Ký Sinh Trùng Là Gì? Đặc điểm Và Các Dạng Của Ký Sinh - MUC Women

Trong tự nhiên có nhiều sinh vật tự kiếm lấy thức ăn cho mình; có một loài được gọi là ký sinh trùng thì phát triển theo hướng khác; chúng sống bám hoàn toàn hoặc một phần vào loài khác; như giun móc hay sinh vật gây bênh sốt rét.

Xem nhanh

  • Đinh nghĩa ký sinh trùng
  • Từ nguyên của ký sinh trùng
  • Một số khái niệm liên quan đến ký sinh trùng
    • Vật chủ hay ký chủ
    • Ký sinh bắt buộc hay ký sinh vĩnh viễn
    • Ký sinh tùy ý – bán ký sinh hay ký sinh tạm thời
    • Ký sinh bậc cao
    • Ngoại ký sinh trùng
    • Nội ký sinh trùng
  • Các dạng ký sinh
    • Ký sinh thật sự
    • Ký sinh nuôi dưỡng
    • Ký sinh đẻ trứng nhờ
    • Bắt vật chủ làm thức ăn cho ấu trùng
    • Ký sinh cướp thức ăn của kẻ khác
  • Đặc điểm chung của các loại ký sinh trùng
  • Một số loài ký sinh phổ biến
    • Sinh vật ký sinh đơn bào
    • Giun sán
    • Côn trùng
    • Ký sinh trùng thuộc loại cá
    • Thực vật
  • Tìm hiểu về Ký sinh trùng ở người
  • Các hình thức sinh sản của ký sinh trùng ở người
  • Ký sinh trùng phát triển trên cơ thể người
    • Chu kỳ phức tạp
    • Chu kỳ đơn giản
  • Lời khuyên bảo vệ sức khỏe

Đinh nghĩa ký sinh trùng

Ký sinh trùng hay động vật ký sinh là sinh vật chiếm dưỡng chất của những vật sống khác để tồn tại và phát triển. Trong đó sinh vật bị ký sinh trùng sống bám vào được gọi là vật chủ hay ký chủ.

  • Dưỡng sinh phòng bệnh mùa thu: 3 điều kiêng kỵ

Từ nguyên của ký sinh trùng

Từ nguyên của ký sinh trùng theo tiếng Pháp cổ nó có nghĩa chỉ là bên cạnh; hay nôm na là để chỉ hàm nghĩa ăn bám. Trong tiếng Việt, từ ký sinh trùng có nguồn gốc từ chữ Hán có nghĩa là nhờ vả. Do đó, thuật ngữ ký sinh trong tiếng Việt ngày nay có thể được hiểu là sống nhờ hay tầm gửi; cũng có thể hiểu là sống gửi.

Một số khái niệm liên quan đến ký sinh trùng

Vật chủ hay ký chủ

Đây là từ ngữ trong lĩnh vực sinh học dùng để chỉ những sinh vật nuôi dưỡng những sinh vật khác; theo các dạng quan hệ cộng sinh, ký sinh hoặc hội sinh. Thuật ngữ này còn hiểu là những sinh vật bị ký sinh; tức là bị các ký sinh trùng chiếm lấy dưỡng chất – chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể. Trong trường hợp này, vật chủ là đối tượng bị thiệt hại; ví dụ khi người có giun sinh trưởng và tồn tại trong cơ thể thì người là vật chủ còn giun được xem là vật ký sinh.

Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng; Ký sinh trùng trên da người; Các loại ký sinh trùng; Sống ký sinh trùng; Ví dụ về ký sinh trùng
Nghêu là vật chủ trung gian của hàng loạt các loại nang sán (ảnh: Wikipedia)

Ký sinh bắt buộc hay ký sinh vĩnh viễn

Là một sinh vật mà nó không thể hoàn thành quá trình sống của mình nếu không có được dưỡng chất từ vật chủ thích hợp. Sinh vật này bắt buộc phải ký sinh suốt đời sống trên vật chủ, ví như giun đũa.

Vi Khuẩn đôi khi còn được gọi là vi trùng, là vi sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ
Vi khuẩn là một ví dụ về ký sinh bắt buộc (ảnh: wikipedia)

Ký sinh tùy ý – bán ký sinh hay ký sinh tạm thời

Trường hợp này là một sinh vật có thể hoàn thành chu trình sống của mình nhưng không cần hoàn toàn dựa vào bất kỳ vật chủ nào để sống. Ký sinh tùy ý có mặt ở khắp nơi; từ vi sinh vật đến thực vật và động vật. Ký sinh dạng này có thể sống tự lập với khả năng khác nhau; khi gặp được vật chủ phù hợp thì mới bám vào để hút sinh chất; ví dụ như muỗi, đỉa, bọ chét.

Cây thuốc trị ký sinh trùng; Cách loại bọ ký sinh trùng trong người; Bị nhiễm ký sinh trùng phải làm sao; Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng; Xét nghiệm ký sinh trùng ở đâu TPHCM; Ký sinh trùng trên da người.
Ve Mò là ký sinh trùng tùy ý chúng phân bố khắp nơi trên thế giới

Ký sinh bậc cao

Đây là hình thức ký sinh mà vật chủ của nó cũng lại là một sinh vật ký sinh trên một vật chủ khác. Đôi khi có trường hợp ký sinh nhiều bậc hơn. Kiểu ký sinh này phổ biến đối với ký sinh trùng là các dạng côn trùng và nấm.

Khoa ký sinh trùng, Bệnh viện Đại học Y Dược; Xét nghiệm ký sinh trùng ở đâu tốt nhất; Xét nghiệm ký sinh trùng ở Đà Nẵng; Xét nghiệm ký sinh trùng giá bao nhiêu; Xét nghiệm ký sinh trùng bệnh viện Nhiệt đới.
Ong đỏ ký sinh trên kén của một con ong Braconid, mà nó lại có dạng ký sinh trên vật chủ là loài bướm (ảnh: Wikipedia)

Ngoại ký sinh trùng

Là những sinh vật sống ký sinh ở ngoài cơ thể của vật chủ; như dạng ký sinh trên da, tóc, móng tay, ví dụ như các loại nấm sống trên da.

Nội ký sinh trùng

Các sinh vật sống ký sinh ở bên trong cơ thể của vật chủ; ví dụ như các loại giun sán, giun đũa, giun kim. Những sinh vật ký sinh sống trong mô tế bào, trong máu thì được chia ra làm 2 loại:

  • Ký sinh nội bào: là các loại sinh vật ký sinh sống bên trong tế bào, như trùng sốt rét.
  • Ký sinh giữa các tế bào: những sinh vật sống giữa các tế bào trong cơ thể của vật chủ; như giun kim, sán lá gan.
Viện Ký sinh trùng HCM; Test ký sinh trùng; Xét nghiệm ký sinh trùng ở Huế; Trắc nghiệm ký sinh trùng sán; Trắc nghiệm ký sinh trùng PDF.
Sán lá Schistosoma mansoni sống trong máu của người được xếp vào nội ký sinh trùng (ảnh: Wikipedia)
  • 3 nhóm bệnh thường gặp sau mưa lũ và cách phòng tránh

Các dạng ký sinh

Trong giới ký sinh trùng có nhiều dạng ký sinh với vật chủ với nhiều mức độ khác nhau.

Ký sinh thật sự

Đây là dạng ký sinh có đời sống gắn liền với vật chủ. Đối với trường hợp ký sinh bắt buộc thì khi vật chủ chết thường thì ký sinh trùng đó cũng chết theo. Ví dụ giun sán, cây tơ hồng, tầm gửi.

Theo Đông y, hạt tơ hồng có tính ôn, có tác dụng bổ can thận, tráng dương, mạnh gân cốt.
Cây Tơ hồng là loài thực vật sống ký sinh có màu vàng, da cam hay đỏ (ảnh: Wikipedia)

Ký sinh nuôi dưỡng

Là trường hợp sinh vật này trao con cái cho một sinh vật khác để được nuôi dưỡng; ví dụ: chim tu hú, một số loài ong, kiến và bươm bướm. Các sinh vật chủ thường không bị chết nhưng phải chăm sóc.

552 câu trắc nghiệm ký sinh trùng; Loại bỏ ký sinh trùng từ tỏi và gừng; Ký sinh trùng trên da người; Ký sinh trùng trên da mặt; Ký sinh trùng dưới da.
Chim Tu hú là loại sinh vật ký sinh nuôi dưỡng, chúng đẻ nhờ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác (ảnh: Wikipedia)

Ký sinh đẻ trứng nhờ

Những sinh vật ký sinh này sẽ đẻ trứng vào vật chủ; có trường hợp chui vào trong thân vật chủ, ăn các chất dinh dưỡng để tồn tại. Phổ biến là ong bắp cày đẻ trứng vào các loại côn trùng. Cũng có dạng đẻ trứng vào tổ của ong khác. Khi ấu trùng dần trưởng thành thì vật chủ nhỏ sẽ chết; và xác vật chủ lúc đó chỉ còn là các vỏ kén. Khi những sinh vật này trưởng thành; chúng sẽ có cuộc sống độc lập và không còn phụ thuộc vào vật chủ nữa.

Các loại ký sinh trùng trên da người; Bệnh ký sinh trùng ở người; Ký sinh trùng trên da đầu; Bị nhiễm ký sinh trùng gây ngứa; Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng.
Ruồi trâu thì gửi con non vào da của các loài động vật thuộc nhóm máu nóng như người, trâu, bò để ăn sinh chất; nhưng trường hợp này thì trâu bò sẽ không bị chết khi ruồi ký sinh trưởng thành (ảnh: Wikipedia)

Bắt vật chủ làm thức ăn cho ấu trùng

Thường là các loài ong có nọc đốt các động vật khác làm con mồi tê liệt hoặc chết; nhưng vật chủ không bị phân hủy. Con mồi được đưa về làm thức ăn dần cho ấu trùng.

Ký sinh cướp thức ăn của kẻ khác

Thường xảy ra ở giữa các loài có chung kiểu thức ăn. Ví dụ các chim cướp biển; Linh cẩu thường cướp mồi khi kẻ có mồi đang ở thế đơn độc hoặc thế yếu. Con người đôi khi cũng bị xếp vào dạng ký sinh này do các hành vi cướp bóc đối với động vật khác.

Cốc biển...Đây là chim biển duy nhất trong họ Fregatidae. Chúng có mỏ dài và con đực có túi bướu cổ được bơm căng lên vào mùa sinh sản để thu hút con cái.
Chim cốc biển cướp cá của chim điên chân đỏ là một ví dụ về ký sinh ăn cướp

Đặc điểm chung của các loại ký sinh trùng

Các loại ký sinh trùng đều có hình dạng nhỏ hơn nhiều so với vật chủ; tốc độ sinh sản nhanh hơn vật chủ nhiều lần.

Kí sinh trùng có nhiều bộ phận không cần thiết cho hoạt động sống thì sẽ bị thoái hóa hoặc biến mất hoàn toàn. Ví dụ là sán, do có sẵn nguồn thức ăn nên không cần có bộ máy tiêu hóa, chỉ là những ống đơn giản; không có hậu môn.

Do đời sống kí sinh, cơ thể của ký sinh trùng có những cơ quan đặc biệt; đảm bảo cho cuộc sống ký sinh như: bộ phận bám dính trên cơ thể vật chủ, hấp thụ sinh chất của vật chủ.

Một số loài ký sinh phổ biến

Sinh vật ký sinh đơn bào

Ký sinh trùng sốt rét là một vật đơn bào ký sinh nội tế bào và bắt buộc; loại sinh vật này ký sinh thường gặp ở tế bào gan hoặc hồng cầu. Hiện tại có trên 200 loài của chi ký sinh đơn bào, trong đó ít nhất 11 loài ký sinh trên người.

Cách trị bệnh sán chó tại nhà; Hình ảnh sán đầu chó; Bệnh sán chó có lây không; Bệnh sán chó có nguy hiểm không; Xét nghiệm sán chó; Chỉ số xét nghiệm sán chó.
Trùng sốt rét là một ký sinh trùng đơn bào thuộc lớp bào tử

Giun sán

Đây là loại thuộc ký sinh bắt buộc và sống ký sinh chủ yếu trong cơ thể của vật chủ; như giun đũa và các loại sán như sán dây. Nơi chúng ký sinh phổ biến là ở ruột non; hầu hết giun sán sẽ chết nếu như ký chủ chết.

Giun sán sinh sản ấu trùng với số lượng lớn để có thể duy trì nòi giống. Chúng xâm nhập chủ yếu qua đường ăn uống; hoặc thông qua da của vật chủ như giun móc hoặc giun chỉ. Trong trường hợp xâm nhập qua da nhưng vật chủ không thích hợp; thì ký sinh trùng chỉ có thể bò dưới da vì chúng không có men cần thiết đi đến chỗ trú.

Tiêm ngừa sán chó; Ký chủ vĩnh viễn là gì; Ký chủ trung gian; Các loại ký sinh trùng; Vật chủ phụ là gì; Ví dụ về ký sinh trùng.
Sán lá gan là sinh vật gây ra bệnh sán lá gan cho các loài động vật tại Châu Á

Côn trùng

Các ký sinh trùng thuộc loại côn trùng thường gặp là chấy, rận, ve, bọ chét thuộc nhóm các côn trùng ký sinh tùy ý; chúng thường trú trên da, lông, tóc để hút sinh dưỡng của vật chủ.

Ký sinh trùng thuộc loại cá

Ví dụ:Cá Candiru là một loài cá da trơn sống ở nước ngọt và thuộc nhóm sống ký sinh tùy ý. Chúng có hình thức ký sinh chủ yếu là hút máu động vật khác và người cũng là một trong số vật chủ ưa thích của chúng. Có một trường hợp được báo cáo cá Candiru chui vào đường tiết niệu của con người tại Brazil năm 1997.

Thực vật

Cây Tơ hồng là ví dụ điển hình về thực vật ký sinh. Cây trong chi Tơ hồng thuộc loại ký sinh bắt buộc thường bám vào cây bìm bịp. Có hơn 100 loài thuộc chi này. Tuy là ký sinh bắt buộc nếu như chúng đồng thời bám vào nhiều vật chủ cùng lúc; thì có thể chúng sẽ không bị chết nếu một trong số các vật chủ đó còn sống.

Tìm hiểu về Ký sinh trùng ở người

Ký sinh trùng ở người có một số hình thức:

  • Ký sinh hoàn toàn: như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim.
  • Ký sinh không hoàn toàn: như các côn trùng hút máu như muỗi, chấy,…
  • Nội ký sinh: như sán dây, sán lá gan hoặc ngoại ký sinh thường bám vào da.
Ký sinh trùng đơn ký là gì; Ký chủ chờ thời là gì; Chu kỳ của ký sinh trùng; Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét; Các kiểu chu kỳ của ký sinh trùng.
Muỗi cái tìm vật chủ để hút sinh dưỡng qua mùi vị và cảm nhận nhiệt (ảnh: Wikipedia)

Các hình thức sinh sản của ký sinh trùng ở người

Dạng sinh sản vô tính nhân đôi tế bào để duy trì nòi giống: Với hình thức này, tự thân ký sinh trùng sẽ nhân đôi thành hai cá thể mới. Ví như trùng roi, ký sinh trùng sốt rét, amip…

Phương thức sinh sản hữu tính: là hình thức dùng sự giao phối giữa giống đực và cái với nhau như giun đũa, giun móc, giun kim. Có những loài lưỡng giới như sán lá gan, sán dây. Chúng có cả bộ phận sinh giục đực và cái trên cơ thể của mình.

Sinh sản đa phôi: loại này đẻ trứng sau đó trứng nở ra ấu trùng; ấu trùng sẽ phát triển thành nang. Tiếp đó trong nang ấu trùng có nhiều ấu trùng thế hệ thứ hai; ấu trùng thế hệ hai tiếp tục sinh ra các ấu trùng thế hệ thứ ba. Đến bước này các ấu trùng thế hệ thứ ba sẽ gặp vật chủ để phát triển và trưởng thành. Đây là trường hợp đặc biệt gặp ở sán lá và sán dây.

Ký sinh trùng phát triển trên cơ thể người

Ký sinh trùng ở người có nhiều loại chu kỳ sống khác nhau:

Chu kỳ phức tạp

Kiểu chu kỳ thay đổi từ người > ngoại cảnh > vật chủ trung gian > người. Ví dụ cho trường hợp này là sán lá gan. Sán lá gan ký sinh trong đường mật của gan. Trứng được đẻ trong mật sau đó cũng theo phân ra ngoài như trường hơp của giun đường ruột. Nếu trứng gặp nước sẽ trở thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông tiếp tục ký sinh trong các loại ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi tìm đến các loài cá để ký sinh và tạo thành các nang bên trong cá. Nếu người ăn phải các loại cá này mà chưa được làm chín thì ấu trùng này tiếp tục vào cơ thể người; và tiếp tục chu kỳ sinh trưởng và phát triển tuần hoàn như vậy.

Kiểu chu kỳ ký sinh từ người ra ngoại giới; sau đó chuyển sang vật chủ trung gian; rồi quay ra ngoại giới; sau đó trở lại cơ thể người. Sán máng là ví dụ cho trường hợp này, loài ký sinh trùng này sống ở huyết quản nên còn gọi là sán máu. Trứng sán máu ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu. Trứng sán máu nếu rơi xuống nước sẽ nở ấu trùng lông và tìm đến ký sinh ở vật chủ mới là ốc. Ấu trùng đuôi được phát triển bên trong ốc; chúng bơi được trong nước và chui qua da người tiếp tục vào máu.

Chu kỳ đơn giản

Trường hợp chu kỳ ký sinh từ người sang vật chủ trung gian rồi quay lại cơ thể người ban đầu. Ví dụ giun chỉ bạch huyết gây bệnh ở người. Muỗi là vật chủ chứa ấu trùng chỉ bạch huyết sẽ mang ấu trùng này vào cơ thể người trong quá trình đốt người; ấu trùng này sẽ phát triển thành giun chỉ trưởng thành khi sống ký sinh trong máu của người. Giun cái đẻ ra ấu trùng và lưu thông trong máu. Ấu trùng sẽ được truyền từ người này sang người khác với vật chủ trung gian chính là muỗi.

Ký sinh trùng lạc chủ; Ví dụ về ký sinh trùng; Ký chủ vĩnh viễn là gì; Các loại giun sán ký sinh sống trong môi trường nào; Các loại ký sinh trùng.
Amip còn gọi là trùng biến hình thuộc nhóm sinh vật đơn bào có hình dáng không theo quy luật nhất định

Chu kỳ sống thay đổi qua lại giữa người và ngoại cảnh. Ví dụ: giun đường ruột và amip. Giun đường ruột sống ký sinh ở ruột của người và sau đó đẻ trứng ở đây. Khi người bài tiết chất thải thì trứng cũng theo đó đi ra ngoại cảnh. Khi gặp môi trường thích hợp như đất ẩm và nhiệt độ phù hợp thì sẽ phát triển thành ấu trùng. Nếu người ăn phải thức ăn hoặc uống nước nhiễm trứng giun đường ruột thì Ấu trùng có thể di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể người sau đó lại quay về ruột để đẻ trứng.

Chu kỳ ký sinh từ người sang người. Ví dụ cho chu kỳ ký sinh này là trùng roi âm đạo truyền từ người này sang người khác trong khi giao hợp.

Lời khuyên bảo vệ sức khỏe

Mặc dù ký sinh trùng ở người có nhiều phương thức sinh tồn và phát triển khác nhau như vậy nhưng nếu chúng ta chăm sóc và vệ sinh cơ thể, đảm bảo thực phẩm ăn uống phải chín, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ; trong lành chính là phương pháp bảo vệ bản thân trước các loại ký sinh trùng gây bệnh một cách hiệu quả.

Từ khóa » đặc điểm Côn Trùng Ký Sinh