Kỹ Sư Phần Mềm Là Gì? Công Việc, Cơ Hội Phát Triển Của Kỹ Sư Phần ...
Có thể bạn quan tâm
Kỹ sư phần mềm hiện là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt với xu hướng phát triển công nghệ hiện nay, chắc chắn cơ hội sẽ ngày càng mở rộng cho những ai theo đuổi ngành nghề này. Trong bài viết này sẽ giải thích rõ hơn về công việc của kỹ sư phần mềm trong ngành IT. Và nếu bạn quan tâm thì đừng bỏ lỡ bài viết thú vị này nhé!
Có thể bạn chưa biết:IT là gì
I. Tìm hiểu ngành kỹ sư phần mềm
1. Kỹ sư phần mềm là gì?
Kỹ sư phần mềm là những người tạo ra các sản phẩm phần mềm và hệ thống trên máy tính.
Họ thường có tầm nhìn tổng quát và kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành cũng như các kĩ thuật ứng dụng toán học, khoa học, thiết kế. Nhiệm vụ chính của họ nói đơn giản là tìm hiểu nhu cầu của người dùng, khách hàng và so sánh với nguồn lực của công ty để thiết kế ra những phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Bằng chứng là trong đợt dịch này, chúng ta phải làm việc hằng ngày với các ứng dụng gặp mặt trực tuyến Zoom, Google Meet và phần mềm tin học như Word, Excel, Powerpoint,... Và chắc chắn nó sẽ không ngừng phát triển trong tương lai. Đó cũng là lý do vì sao ngành kỹ sư phần mềm đang rất “hot” và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” trên thị trường việc làm tại Việt Nam.
2. Phân biệt với nghề lập trình viên
Đối với các bạn chưa tiếp cận nhiều với ngành nghề này thì sẽ thường nhầm lẫn giữa kỹ sư phần mềm (Software Engineer) và lập trình viên (Programmer). Tuy nhiên hai vị trí này có những điểm khác nhau cơ bản để bạn có thể phân biệt.
Kỹ sư phần mềm là người có tầm nhìn, cũng như có cái nhìn tổng quát về khách hàng, công ty, nguồn lực nhân sự. Ở họ cần có khả năng tư duy, sáng tạo, quản lý cũng như kiến thức chuyên môn. Đặc biệt là luôn phải cập nhật những công nghệ, kỹ thuật mới. Ngoài ra, kỹ sư phần mềm cũng thường xuyên trao đổi, thảo luận với khách hàng, nhà quản lý và các nhóm liên quan để tạo được kế hoạch phát triển phần mềm hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, lập trình viên thì không cần quan tâm nhiều đến các vấn đề trên mà chỉ cần tập trung vào công việc chính của họ là viết code, viết chương trình theo nhiệm vụ được giao. Họ chỉ làm việc một mình với chiếc máy tính mà không thường xuyên giao tiếp, trao đổi với người khác trong quá trình thực hiện dự án.
Tìm việc làm, tuyển dụng công nghệ thông tin có thể bạn quan tâm:
- Software Developer (ASP.Net MVC / DotNet / Java)
- Software Developer (ReactJs/ React Native)
- Nhân viên phát triển phần mềm
II. Công việc của một kỹ sư phần mềm
- Xác định nhu cầu khách hàng: Nói rõ hơn, đây là việc tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Cụ thể hơn là khám phá ra những điều họ thật sự cần và vấn đề họ muốn được giải quyết khi sử dụng sản phẩm. Cần đặt ra những câu hỏi như họ sử dụng sản phẩm để giải quyết vấn đề nào đang gặp phải? Hay người dùng thật sự muốn gì khi sử dụng sản phẩm? Thiết kế nào họ cảm thấy dễ sử dụng nhất? Và còn nhiều câu hỏi khác nhằm tìm hiểu nhu cầu sâu xa nhất của khách hàng đối với sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm thiết kế chương trình ứng dụng mới:Sau khi đã hiểu rõ được vấn đề từ khách hàng. Người kỹ sư sẽ bắt đầu vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng và sự sáng tạo của mình để cùng đồng đội thiết kế ra chương trình, phần mềm tối ưu nhất. Mục tiêu là giải quyết được các nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
- Phối hợp với lập trình viên để tạo ra các mã code: Bước đầu thiết kế ra hệ thống chương trình đã hoàn thành thì công việc tiếp theo là phối hợp với các lập trình viên. Đến đây, kỹ sư phần mềm có trách nhiệm trình bày, giải thích rõ các yêu cầu họ muốn để lập trình viên hiểu và thực hiện tốt việc viết chương trình.
- Phụ trách việc kiểm tra và cài đặt chương trình cho khách hàng: Đến được bước này thì có thể nói đã đến khoảng 70% công việc. Sau nhận được sản phẩm hoàn chỉnh, kỹ sư phần mềm sẽ kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để tiến hành cài đặt chương trình cho khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn phải tổ chức hướng dẫn cách sử dụng và giải đáp các thắc mắc nhằm đảm bảo khách hàng thao tác và sử dụng được.
- Thực hiện kiểm tra bảo trì và nâng cấp cho toàn hệ thống: Bước cuối cùng không thể bỏ qua đó là kiểm tra bảo trì, nâng cấp. Chúng ta có thể thấy các ứng dụng trên điện thoại luôn yêu cầu cập nhật, nâng cấp. Thì phần mềm, ứng dụng khác cũng vậy. Kỹ sư phần mềm cần theo dõi, kiểm tra định kỳ và nâng cấp khi gặp vấn đề hoặc phần mềm bị lỗi thời.
III. Yếu tố cần có của một kỹ sư phần mềm
1. Trình độ chuyên môn
Để làm việc trong ngành IT nói chung và vị trí kỹ sư phần mềm nói riêng, bạn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn như viết code và lập trình, kiến thức về khoa học máy tính, phân tích thông tin và yêu cầu, giải thuật và cấu trúc dữ liệu, tìm kiếm và sửa lỗi phần mềm, testing,... Đó là những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành mà bạn cần trau dồi và nắm vững nếu muốn trở thành một kỹ sư phần mềm giỏi và khó bị thay thế.
2. Trình độ ngoại ngữ
để phát triển trong ngành này, kỹ sư phần mềm cần có vốn từ vựng chuyên ngành rộng để có thể đọc hiểu tiếng Anh tốt. Bởi vì hầu hết các tài liệu chuyên ngành và ký hiệu trên máy tính đều được viết bằng tiếng Anh. Vì vậy bạn cần rèn luyện để nâng cao trình độ ngoại ngữ để hiểu rõ các lệnh, nâng cao kiến thức từ các chuyên gia nước ngoài thông qua tài liệu tiếng Anh.
3. Kỹ năng phân tích, tư duy logic
đây là kỹ năng rất quan trọng, giúp bạn trở nên thật sự nổi bật bởi vì không phải ai cũng có được. Mấu chốt ở kỹ năng này là bạn phải hiểu vấn đề của khách hàng, dùng khả năng phân tích, tư duy logic để kết hợp với nguồn lực công ty có thể cung cấp. Từ đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
không chỉ ngành công nghệ thông tin mà bất kỳ ngành nghề nào khi làm việc cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Trong quá trình làm việc chắc chắn sẽ nảy sinh các vấn đề về kỹ thuật, phần mềm cũng như vấn đề giữa con người. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra cách giải quyết cho từng vấn đề một cách hiệu quả, không khiến ai khó chịu để cho công việc chung được tốt nhất. Vậy nên để trở thành một lập trình viên thành công, bạn nên tích cực trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn nữa.
5. Khả năng quản lý rủi ro
khi tạo ra một sản phẩm chắc chắn sẽ có những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai mà bạn không thể biết trước chính xác. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào các con số dự đoán xu hướng, các bài báo cáo hoặc khả năng dự đoán của bản thân để nhìn trước được rủi ro nào có khả năng sẽ xảy ra. Sau khi xác định rủi ro bạn phải suy nghĩ, lập được kế hoạch đề xuất giải pháp cho từng trường hợp.
6. Kỹ năng giao tiếp, trình bày
không chỉ giao tiếp với nhóm làm việc, lập trình viên, kỹ sư phần mềm cần trao đổi, hướng dẫn với khách hàng. Những công việc này đòi hỏi họ phải có kỹ năng giao tiếp, trình bày thật tốt để mọi người hiểu đúng, hiểu đủ các vấn đề. Bên cạnh đó, giao tiếp tinh tế, chuyên nghiệp sẽ khiến người khác có cảm tình hơn khi làm việc với bạn.
7. Kỹ năng làm việc nhóm
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, điều này hoàn toàn đúng với một kỹ sư phần mềm. Việc áp dụng kỹ năng làm việc nhóm trong công việc giúp bạn nhận được ý kiến từ nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, mà nếu tự làm một mình sẽ không thể nghĩ ra được. Nhờ đó, sản phẩm làm ra sẽ hoàn thiện và tốt hơn nhiều so với việc bạn làm một mình.
8. Kỹ năng quản lý dự án
vì một dự án có rất nhiều bước và quy trình nên người kỹ sư phần mềm cần có kỹ năng quản lý, phân chia, giám sát công việc từ các bên liên quan đến dự án. Đảm bảo mọi công việc hoàn thành chính xác, đầy đủ và đúng tiến độ là một việc không hề dễ và cần người có kỹ năng, kinh nghiệm quản lý thật tốt.
9. Khả năng tự học
công nghệ sẽ liên tục cập nhật và kiến thức thì vô cùng rộng lớn. Do đó đòi hỏi họ phải liên tục học hỏi, tìm kiếm kiến thức mới. Đặc biệt trong ngành này thì bạn cần phải tự tìm tòi các tài liệu tiếng Anh của những chuyên gia nước ngoài mới cập nhật về những công nghệ, kỹ thuật mới nhất trên thế giới để không bị “tụt hậu” và bỏ lại phía sau.
10. Tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì
công việc này đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối, không được sai sót từ những mã code. Vì vậy, kỹ sư phần mềm cần thật tỉ mỉ, cẩn thận từ việc lên kế hoạch, kiểm tra, giám sát từng công đoạn của các team liên quan để đảm bảo không có một chi tiết sai sót nào. Đồng thời họ cũng phải có tính kiên trì, theo đuổi dự án đến cuối cùng ngay cả sau khi sản phẩm hoàn thiện để chỉnh sửa nâng cấp nếu khách hàng yêu cầu.
IV. Cơ hội nghề nghiệp kỹ sư phần mềm
Nhu cầu công việc cho ngành kỹ sư phần mềm nói riêng và ngành công nghệ thông tin nói chung là rất lớn hiện nay. Sau khi ra trường, bạn có thể xin vào các công ty phát triển game, hay tư vấn và thiết kế giải pháp công nghệ,… Bên cạnh đó, nếu có kinh nghiệm lâu năm bạn có thể xin vào vị trí quản lý điều hành, quản lý dự án các cấp. Ngoài ra, nếu bạn đam mê việc giảng dạy thì có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ để dạy tại các trường đại học, cao đẳng.
Ngoài cơ hội nghề nghiệp rộng mở, ngành kỹ sư phần mềm còn có mức lương rất hấp dẫn. Tuy nhiên có nhiều công ty sẽ trả nhiều hơn nếu bạn có năng lực vượt trội và cống hiến nhiều cho công ty. Vì vậy hãy không ngừng cố gắng trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân nhé!
V. Các trường đào tạo ngành kỹ sư phần mềm
1. Tại Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST)
HUST đã nổi tiếng từ lâu trong mảng đào tạo các ngành công nghệ. Đây là trường đại học thuộc thành viên Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương. Có thể nói rằng Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những trường tốt nhất Việt Nam về mảng công nghệ thông tin .
Chuyên ngành đào tạo: Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin.
Trường Đại học Công nghệ (UET)
Trường Đại học Công nghệ (UET) trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập từ năm 2004. Với 17 năm thành lập, UET cũng lọt top các trường đào tạo thông tin tốt nhất miền Bắc.
Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.
2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghệ thông tin (UIT)
Đại học Công nghệ thông tin (UIT) thuộc cụm Đại học Quốc gia TPHCM là nơi đào tạo hàng đầu ngành Kỹ thuật phần mềm. Tại đây, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về công nghệ thông tin và kỹ năng quan trọng để trở thành các kỹ sư phần mềm ưu tú trong tương lai.
Chuyên ngành đào tạo: Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu,…
Trường Đại học FPT
Trường Đại học FPT là một trường tư với đặc điểm nổi bật là chương trình đào tạo rất thực tiễn, sát với công việc trong thực tế và không đặt nặng các môn lý thuyết không liên quan quá nhiều đến chuyên ngành. Bên canh đó tường còn áp dụng các công nghệ hiện đại nhất, chương trình đào tạo bám sát chuẩn đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin ACM của Mỹ. Có thể so sánh với nhiều trường đại học trên thế giới.
Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm.
Xem thêm:
- Cách viết CV xin việc ngành IT, CNTT đơn giản mà chuẩn nhất
- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng
- Lập trình là gì? Học lập trình có khó? Các loại ngôn ngữ lập trình
Mình hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về ngành kỹ sư phần mềm. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có ích nhé!
Từ khóa » Những Kỹ Sư Phần Mềm Nổi Tiếng
-
Top 10 Người Có Tiếng Nói ảnh Hưởng Nhất Thế Giới Về Phát Triển ...
-
10 Kỹ Sư Làm Thay đổi Thế Giới Với Phát Minh Của Họ
-
Tổng Hợp 8 Ngành Kỹ Sư Phổ Biến Cho Bạn Lựa Chọn
-
Kỹ Sư Phần Mềm (Software Developer) Làm Những Công Việc Gì ?
-
Kỹ Sư Phần Mềm Là Gì? Tất Tần Tật Về Ngành Kỹ Sư Phần Mềm
-
7 Kênh Youtube Hữu Ích Dành Cho Kỹ Sư Phần Mềm - CodeLearn
-
Kỹ Sư Phần Mềm – Wikipedia Tiếng Việt
-
7 Tìm Hiểu Về Ngành Kỹ Sư Phần Mềm Mới Nhất
-
Ngành Kỹ Thuật Phần Mềm Là Gì? Nên Học ở Trường Nào? - ITNavi
-
Kỹ Sư Phát Triển Phần Mềm Là Làm Gì? Mức Lương Bao Nhiêu? - Joboko
-
Top 10 Lập Trình Viên Giỏi Nhất Thế Giới - Got It Vietnam
-
Công Việc Của Các Kỹ Sư Học Kỹ Thuật Phần Mềm - Tinhte
-
Software Engineer Là Gì? Ngành Kỹ Sư Phần Mềm Có Những Lĩnh Vực ...
-
Kỹ Thuật Phần Mềm Là Gì? Có Nên Theo Ngành Này? - TopDev