưng bị chặn đuổi về..nhưng sau đó ông dùng đường bộ cùng đệ tử sang Miên và bị Chính quyền Miên bắt tại Nam Vang..Chính quyền VNCH phải thương thuyết nhận.. ông về !
- 12/ tháng 3-1964, lên Saigon, đòi gặp Tổng trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara đòi bàn chuyện Hòa bình cho VN và đến Tòa Đại sứ Mỹ để đòi Mỹ nhận bản kế hoạch của Ông (?) (J. Steinbeck IV xác nhận có góp phần sắp xếp cho Cậu Hai trong vụ này)
- 1/ tháng 8-1971 Ông Đạo Dừa đòi nộp đơn ứng cử TT VNCH, tử Cồn Phụng lên Sài Gòn bằng ghe, mang theo nhiều ‘cần xé’ đựng bạc cắc .. đủ 1 triệu đồng để ký quỹ ứng cử. Tuyên bố nếu đắc cử thì sẽ lập lại hòa bình cho Việt Nam .. Ông bị chặn trên sông và đuổi trở về Cồn Phụng ; 15 tháng 8 Ông dùng xe đò lên Saigon mang theo 1 triệu (tiền giả) đòi ký quỹ ứng cừ… Ông đến Phú Lâm bị chặn.. thay vì quay về đã chuyển sang xe lam để đến chợ Bến Thành thuyết giảng về Hòa Đồng Tôn giáo..
(Đối với các Chính Phủ VN, ông được xem là một bệnh nhân tâm thần)
- Ông Đạo dừa theo các Nhà báo Mỹ và đệ tử John Steinbeck IV
Các hiện tượng ‘kỳ dị’ về Ông Đạo Dừa đã được một số nhà báo Mỹ chú ý và dùng làm chủ đề trên các báo Mỹ như Life, National Geographic..(lúc đó dư luận Hoa Kỳ rất chú trọng đến Việt Nam do số quân tham chiến)
Nhà báo Wilbur E. Garrett (Life) trong “Dao Dua- Road to Peace” viết :
“ trích) : Sát bờ cồn Phụng, ông đạo Dừa làm một chiếc tàu bằng sắt ( theo TL, sà lan) trang trí rồng phượng cùng hoa hòe hoa sói loè loẹt, gọi là thuyền Bát nhã. Ở khoảng trống trước mũi thuyền, ông đặt những chiếc ghế cho khách ngồi. Mỗi khi có các nhà báo đến quay phim, ông ngồi trên chiếc đôn bằng đá, hai đệ tử đứng hai bên, trước mặt đặt một cái điện thoại đã cắt dây mà theo lời ông, ông chỉ cần liên lạc bằng tâm linh. Chính hai đệ tử này là người trả lời những câu hỏi của khách, thỉnh thoảng ông mới viết ra giấy để họ kể thêm về những chi tiết ông quên nói ra ‘
“.. 2/3 trong số 40 ngàn tín đồ của ông Đạo là những thanh niên ở tuổi quân dịch. Để trốn lính, họ gia nhập đạo Đừa, mặc quần áo nâu, tóc búi tó, hàng ngày ngồi trên sân tàu nghe ông đạo thuyết giảng. Nhiều người trong số họ là con nhà giàu, hàng tuần hay hàng tháng gia đình chở gạo.. đến nuôi họ..”..” nhiều lần, lực lượng chính quyền vào cồn phụng bắt.. lính. nhưng do cồn biệt lập giữa sông nên khi lính ập vào , họ đủ thời gian lẩn vào dân hay chạy sang Cù lao Thái sơn..”
Wilbur Garrett giải thích : “Phần lớn dân quê (theo Đao) khi đó ít học, trong lúc những bài giảng của ông đạo Dừa lại giản dị, dễ hiểu..Bằng cách pha trộn giáo lý Phật giáo, Thiên chúa giáo với tư tưởng Lão, Nho. khuyên bảo con người làm lành lánh dữ, lấy chữ Tâm, chữ Đức làm trọng.. cộng thêm những chuyện thần tiên huyền bí.. nên nhiều người..theo (?)
Ông Đạo Dừa và John Steinbeck IV : (Trần Lý cố gắng chuyển ngữ ) Ông Đạo Dừa được dư luận Mỹ chú ý nhờ trong số ‘đệ tử’ có hai người có ‘tiếng’ trong giới truyền thông Mỹ là John Steinbeck IV và Sean Flynn; Ông Sean Flynn là con trai Tài tử Errol Flynn của Hollywood và John Steinbeck IV là con Văn sĩ nổi tiếng John Steinbeck (trong số người theo Ông Đạo Dừa còn vài người Mỹ (như Barry Abrams), Pháp khác, nhưng không được chú ý..)
Đệ tử (ghi chú từ trên xuống : Ông Đạo, B.Abrams, S.Flynn và Steinbeck
(Sean Flynn làm phóng viên chiến trường cho Quân đội Mỹ từ Trận Đà Nẵng 1965 đến Benhet 1969, gia nhập vào Đạo do hướng dẫn của J. Steinbeck; Năm 1970, Flynn cùng Dana Stone dùng xe gắn máy vượt biên giới Việt-Miên, tìm viết về Khmer đỏ ..và mất tích luôn từ đó)
Tập sách :”The other Side of Eden : Life with John Steinbeck” là tập tự truyện của John, viết nửa chừng thì ông mất và do vợ là Nancy hoàn tất năm 2001 . Trong tập sách này John Steinbeck IV đã viết Chương “The Coconut Monk” ghi lại một số hiện tượng huyền bí và cảm nghĩ về Ông Đạo Dừa, có những đoạn đáng chú ý như :
..” Mùa Xuân 1968, tôi (J. Steinbeck) được một thân hữu người Việt cho biết về một Hội thảo Hòa bình quan trọng sẽ diễn ra tại một đảo nhỏ giữa sông Mekong,.. tại Cồn Phụng , giữa Mỹ Tho và Kiến Hòa..” Tôi đến xem và dùng ghe máy chuyển vận qua sông để đến Cồn.. Cảm nghĩ đầu tiên khi đến gần : ..” like a hallucination floating in the middle of the river, was what resembles a Pure Land Buddhist Amusement Park built on pilings..” (như một ảo ảnh, trôi nổi giữa sông, cái giống như một Vườn Giải trí Phật Giáo dựng trên những cọc đóng trên sông)
Sau khi mô tả vài cảnh tượng quan sát được trên xà lan, John gặp các đệ tử.. John kể lại cuộc tiếp xúc đầu tiên khi được giới thiệu cùng ông Đạo như một tín đồ Phật giáo người Mỹ..đến thăm.
Chuyện kỳ lạ đầu tiên : Đêm hôm trước, tại Văn phòng SG, tôi ngồi nhìn một bản đồ trên tường và ghi nhận .. nếu tôi vẽ một vòng tròn quanh Việt Nam, sẽ thấy một đường cong đơn giản như hình trong Quẻ Âm-Dương : Biển hồ TonLe Sap (Âm) tại Campuchia và Đảo Hải Nam (Dương) ,của Tàu, đường phân chia sẽ là đường dọc duyên hải Việt Nam. Tâm của ‘hình ảnh tưởng tượng này (visualization) là Khu vực phi quân sự VN ? Khi tôi nói với Ông Đạo về hình ảnh tôi ‘thấy’ này, đôi chân mày ông nhíu lại nhiều lần và ông nhìn tôi chăm chú. Sau một lúc lâu, ông sai một đệ tử vào giá sách trên thuyền và tìm ra một bản đồ VN , bản đồ này giống y như những gì tôi ‘thấy’ ! mà ông Đạo đã vẽ ra ngày hôm trước.và định công bố sự tiên đoán này.. Việc xảy ra làm Ông Đạo và các đệ tử nhìn tôi như một sứ giả’ thần bí có một cách cảm nào đó (?) để đến với Ông..
Sau lần gặp gỡ ban đầu, tôi dùng xe gắn máy để đến Cồn Phụng nhiều lần khác ,tìm sự an bình tinh thần, và yên ổn với những người chung quanh , mỗi khi tôi có vấn đề khó khăn cần suy nghĩ..
Ông viết (chữ in đậm trong nguyên bản)
“I was happy here. Perhaps happier than I had ever been in my life. The island became my refuge for the next five year..”..
(Tôi hạnh phúc khi đến đây. Có lẽ hạnh phúc hơn cả những lúc tôi đã có trong đời.Hòn đảo nhỏ đã trở thành nơi trú ẩn của tôi trong năm năm sắp tới)
“He was the father figure I’d longed for and we forged a deep affection for each other. Inversions, centering in chaos, transmutation and a hilarious annihilation of negativity, was seemmingly possible here..”
(Ông Đạo trở thành hình ảnh của một người Cha,mà tôi đi tìm từ lâu và ông cùng tôi đã tạo được một tình cảm sâu đậm với nhau. Nghịch đảo, đặt trọng tâm nơi hỗn loạn, biến đổi và vui vẻ hủy diệt sự tiêu cực.. tất cả hình như đều có thể xảy ra tại đây..)
Sau đó John được Ông Đạo mời ở lại Cồn Phụng, trao một bộ quần áo nâu và thành một đệ tử của Chùa Nam Quốc,,
Ông nhận xét tiếp : ..from a logical or pedestrian point of view Dao Dua was quite mad. His presentation was beyond ridiculous, though in fact he danced in a desperate political world surrounded by an electronic battlefield. He made one’s mind spin, but his style penetrated the heart. A pure analytical mind could never get purchase on his vision.. (nhìn theo nhãn quan suy nghĩ logic và bình thường thì Ông Đạo Dừa là một người điên. Những thuyết giảng trình bày của Ông quá khôi hài, tuy thật ra Ông ‘nhảy’ vòng quanh trong một thế giới chính trị tuyệt vọng, bao vây bởi một chiến trường điện tử. Ông tạo một vòng xoáy trong tâm trí người khác, nhưng phương thức của ông đi sâu vào tim người nghe. Nếu chỉ phân tích đơn thuần tinh thần sẽ không thấy được viễn kiến của ông Đạo)
Ông Đạo là mẫu mực (epitome) của sự kiện do chính ông sáng tạo (his creation) : Khi tôi gặp ông lần đầu, ông hơi thấp dưới 5ft. Trước đây ông cao hơn, nhưng sau khi ngã từ chỗ ngồi thiền trên cây xuống khi đang cầu, ông bị gãy xương lưng. Ông không cho đệ tử săn sóc và đòi đệ tử đưa lại lên cây.. Lưng dưới của ông hợp tạo (fused) thành vị thế ngồi. Cánh tay hình như chuyển về hướng ngực thay vì về vai..
Dao Dua expression mixed a mock-seriousness with a huge approval of everything, except the war.. ( Biểu hiện của Ông Dạo pha trộn một sư nghiêm túc-chế diễu cùng sự chấp nhận dễ dàng mọi sự việc, ngoại trừ chiến tranh..)
Hình ảnh Ông Đạo khá đặc biệt : Ông để tóc đuôi ngựa, quấn quanh đầu, đuôi tóc nhét phía sau. Ông cho rằng vòng tóc đó giống như vòng gai Chúa Kitô đội trên đầu; đôi khi Ông thả tóc về phía sau mà ông cho là biểu tượng cho hình ảnh Maitreya (Đức Phật sắp tái thế).. Ông luôn đeo một cây Thánh giá lớn trước ngực, bên ngoài bộ cà sa màu vàng nghệ Phật giáo, có một viển vòng lớn (giống bộ áo người hề gánh xiếc) (thấy lạ.. có lần tôi hỏi, ông trả lời.. chỉ là cái yếm tôi vê ra , tôi hay làm rơi thức ăn khỏi miệng,,!)Có hình chụp : Ông giắt một chìa khóa to (giống chìa khóa trên quốc hiệu Vatican) nơi bụng, và Ông giải thích..đó là ‘chìa khóa cho Hòa bình Việt Nam’
Ông Đạo dừa có chìa khóa nơi bụng !
Do ảnh hưởng của John Steinbeck , nhiều Nhà báo ngoại quốc đã đến Cồn Phụng, ở lại vài ngày, viết bài..Các phóng viên AP, UPI, Time và Newsweek, các đài truyền hình CBS, BBC và Television Francaise và National Geographic đều có bài về.. Ông Đạo.
J. Steinbeck về Mỹ năm 1971, ghi lại lần gặp cuối cùng vối Ông Đao : “He touched his eye, indicating a rare tear, Then grinning, he pointed to the sky where he lived..”
(Ông dụi mắt, một giọt nước mắt rất hiếm. Sau đó nhíu mày và chỉ tay lên trời..)
- Bài báo hải ngoại :
“Những ngày tù chung với Ông Đạo dừa’ của Hoàng Ngọc Giao trên báo Chiến Sĩ Cộng Hòa số 35 , tháng 5, 2012; trang 91-97
Có thể đọc bài này trên : https://thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=14225
Ngay đầu bài, tác giả ghi rõ là “viết theo lời kể của Joseph Cao ở Paris”..Sau phần mở đầu khá dài về các chuyện bên lề về Ông Đạo , tác giả viết là “khi bị giam tại Ngục thất Cần Thơ, ông Đạo bị biệt giam, nhốt trong cô nét..Bọn cai tù, bọn cán bộ bị đối xử rất tàn nhẫn..” có đoạn viết .. “những người bị học tập cải tạo (giam trong nhà tù ?), phải làm lụng cực nhọc ban ngày, ban đêm cần giấc ngủ. không phiền hà về tiếng khua lon của Ổng Đạo… kể lại những lời đối đáp của Ông với cán bộ (?)
Bài báo có nhiều phần ‘nghe kể lại” ? hơn là thực tế ? (so với lời kể (cũng kể lại) bên dưới thì Trại Tạm giam này không có các quân nhân ‘tập trung cải tạo’.. không có.. conex ?, người bị giam không ra ngoài lao động ?)
Bài báo cũng ghi : Ông Đạo Dừa là một chiến sĩ Quốc gia chống Cộng (xin chú ý Ông thuộc thành phần phản chiến và chưa bao giờ kêu gọi các bổn đạo chống cộng và Cồn Phụng là nơi trú ẩn của các thành phần ‘trốn quân dịch )
Ông Đạo Dừa không phải là một Chiến sĩ ‘cách mạng’ theo như bài báo đánh gíá
- Lời kể lại của.. bác sĩ tù (!)
(Trần Lý ghi lại lời kể của thân hữu Số tù 620 Trại Giam Cần Thơ .. chữ ‘tôi’ trong đoạn kể là.. Người Tù)
“ Tôi bị bắt khi vượt biên..
Toàn bộ mọi người trên thuyền được đưa về Trại Tạm giam Ty Công An Hậu giang (tên gọi năm 1979 của Khám lớn Cần Thơ) . Vì ngày Tết nên sau khi thanh lọc, mỗi gia đình xếp riêng, người chủ gia đình bị giữ lại và số còn lại cho về..Những người ‘chủ chốt’ trên ghe, dĩ nhiên là phải.. ở lại và phân phối vào các phòng giam..Tôi bị đưa vào phòng 4..
Toàn Trại tù có 21 phòng, các phòng 1 đến 5 là phòng lớn ; Phòng 6 là phòng giam các phạm nhân có án, chờ chuyển đi các Trại Tù xa hơn ( tùy mức án,có khi đến các Trại của Trung ương quản lý) .Các phòng 7 đến 21 , nhỏ và nằm bên khu khác tuy cùng Trại..). Trại không giam giữ các quân cán chính ‘dạng học tập cải tạo’.
Năm 1979 , Ban quản lý Trại Tạm giam gồm các cán bộ gọi tên theo thứ tự Hai Phước, Ba Oai, Tư Phẩm, Năm Sắn, Sáu Một và Út Đinh. Các chức vụ : Ba Oai (Th tá) Trưởng trại giam; Phó là Tứ Phẩm; Bí thư Chi bộ Năm Sắn.. Quản giáo : Út Đinh.. Khi nói chuyện với nhóm cán bộ này ,, tù nhân phải dùng.. “Thưa Ban..”
Các công an canh tù được gọi là.. ‘Đội’ như Đội Hiếu, Đội Chiến..
Trại giam có một Ban Y Tế do một nữ y tá rừng VC phụ trách (bà này là vợ ông Năm Sắn).. Ban Y Tế này dành cho cán bộ ở bên ngoài khu giam giữ tù nhân..
Trong Trại giam có một ‘phòng Y-tá’ nhỏ, có 2 giường và một tủ thuốc nhỏ…
Nhà Thờ cũ (trước 75) chuyển thành nơi giam tù nữ..gần phòng Y Tá..
Ông Đạo Dừa có một khu vực riêng , bên dưới tháp nước; ông giăng một chiếc mùng hình tam giác và tự giới hạn sinh hoạt trong khu vực này..
Sau 6 tháng bị giữ trong Phòng, ‘làm việc’ với Chấp Pháp (thẩm vấn..) tôi không được tha về hay đưa đi lao động cưỡng bách như các phạm nhân vượt biên khác, vì là chủ ghe (!) và bị ghép tội ‘tổ chức vượt biên” (dù chỉ cho gia đình) chờ đem ra tòa.. Do trong hồ sơ có những điểm liên quan đến y tế.. nên trong ‘xứ chột‘ này..tôi được phong làm y tá trại tù và được các bạn tù gọi ưu ái là Bác sĩ (!)
Nhiệm vụ BS tù này khá.. thoải mái và là một thứ tù..’vua’ kỳ dị ? BS tù sống trong Phòng Y tá (rộng hơn trong Phòng giam nhiều.. có khi chật đến 40-50 người), nước không giới hạn (tù trong phòng chỉ 3-4 lon guigoz/ngày), tắm lúc nào muốn (tù trong phòng tắm tuần hai lần..) BS phải nghe tù gọi.. từ phòng giam đi theo Đội .. đến phòng ,khám bệnh và cho thuốc.. qua cửa sổ của phòng..
Ông Đạo Dừa thường gọi BS chỉ để nói vài câu. Ông có một trí nhớ rất đặc biệt Tù nhân khi đi tắm phải đi qua chỗ Ông ở và có người chào ‘Cậu Hai” nói số tù.. không thể nói chuyện vì vi phạm sẽ bị.. cúp tắm. Ông Đạo nghe tiếng chào biết ngay .. số của người tù..Lần sau khi đi tắm chỉ nghe lời chào, ông Đạo nói ngay số của người tù..
Tôi có nhiều dịp nói chuyện ‘ngắn’ với Ông Đạo, được Ông cho nhiều trái cây do các đệ tử mang đến tiếp tế hàng tuần.. (dĩ nhiên phải xin phép Ban). Sau vài tháng đầu.. Y tá tù được ‘tin hơn’ được ..cán bộ nhờ chích B12, B1.. (tiêu chuẩn của tù nhưng chỉ dành cho cán bộ.., chữa vài bệnh vặt cho cán bộ, vợ con cán bộ, cho những cai tù..
Y tá tù tạo thêm uy tín nhờ sự giúp đỡ ‘hết mình’ của BS ‘phe ta’ làm việc tại BV Đa Khoa Cần Thơ..Cán bộ Trại giam mà sang khám bệnh bên BV.. phe ta ghét cai tù bắt chờ.. mút mùa, cho vài viên thuốc xuyên tâm liên.. nhưng khi có y-tá tù đi theo.. BS phe ta cho thuốc khá hơn.. !
Và mỗi tuần Y tá tù dẫn một đám tù do Ban cho phép.. đi bộ từ Trại Giam ra BV khám bệnh, có đội đi kèm..đến BV đội lo ngồi canh tù..BS phe ta cũng bắt chờ để Y tá .. đi ăn hủ tíu ! Đúng là tù.. có số !
Chuyện tù.. kỳ dị này thật khó tin nhất là thời CS. Tuy nhiên phải công nhận những Cán bộ Trại giam Hậu Giang (1979-1981) tương đối ‘nhân đạo’ ít sắt máu và thù hận (theo nhận xét của riêng tôi ) Người tôi biết ơn nhất là Ông Tư Phẩm, người Công an CS Nam bộ có lòng thương người hiếm thấy. trong những người Cộng sản tôi tiếp xúc..
Ông Đạo Dừa hầu như không bị cán bộ Trại gây khó khăn gì. Trong thời gian 79-81 có biến cố Miên đỏ đành qua Tịnh biên giết hại người Việt tại các xã biên giới.. Ông Đạo có gõ lon, đòi Ban Giám Thị chuyển đơn.. cho Ông đi thuyết phục đám ‘Khmer đỏ’ và xin chịu phạt nếu không thành công.. Tôi có hỏi nhỏ :’Cậu Hai làm cách nào dẹp đám Khmer đỏ ?” Câu trả lời của Ông Đạo rất đơn giản là ‘chúng nó phải nghe tôi!’. Sau ba đêm gõ thùng.. mọi việc trở lại bình thường..
Năm 1980, Bà mẹ Ông Đạo qua đời, Ông không được phép về chịu tang ! Một sự kiện ảnh hưởng rất nặng trên tinh thần Ông Đạo. Ông than phiền cùng BS tù là ‘chúng nó ‘bất nhân, bất nghĩa’; tịnh khẩu, nhịn ăn nhớ Mẹ.. Đệ tử từ Cồn Phụng đến gửi vật phẩm để Cậu cùng Mẹ và Cậu Hai cúng xong tặng hết cho BS tù !..
Theo điều lệ Trại giam, người tù sau khi hoàn tất hồ sơ chấp pháp, sẽ được phép thăm nuôi ‘gặp mặt’ ..Thăm nuôi tập thể, tù và thân nhân ngồi thành hai dãy đối diện nhau.. có khoảng cách chia hai bên và có cán bộ trại kiểm soát. Đồ thăm nuôi ghi số tù, số phòng chờ kiểm soát; số người thăm giới hạn thường là 2 thân nhân cho mỗi người tù. Riêng Ông Đạo có một biệt lệ : nhóm đệ tử của Ông được chấp thuận cho vào gặp Ông khá đông, mang theo nhiều trái cây, quà thăm nuôi không giới hạn, tuy nhiên khi gặp Ông không được.. nói, nên tất cả chì nhìn và bái lạy.. BS tù ngày thăm nuôi gặp mặt này rất bận, khi cán bộ xem xét các giỏ thăm nuôi, gặp thuốc men hay những gì lạ.. thường đưa cho BS tù kiểm tra lại.. Trong lúc Câu Hai gặp ‘tín đồ’ Cậu cầm theo cây gậy có chạm rồng trên đầu và dơ cao gậy là các đệ tử cúi lạy.. Có lần, BS tù đến gần khu thăm nuôi, Cậu Hai chỉ BS giới thiệu ‘đây là BS lo cho Cậu’ (BS tù có.. áo khoác trắng, rất là oai phong !), và các đệ tử bái lạy.. tạ ơn..
Trong hồ sơ các người tù bị giữ tại Trại , tôi có dịp làm ‘thư ký’ chép lại Sổ ghi chép, tên Ông Đạo được ghi theo lệnh “Tạm giam”(!) với tội danh ‘Vượt biên trái phép’ ..Tôi có dịp hỏi Ông Đạo.. ông cho biết là.. không có ý định vượt biên.. chỉ đi tìm một hòn đảo hay cù lao nào không người ở.. để lập nơi ẩn tu mới! Ông Tư Phẩm (trong dịp nói chuyện riêng) cho biết ‘Trại chỉ làm theo lệnh bên Tỉnh ủy và không xem “Anh Nam” là phạm nhân (?) nguy hiểm và phản động .. vì Anh không hề xúi đệ tử bạo loạn chống Chính quyền..” Trại cũng dễ dãi nếu Anh.. ở yên.. !”
Với tôi, thời gian gần cạnh Ông là những kỷ niệm với một Nhân vật ‘kỳ bí’ có những tư tưởng.. quá lạ lùng, bất thường. Về tâm sinh lý, xin phép chỉ kể một chuyện nhỏ.. rất thật : Ông Đạo hỏi BS tù : BS phải khám.. mới biết con gái còn trinh, tôi không cần ! BS hỏi lại : ‘Cậu làm cách nào?” Ông Đạo : BS cho cô gái.. tiểu vào một chậu nhôm.. tôi nghe tiếng nước chảy.. biết nó còn trinh hay không!’ Câu chuyện có vẻ ‘tiếu lâm’.. nhưng thật 100 % và biết là Cậu Hai vẫn,, bình thường về tâm sinh lý.. như mọi tù nhân bị giữ.. Thân hữu của Trần Lý được ra Trại khi hết hạn tù vào 1981 và vượt biên năm 1987..(tập ‘hồi ký Tù Cần Thơ 1979-1981’ còn nhiều chuyện .. lạ như.. giỡn; nhưng chỉ xin chép lại vài điều về Ông Đạo Dừa)
Trần Lý
Nguồn: Cảm ơn Mr. TL chuyển bài.
Share this:
Related
Từ khóa » Hình ảnh ông đạo Dừa
-
Ảnh Xưa Bến Tre | Hình ảnh Huy Hoàng Đạo Dừa Trước đây
-
Đạo Dừa, Tiểu Sử ông Đạo Dừa “Nguyễn Thành Nam” Bến Tre
-
Hình Ảnh Ông Đạo Dừa Trước Năm 1975. Ông Đạo Dừa Ứng Cử ...
-
Đạo Dừa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chùm ảnh: Khám Phá Thánh địa Của đạo Dừa ở Bến Tre
-
Chuyện Quái Dị Về “đạo Dừa” Nguyễn Thành Nam: Thiên Sứ Hay Tâm ...
-
Hình ảnh Di Tích ông Đạo Dừa
-
Đạo Dừa - Khu Thánh địa Lạ Lùng Nhất Việt Nam
-
Cuộc Phiêu Lưu Của ông Đạo Dừa Giữa Lằn Ranh Tôn Giáo Và Chính Trị
-
Du Lịch Miền Tây - Di Tích Đạo Dừa ở Cồn Phụng Bến Tre
-
Chuyện Quái Dị Về “đạo Dừa” Nguyễn Thành Nam: Tàn Theo Bóng Dừa
-
Người Tu Hành Khổ Hạnh Cuối Cùng Của đạo Dừa ở Việt Nam - PLO
-
CHUYỆN VỀ ÔNG ĐẠO DỪA