Tài khoản Mật khẩu Đăng nhập
-
- Giới thiệu
- Lãnh đạo TTXVN
- Giới thiệu chung
- Cơ cấu tổ chức
- Tổ Chức Đảng và đoàn thể
- Các cơ quan thường trú
- Thư điện tử
- Liên hệ
- Chia sẻ
- Sơ đồ site
- Đăng nhập
- Giới thiệu
- Lãnh đạo TTXVN
- Giới thiệu chung
- Cơ cấu tổ chức
- Tổ Chức Đảng và đoàn thể
- Các cơ quan thường trú
- Tin tức sự kiện - kỷ niệm
- Tin trong ngành
- Học theo Bác, làm theo Bác
- Chuyển động trẻ
- Truyền thống
- Thông tin chỉ đạo điều hành
- Văn bản chỉ đạo, điều hành
- Văn bản Đảng và đoàn thể
- Lịch công tác
- Lịch làm việc của lãnh đạo
- Lịch sử dụng phòng họp
- Tra cứu
- Bộ nhận dạng thương hiệu TTXVN
- Mẫu văn bản Đảng
- Mẫu văn bản hành chính
- Biểu mẫu ISO
- Danh bạ điện thoại
- Tài liệu hướng dẫn
- Chương trình, đề tài khoa học
- Hoạt động nghiệp vụ
- Chúng tôi nói về chúng tôi
- Trao đổi - Thảo luận
- Sổ tay phóng viên
- Giải báo chí
- Nghiên cứu khoa học
- Phổ biến giáo dục Pháp luật
- Bản tin văn bản Pháp luật
- Giải đáp pháp luật
- Thi tìm hiểu pháp luật
- Thông tin đồ họa
- Công bố thông tin
- Thông tin chung
- Công khai ngân sách
- Công ty In Thương mại
- Công ty ITAXA
- Hệ thống sản xuất thông tin VNANPS
- Hệ thống Quản lý văn bản
Thứ sáu, ngày 03/01/2025
Tin trong ngành
Kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020): Phía sau những bức ảnh lịch sử vô giá
(29/04/2020 11:15:03)
|
Tác phẩm “Mẹ con ngày gặp mặt” của tác giả Lâm Hồng Long - Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, năm 1996 |
Kho tư liệu vàng Cứ đến dịp 30/4 hằng năm, các bức ảnh nổi tiếng do các phóng viên TTXVN chụp trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 lại được bạn đọc trong nước và nước ngoài nhắc nhớ. Tiêu biểu có thể kể đến, những “tượng đài” bằng ảnh nổi tiếng như: Quân giải phóng tiến vào Đại nội cố đô Huế và Mẹ con ngày gặp mặt của Lâm Hồng Long; Quân ta hành tiến trong thành phố Đà Nẵng, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận và các chiến sỹ xe tăng 390 tại Dinh Độc Lập của Đinh Quang Thành; Nữ biệt động Nguyễn Trung Kiên dẫn đường cho quân giải phóng tiến đánh Sài Gòn của Ngọc Đản; Xe tăng chiếm Dinh Độc Lập của Trần Mai Hưởng... Đây là những bức ảnh thời sự mang đậm dấu ấn lịch sử, được chụp bởi những phóng viên đi theo các mũi tiến công của bộ đội chủ lực và được chuyển về Hà Nội bằng đường truyền vô tuyến, đường bộ và đường hàng không. Thú vị nhất là chuyện Hoàng Thiểm, Ngọc Đản dùng xe của Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Hảo đem toàn bộ phim chụp ngày 30/4, cấp tốc ra Đà Nẵng, rồi một mình Hoàng Thiểm lên máy bay C130 chuyển ra Hà Nội. Bên cạnh đó, còn hàng nghìn tấm phim ảnh khác của hơn 50 tay máy, rải từ Quảng Trị đến Cà Mau, nhưng không kịp đưa ra Bắc ngay trong ngày hôm đó. Tất cả phim ảnh của mùa xuân đại thắng được ghi chú đầy đủ, bảo quản cẩn thận cùng hàng chục vạn tấm phim khác nói về cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc ta gần một thế kỷ, được lưu trữ trong kho tư liệu vàng của Ban biên tập Ảnh TTXVN. Chất lượng phim rất tốt, được nhiều khách hàng trong và ngoài nước khai thác hơn 40 năm qua và nay đã số hóa để phục vụ lâu dài.
|
Phóng viên Lâm Hồng Long (thứ nhất bên trái), Hứa Kiểm (thứ tư bên trái) và Đinh Quang Thành (thứ nhất bên phải) cùng các đồng nghiệp tại Sài Gòn sau ngày giải phóng, năm 1975 |
Kỷ niệm không quên Những ngày tháng Ba mùa xuân 1975, cả Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) và Phòng thông tấn quân sự, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam sôi động khác thường. Ban tổ chức, Phòng hành chính, Đội xe, các ban biên tập tin, ảnh chuẩn bị người và phương tiện, chia thành nhiều tổ phóng viên cơ động theo bước chân người lính. Ai cũng rạo rực, háo hức ra trận, nhất là những anh chị em quê ở miền Nam. Khí thế chiến thắng sôi sục làm tôi nhớ đến Lương Nghĩa Dũng, một phóng viên ảnh xông xáo, tài ba, nhiều lần đi trực chiến với tôi ở Hà Nội và cùng nhau lăn lộn dài ngày tại tuyến lửa khu IV. Nếu anh không hy sinh ở Quảng Trị, thì thế nào trận đánh cuối cùng này cũng có mặt. Nghĩ về anh, tôi cảm thấy hụt hẫng khi mình đứng ngoài danh sách động viên. Không thể ngồi yên khi cả cơ quan lên đường, tôi tìm gặp Phó tổng biên tập Đỗ Phượng nhưng lúc đó anh không có mặt tại phòng làm việc. Tôi sang gặp Tổng biên tập Đào Tùng, đề nghị được tham gia chiến dịch. Tổng biên tập Đào Tùng không trả lời ngay, mà kéo Phó tổng biên tập Lê Chân sang phòng làm việc của mình để nói chuyện. Rót nước trà xong, anh Đào Tùng lên tiếng: - Anh Chân này, Thành đang học ngoại ngữ để sang Đức học báo chí, cậu ấy lại đề nghị đi chiến dịch, mình tính thế nào nhỉ? Không chần chừ, anh Lê Chân quay sang tôi nói ngay: - Đi học cũng là nhiệm vụ. Sau giải phóng, ta sẽ thiếu nhiều cán bộ. Các anh không nâng cao trình độ ngang tầm phóng viên quốc tế thì không làm việc được đâu... Tôi ngờ ngợ, tại sao anh Đào Tùng không nói ngay với mình, mà lại để anh Lê Chân nói. Thì ra, Tổng biên tập đang chuẩn bị ra trận, đã bàn giao công việc cho các Phó tổng biên tập. Anh Chân nói nhẹ nhàng, đầy tâm huyết mà cũng là mệnh lệnh, tôi không cựa vào đâu được, chỉ biết bắt tay hai anh ra về. Sau hôm đó, tôi cứ ngóng những chuyến đi vào Nam và thành quả của đồng nghiệp qua tin tức nội bộ và báo chí. Ảnh từ chiến trường gửi về dồn dập, lần lượt đăng báo, cả Hà Nội và miền Bắc đều vui mừng.
|
Tác phẩm “Nữ biệt động Nguyễn Trung Kiên dẫn đường cho quân giải phóng tiến đánh Sài Gòn” của tác giả Ngọc Đản |
“Chủ tướng” cũng ra trận Chiến dịch Tây Nguyên thắng lớn, VNTTX quyết định tăng cường phóng viên tin, ảnh cho chiến trường. Việc phân bổ lực lượng được cân nhắc kỹ lưỡng. Tổ phóng viên cơ động thứ nhất xuất phát từ Hà Nội sáng 23/3 là những tay máy cự phách: Lâm Hồng Long, Hoàng Thiểm, Ngọc Đản. Tin có: Nguyễn Phác, Trần Mai Hưởng, Ngọc Quả bổ sung cho mặt trận Huế. Ngày 26/3, Huế giải phóng, họ đã kịp có mặt. Ngày 25/3, tổ cơ động thứ hai, chỉ có phóng viên ảnh, gồm: Đinh Quang Thành, Hứa Kiểm, Vũ Tạo lên đường gấp vào Đà Nẵng. Ngày 29/3, giải phóng Đà Nẵng, ba phóng viên này đã kịp đến từ sáng sớm, chụp được cảnh quân chủ lực từ đèo Hải Vân tiến vào thành phố. Cũng sáng hôm đó, Lâm Hồng Long, Trần Mai Hưởng, Ngọc Đản, Hoàng Thiểm lấy hai xe máy của Ban quân quản Huế, chở nhau vào Đà Nẵng nắm tình hình, lấy tin, chụp ảnh hòa mình vào không khí quân, dân ta làm chủ thành phố. Chiến thắng ở khu vực miền Trung dồn dập, khiến Tổng biên tập Đào Tùng vội vã lên đường, không kịp xin quyết định của Ban Bí thư. Ngày 2/4, đoàn công tác đặc biệt gồm 10 người cả phóng viên, điện báo viên và lái xe do Tổng biên tập Đào Tùng dẫn đầu rời Hà Nội. Đoàn có hai ô tô và ba lái xe thay nhau lái là Phí Văn Sửu, Nguyễn Văn Thu và Đào Trọng Vĩnh. Đích đến là trụ sở của TTXGP ở Tây Ninh, nơi Phó tổng biên tập Trần Thanh Xuân đã vào “trấn thủ” từ hai năm trước. Phóng viên ảnh có Văn Bảo, tin có Trần Mai Hạnh, Phạm Vỵ, Lam Thanh, Nguyễn Hữu Chí đi cùng. “Chủ tướng” Thông tấn ra trận, một quyết định lịch sử táo bạo trong làng báo Việt Nam, đã khích lệ đội ngũ phóng viên, biên tập viên ở tiền phương và toàn cơ quan. Ở Hà Nội, phòng Thư ký biên tập túc trực ăn ngủ tại cơ quan, thường xuyên liên hệ với Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu và Cục tuyên huấn Tổng cục Chính trị để nắm tình hình mặt trận. Phó tổng biên tập Đỗ Phượng có đường dây nóng đến văn phòng Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Ban Tuyên huấn Trung ương báo cáo tin tức và xin ý kiến cấp trên, để trực tiếp chỉ đạo các tổ phóng viên mặt trận. Nối tiếp với phóng viên tiền phương và các phân xã trong Nam, VNTTX có hệ thống điện báo riêng. Đại bản doanh ở Tây Ninh, sau khi anh Trần Thanh Xuân vào đã lắp đặt máy thu phát ảnh vô tuyến...
|
Tác phẩm “Quân giải phóng tiến vào thành phố Đà Nẵng trong sự chào đón hân hoan của các tầng lớp nhân dân” của tác giả Đinh Quang Thành |
Chiến tranh đã lùi xa 45 năm, vậy mà ngày nay, ảnh về chiến tranh của TTXVN vẫn làm sao động con tim, khối óc của hàng triệu người trong nước và bạn bè thế giới. Những bức ảnh cho thấy thực tế cuộc chiến rất khốc liệt, nhiều gian khổ và thương vong. Nhưng vượt lên trên sự thật đau thương ấy, có một sự thật lớn lao, vĩ đại hơn, đó là tinh thần yêu nước, ý chí quật cường quyết chiến, quyết thắng giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là những bức ảnh có giá trị thời sự, mà còn có giá trị lịch sử lâu dài và giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao. Những bức ảnh vô giá đó là di sản bất hủ có giá trị trường tồn, tiêu biểu cho nền nghệ thuật nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam, cũng là niềm tự hào của các thế hệ những người làm báo TTXVN./. Chu Chí Thành - Nguyên Trưởng ban biên tập Ảnh Nội san Thông tấn số 4/2020 CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thông tin về dịch COVID-19: Nhớ “nhà” mà không dám về! (29/04/2020 11:14:17) Kỷ niệm 60 năm kết nghĩa TTXVN-Sư đoàn 304: Trong niềm vinh dự, tự hào (29/04/2020 11:02:49) Thông tin về dịch COVID-19: Ra mắt website "Thống kê dịch COVID-19" (29/04/2020 10:46:17) Thông tin về dịch COVID-19: Vững tin vượt qua đại dịch (29/04/2020 10:43:45) Thông tin về dịch COVID-19: Thích nghi để hoàn thành nhiệm vụ (29/04/2020 10:41:11) Thông tin về dịch COVID-19: Khi bộ máy “phòng bị” được kích hoạt (29/04/2020 10:40:20) Thông tin về dịch COVID-19: 90 ngày xông pha vào các điểm nóng (29/04/2020 10:38:17) Tiến tới Đại hội Liên chi hội Nhà báo TTXVN nhiệm kỳ 2020-2025: Thay đổi để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới (29/04/2020 10:28:10) Tiến tới Đại hội Đảng bộ TTXVN nhiệm kỳ 2020-2025: Đã có 37/45 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở tổ chức đại hội (29/04/2020 10:22:56) Thêm một cuốn sách về chủ đề biển đảo (29/04/2020 10:21:15) Thống kê truy cập Số lượt truy cập: 66,598,211 Số người đang online: 637