Kỷ Niệm 54 Năm Thành Lập ASEAN
Có thể bạn quan tâm
- Các Quốc Gia đông Nam á Tham Gia Sáng Lập Asean Là Những Nước Nào
- Các Quốc Gia đông Nam á Tham Gia Sáng Lập Asean Là Sử 9
- Các Quốc Gia đông Nam á Tham Gia Sáng Lập Asean Là Trắc Nghiệm
- Các Quốc Gia đông Nam á Tham Gia Sáng Lập Asean Là Vietjack
- Các Quốc Gia đông Nam á Tham Gia Sáng Lập Tổ Chức Asean Là
Hơn nửa thế kỷ qua, ASEAN luôn vững bước phát triển với những thành tựu nổi bật, đem lại cho trên 650 triệu người dân trong khu vực một môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, một không gian hợp tác mở rộng quy tụ được hầu hết các cường quốc trong và ngoài khu vực.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cùng nhiều biến động khác trong khu vực cũng như quốc tế, ASEAN vẫn kiên cường khẳng định rõ tinh thần đoàn kết, chủ động đối mặt với khó khăn, thách thức, cùng nhau vượt qua nghịch cảnh, từng bước phục hồi kinh tế để chăm lo ngày càng tốt hơn cho người dân.
Chung tay xây dựng mái nhà ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, được ký bởi bộ trưởng ngoại giao 5 nước thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Sau đó, ASEAN đã mở rộng bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó Brunei gia nhập năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997 và Campuchia năm 1999. Đến nay, ASEAN đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, hoạt động trên cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế là Hiến chương ASEAN. Hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia trong khu vực.
Các quốc gia trong khu vực đã từng bước vượt qua các rào cản của lịch sử và những khác biệt, cùng chung tay đẩy mạnh hợp tác, tăng cường liên kết dưới một mái nhà ASEAN, cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển. ASEAN đã dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và thói quen hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, bảo đảm hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nền tảng cho các thành tựu trong 54 năm qua là những cơ chế hợp tác nội khối của ASEAN được triển khai thông qua các hiệp ước, diễn đàn, hội nghị, dự án, chương trình phát triển, việc xây dựng Khu vực tự do thương mại ASEAN và các hoạt động văn hóa - thể thao khu vực. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã từng bước xây dựng và vận dụng những cơ chế này nhằm bảo đảm các mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên; xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển; giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước khác hoặc các tổ chức quốc tế khác. Gắn kết và chủ động thích ứng
ASEAN đang đứng trước những thách thức chưa từng có từ đại dịch COVID-19 cũng như các thách thức phi truyền thống khác. Bối cảnh này đòi hỏi ASEAN phải đoàn kết một lòng, thống nhất duy trì vai trò trung tâm ở khu vực, gắn kết và chủ động thích ứng hơn bao giờ hết. Tính đến thời điểm này, các nước thành viên ASEAN đã và đang cùng nhau chung tay giải quyết hiệu quả những thách thức chung của khu vực.
Phát biểu tại Phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) và các Hội nghị liên quan vừa diễn ra từ ngày 2 - 6/8/2021, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã khẳng định: Đoàn kết và thống nhất là nền tảng cho sức mạnh của ASEAN, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn. Tinh thần ấy đã được thể hiện xuyên suốt hơn nửa thế kỷ qua và được minh chứng rõ nét trong cuộc chiến chống COVID-19 hiện nay. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, trước tác động kinh tế-xã hội nặng nề của đại dịch, hơn bao giờ hết, ASEAN cần phát huy mạnh mẽ nội lực của một cộng đồng tự cường và gắn kết, khẳng định vai trò và trách nhiệm với chính sự phát triển của khu vực. Chia sẻ nhận định về những chuyển động mới trong chính sách, quan hệ và cạnh tranh giữa các nước lớn đang đặt ra cho ASEAN cả thách thức và cơ hội, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng trong bối cảnh đó ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, đồng thời đề cao đoàn kết, phát huy nội lực và bảo đảm tiếng nói chung và cách tiếp cận cân bằng trong quan hệ với các đối tác, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực. Bất chấp khó khăn do dịch bệnh, ASEAN đã và đang tiếp tục đạt được những tiến bộ trong nỗ lực xây dựng các trụ cột và triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Hiện nay, các Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng đến năm 2025 đã và đang được triển khai đều khắp trên tất cả các trụ cột với những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, trụ cột Chính trị-an ninh đã hoàn tất 96% các dòng hành động, trụ cột Kinh tế đã hoàn tất 88%, còn trụ cột Văn hóa-xã hội hoàn tất 72%. Với những kế hoạch đặt ra của ASEAN như xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, các nước đã nhất trí với Lộ trình xây dựng và thành lập Nhóm đặc trách cao cấp xây dựng Tầm nhìn; ASEAN cũng tiếp tục triển khai kiểm điểm thực hiện Hiến chương ASEAN.
Từ khóa » Các Quốc Gia đông Nam á Tham Gia Sáng Lập Asean Là
-
Chi Tiết Về Tổ Chức Quốc Tế - Chính Phủ
-
Các Quốc Gia Đông Nam Á Tham Gia Sáng Lập ASEAN Là
-
Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Quốc Gia Tham Gia Sáng Lập Tổ Chức ASEAN Là - HOC247
-
Các Quốc Gia Đông Nam Á Tham Gia Sáng Lập ASEAN.
-
Các Quốc Gia Tham Gia Sáng Lập Tổ Chức ASEAN Là - Tự Học 365
-
Các Quốc Gia Đông Nam á Tham Gia Sáng Lập ASEAN Là - Hoc24
-
Các Quốc Gia Đông Nam Á Tham Gia Sáng Lập ASEAN Là: - .vn
-
Các Quốc Gia Tham Gia Sáng Lập Tổ Chức ASEAN Là - TopLoigiai
-
Các Quốc Gia Đông Nam Á Tham Gia Sáng Lập ASEAN Là
-
Các Quốc Gia Đông Nam Á Tham Gia Sáng Lập ASEAN Là
-
Các Quốc Gia Đông Nam Á Tham Gia Sáng Lập ASEAN Là...
-
Câu 3. Năm Nước Tham Gia Sáng Lập Tổ Chức ASEAN Năm 1967 Là
-
Năm Nước Tham Gia Sáng Lập Tổ Chức ASEAN Năm 1967 Là