Kỷ Niệm 5 Năm Ngày Mất Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (4-10-2013
Có thể bạn quan tâm
>> Một nén tâm hương vĩnh biệt bác Võ Nguyên Giáp
Bình yên giữa lòng đất mẹ
Ngày 13-10-2013, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đưa về an nghỉ tại Vùng Chùa – Đảo Yến trong niềm tiếc thương, tự hào của người dân Quảng Bình cũng như cả nước. Kể từ ngày Đại tướng về an nghỉ tại Vũng Chùa – Đảo Yến, dòng người vẫn nối nhau về đây dâng hương, hoa và viếng thăm Người. Theo lãnh đạo Đồn biên phòng Roòn – đơn vị làm nhiệm vụ canh gác và giữ yên giấc ngủ Đại tướng, trong 5 năm qua đã có trên 500.000 đoàn khách với gần 7 triệu lượt người trong và ngoài nước về viếng Đại tướng.
Giữa cái se lạnh của ngày cuối tháng 9, nơi biển Vũng Chùa hoang sơ, chúng tôi gặp cựu chiến binh Trần Thanh Tuấn (72 tuổi, quê Cà Mau) đang bước từng bước khó khăn lên thăm mộ Đại tướng. Ông Tuấn bộc bạch, suốt 5 năm qua, ông luôn đau đáu ước muốn một lần đến viếng mộ Đại tướng – Người anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. "Tôi vẫn nhớ cái cảm xúc bàng hoàng, đau xót khi nghe tin Đại tướng ra đi. Tôi đã cùng các đồng đội đến trụ sở Hội CCB huyện Trần Văn Thời để dâng hương, bái biệt Đại tướng và ước mong một lần về thăm nơi Đại tướng an nghỉ tại quê hương Quảng Bình. Nay, tôi đã được toại nguyện”, ông Tuấn nói.Được đón Đại tướng về an nghỉ giữa đất mẹ bình yên, những người con Quảng Bình luôn thổn thức niềm tự hào. Cụ Lê Thị Lan (73 tuổi, ngụ huyện Quảng Trạch) chia sẻ: "Từ khi Đại tướng về đây, biển Vũng Chùa – Đảo Yến như ấm áp hơn, đẹp hơn. Cứ đến ngày lễ, Tết hay ngày giỗ Đại tướng, tôi lại nhờ con cháu chở đến thăm, dâng nén hương thơm lên Đại tướng như một lời tri ân đối với những đóng góp to lớn của Đại tướng cho dân tộc, cho đất nước và quê hương Quảng Bình”.
Kỷ niệm 5 năm ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp (4-10-2013 - 4-10-2018): Đại tướng sống mãi trong lòng dân
Vinh dự được canh giấc ngủ Đại tướng, Đại úy Đồng Thanh Hải, Đội trưởng Đội bảo vệ Vũng Chùa, Đồn biên phòng Roòn cho hay, đây là nhiệm vụ rất đỗi cao quý và tự hào. Do đó, anh và đồng đội đã cùng vượt qua mọi khó khăn khi làm nhiệm vụ trong những mùa giông bão, giá rét. Họ cảm nhận được niềm tự hào và tình cảm của hàng triệu người dân khắp mọi miền Tổ quốc cũng như du khách nước ngoài khi đến viếng Đại tướng. Không chỉ bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Đại tướng, mỗi ngày những người lính biên phòng còn hoàn thành tốt nhiệm vụ đón và bảo vệ an toàn cho hàng ngàn lượt khách, trong đó cao điểm lên tới 45.000 lượt người.
Vũng Chùa giờ đây không chỉ là vùng biển nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình mà đã trở thành nơi quy tụ tình yêu nước, lòng ngưỡng vọng của nhân dân cả nước đối với Đại tướng. Đồng bào mang bao tình yêu và lòng mến mộ của mình về đây bằng những cỏ cây, hoa lá được trồng và chăm bẵm đang từng ngày lớn lên, tỏa hương và kết trái ở nơi an nghỉ của Người. Đó là những đóa hoa ban trắng – tình yêu của người dân nơi đất trời Tây Bắc cùng hàng trăm gốc mai vàng và hàng ngàn cây xanh được người dân, đoàn viên thanh niên trồng, chăm sóc. Trống đồng, súng thần công, súng lệnh, các bảo vật qua bàn tay tài hoa của những người thợ đúc đồng đất Lam Kinh được nhân dân Thanh Hóa mang về dâng Người, như lời hứa thiêng liêng, khí phách, quyết tâm bảo vệ non sông Việt Nam…
Tình yêu, lòng ngưỡng vọng của nhân dân dành cho Đại tướng còn thể hiện qua những điều bình dị như ống cơm lam, sản vật của người dân Cao Bằng trong mâm lễ vật dâng Người; là giọt nước mắt lặng lẽ của bà má miền Nam với chiếc khăn rằn lần đầu tiên được thắp hương lên mộ phần Đại tướng; là bức tranh gốm sứ được ghép từ nhiều tấm hình nhỏ của Đại tướng do Đoàn đại biểu Đồng Nai dâng tặng; là chiếc áo in hình Đại tướng trang trọng phía trái tim; là những hành động ý nghĩa của học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ cả nước hướng về Đại tướng để tự hào tiếp bước, vươn lên xây dựng đất nước mạnh giàu.
Đại tướng sống mãi trong lòng dân
Cùng với Vũng Chùa – Đảo Yến, Khu di tích nhà lưu niệm Đại tướng tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy đã trở thành điểm đến của hàng triệu người kính mến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Võ Đại Hàm, cháu của Đại tướng, người đang trông coi Khu di tích nhà lưu niệm Đại tướng kể: "Năm nào cũng thế, cứ vào dịp sinh nhật hay ngày giỗ Đại tướng, dòng người từ khắp nơi lại về thăm ngôi nhà của Đại tướng. Chứng kiến ngôi nhà đơn sơ gắn với tuổi thơ của Đại tướng, ai cũng tỏ ra khâm phục, yêu quý và kính trọng Người hơn”.
Nhớ lời dạy của Đại tướng phải nỗ lực để đồng bào và nhân dân có cuộc sống tốt hơn, vùng đất nơi Đại tướng sinh ra và lớn lên đang thay da đổi thịt từng ngày. Tính đến nay, huyện Lệ Thủy đã đạt 389 tiêu chí nông thôn mới. Toàn huyện có 12 xã được công nhận xã nông thôn mới, chiếm 46,15%. Việc phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống người dân được cấp ủy, chính quyền quan tâm và nỗ lực thực hiện. Toàn huyện hiện có 4.542 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn, thu hút hơn 12.000 lao động tham gia…
Kỷ niệm 5 năm ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp (4-10-2013 - 4-10-2018): Đại tướng sống mãi trong lòng dân
Đoàn Đồng Nai thăm Khu di tích Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại huyện Lệ Thủy và trò chuyện với ông Võ Đại Hàm, cháu của Đại tướng
Trong những ngày này, hàng triệu trái tim người Việt lại thổn thức, xúc động tưởng nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những cống hiến to lớn của ông. Trên quê hương Quảng Bình đã diễn ra nhiều sự kiện tưởng nhớ Đại tướng. Theo đó, Sở Văn hóa – thể thao Quảng Bình đã tổ chức chương trình nghệ thuật "Hát câu hò khoan nhớ về Đại tướng”; biểu dương, khen thưởng sau 5 năm thực hiện phong trào "Tuổi trẻ lực lượng vũ trang Quảng Bình học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp”; diễn đàn sinh hoạt truyền thống "Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim tuổi trẻ lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình” và hoạt động dâng hương, báo công tại Khu di tích nhà lưu niệm Đại tướng tại huyện Lệ Thủy. Cùng với đó, Hội Cựu chiến binh Khối Doanh nghiệp và Tỉnh đoàn Quảng Bình phối hợp tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”; "Tuổi trẻ Quảng Bình học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp”; cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Roòn phát động phong trào "Tận tình, trách nhiệm, tạo thuận lợi để người dân, du khách khắp nơi được đến viếng Đại tướng an toàn”… Với Quảng Bình, trong tim Đại tướng luôn dành một phần rất lớn cho quê hương. Đại tướng luôn nhắc đi nhắc lại "Quảng Bình là nhà tôi…”. Tròn 5 năm ngày Đại tướng ra đi, người dân cả nước và đặc biệt là quê hương Quảng Bình vẫn chưa vơi nỗi đau mất mát khôn nguôi. Hơn ai hết người dân nơi đây hiểu rằng, với tất cả tình yêu quê hương, Đại tướng đã chọn về an nghỉ giữa lòng đất mẹ nơi Vũng Chùa – Đảo Yến bình yên. Đại tướng luôn gần gũi, hiện hữu trong trái tim mỗi người dân, với tất cả sự chân thành và yêu thương nhất. (Theo Báo Quảng Bình)Từ khóa » đại Tướng Võ Nguyên Giáp Mất Ngày Nào
-
Quốc Tang Võ Nguyên Giáp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Qua đời - VnExpress
-
Võ Nguyên Giáp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kỷ Niệm 110 Năm Ngày Sinh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
-
Tóm Tắt Tiểu Sử Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
-
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: Tấm Gương Trọn đời Vì Nước, Vì Dân
-
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Từ Trần - Báo Tuổi Trẻ
-
Ngày Mất Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Cả đất Nước Khóc Nghẹn Ngào ...
-
VTC14_Tròn Hai Năm Ngày Mất đại Tướng Võ Nguyên Giáp - YouTube
-
Lễ Kỷ Niệm Cấp Quốc Gia 110 Năm Ngày Sinh Đại Tướng Võ Nguyên ...
-
Kỷ Niệm 110 Năm Ngày Sinh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Diễn Ra ...
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
-
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Trong Ngày 30/4/1975 Lịch Sử | CTBCB 06
-
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Qua đời, Thọ 103 Tuổi - VOA Tiếng Việt