Kỷ Niệm 91 Năm Ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3-2-1930
Có thể bạn quan tâm
Trong suốt 91 năm qua, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, giành độc lập dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam phát triển và ngày càng có vị thế cao trên trường quốc tế.
Ôn lại quãng đường dài
Ngày này 3-2-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hong Kong (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hồng Kông (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Ảnh: TTXVN
Đây là một bước ngoặt lịch sử trọng đại trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đã giải quyết triệt để những băn khoăn, bế tắc của nhân dân Việt Nam trong việc tìm ra một con đường giải phóng dân tộc lúc bấy giờ.
Chưa đầy 4 năm sau cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, năm 1935, Đảng ta tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc). Không chỉ đánh dấu bước ngoặt rất quan trọng về sự lớn mạnh của một chính đảng sau khi được khôi phục lại, sự kiện này còn nói lên tính kiên định, vững vàng, niềm tin sắt son của các đảng viên và người dân Việt Nam đối với Đảng.
Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (1939), Đảng đã tổ chức Hội nghị Trung ương 6, 7, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Nghị quyết hội nghị chỉ rõ: Phải tuyệt đối thống nhất giữa ý chí và hành động, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, coi trọng tuyên truyền lý luận cách mạng, lựa chọn cán bộ, củng cố hệ thống chính trị rộng rãi, chặt chẽ khắp các vùng, miền. Đặc biệt, đấu tranh chống các biểu hiện hữu khuynh, tả khuynh, bảo đảm nội bộ Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
Hội nghị Trung ương 8 tại Pác Pó (Cao Bằng) tháng 5-1941 do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì, quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) có nhiệm vụ tập hợp mọi giai cấp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc, chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Từ đó về sau, phong trào Việt Minh phát triển sâu rộng, các tổ chức cứu quốc nối nhau ra đời, tạo nên một lực lượng chính trị mạnh, một lực lượng vũ trang, bán vũ trang hình thành và phát triển nhanh chóng, các căn cứ địa cách mạng được thành lập nhiều nơi trong cả nước.
Tháng 12-1945, tận dụng thời cơ ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng lập tức ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, chỉ đạo khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận. Quyết định sáng suốt, chớp thời cơ kịp thời của Đảng tại Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang) ngày 13-8-1945 đã dẫn đến Tổng khởi nghĩa cả nước, giành chính quyền về tay Nhân dân.
Thực dân Pháp dã tâm xâm lược nước ta lần nữa. Ngày 19-12-1946, Đảng ta phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đáp lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, quân dân ta đã anh dũng, kiên cường, bất chấp gian khổ, hy sinh bước vào cuộc kháng chiến 9 năm ròng, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương vào ngày 20-7-1954.
Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh: TL
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành quá độ lên XHCN, làm hậu phương vững chắc cho công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam. Bằng sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại, phát huy cao độ trí tuệ và lòng dũng cảm vô song của người Việt Nam, Đảng ta lãnh đạo toàn dân chiến đấu và chiến thắng, làm nên đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa Việt Nam lên một vị thế mới trên bản đồ thế giới.
Song song với sự nghiệp khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH trong điều kiện mới ra khỏi cuộc chiến ác liệt, lại phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh mới ở 2 đầu đất nước, dưới sự chèo lái đúng đắn về chiến lược, mềm dẻo, khôn khéo về sách lược, Đảng đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân vượt qua mọi khó khăn, lập nên những thành tựu mới to lớn trên con đường hội nhập và phát triển.
Niềm hy vọng chói ngời
Như một sự trùng hợp mang tính lịch sử, tròn 91 năm sau ngày Đảng ra đời, Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp cũng vào dịp 3-2, mở ra một chương mới cho tương lai phát triển rực rỡ của đất nước.
Lần đầu tiên chúng ta được đón nhận niềm vui, lòng tự hào trào dâng từ diễn đàn long trọng của đại hội, khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dõng dạc tuyên bố: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Có thể thấy rất rõ ràng, sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tiến hành toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh, độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của đất nước được nâng cao trên trường quốc tế.
Toàn cảnh phiên thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia, sáng 28-1-2021. Ảnh: TTXVN
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng ta, đất nước ta và dân tộc ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với trách nhiệm, sự đồng thuận, nhất trí cao, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp, đề ra được những quyết sách sáng suốt, đúng đắn của đất nước trong giai đoạn mới; bầu ra được bộ máy lãnh đạo đủ phẩm chất, tài năng, trách nhiệm cao, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân khát vọng vươn lên mãnh liệt, lập nên những kỳ tích mới.
Nhìn lại lịch sử 91 năm qua, chúng ta càng tự hào hơn về dân tộc ta-một dân tộc văn hiến và anh hùng; tự hào về Đảng ta-Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, một lòng, một dạ chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
91 năm lịch sử của Đảng là “Cả một pho lịch sử bằng vàng”. Chúng ta mãi mãi tự hào, mãi mãi dành trọn niềm tin và hy vọng về một tương lai tốt đẹp của đất nước dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng.
Từ khóa » đảng Cộng Sản Việt Nam Ra đời 3/2/1930
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Ra đời, Bước Ngoặt Quyết định Của Cách ...
-
Lịch Sử Và ý Nghĩa Sự Ra đời Của Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02 ...
-
Kỷ Niệm 92 Năm Ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02 ...
-
Ngày 3-2-1930: Bước Ngoặt Lịch Sử Của Cách Mạng Việt Nam
-
Ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3-2-1930 | Hồ Sơ - Sự Kiện
-
Ý Nghĩa Lịch Sử Của Sự Ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2/1930
-
Bối Cảnh Ra đời Và ý Nghĩa Lịch Sử Của Ngày Thành Lập đảng Cộng Sản ...
-
Kỷ Niệm 92 Năm Ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam - Wikipedia
-
NGUYỄN ÁI QUỐC - NGƯỜI SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-
Ý Nghĩa Lịch Sử Sự Ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam Và Cương Lĩnh ...
-
Kỷ Niệm 92 Năm Ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02 ...
-
Sự Ra đời Của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Youth UEL
-
Kỷ Niệm 92 Năm Ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02 ...