Kỹ Sư Thực Hành Và Cử Nhân Thực Hành Của Người Học Tốt Nghiệp ...
Có thể bạn quan tâm
1. Sự khác biệt giữa đào tạo đại học và cao đẳng
Giáo dục đại học hay giáo dục bậc cao (tiếng Anh: highereducation) là giai đoạn giáo dục thường diễn ra ở các trường đại học, viện đạihọc và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc đại học vàsau đại học.
Theo Phân loại giáo dục quốc tế ISCED 2011 (InternationalStandard Classifiation of education) (1), chương trình đào tạo trình độ đại họcở cấp độ 7 trong bảng Phân loại và các chương trình ở cấp độ này thường chủ yếulà lý thuyết, có tính hàn lâm cao hơn các trình độ dưới đó. Các chương trìnhnày thường được triển khai bởi các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại họctương đương.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư (2), “Đại học, học vấnchuyên nghiệp bậc cao gồm học vấn khoa học cơ bản, khoa học cơ sở, khoa học vàlí thuyết kĩ thuật chuyên ngành, kinh nghiệm và kĩ năng hoạt động nghề nghiệpdiện rộng, hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, tổ chức - quản lí côngtác chuyên môn, phương pháp và kĩ năng tự học tập, nâng cao nghiệp vụ.”
Theo Luật Giáo dục đại học, mục tiêu của giáo dục đại học là“….Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thựchành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và côngnghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo vàtrách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụnhân dân”. Mục tiêu cụ thể của đào tạo trình độ đại học được xác định nhằm “….đểsinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tựnhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sángtạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” (3).
Với mục tiêu đó, người tốt nghiệp trình độ đại học thường đượccông nhận danh hiệu kỹ sư (tiếng Anh: engineer) hoặc cử nhân ( tiếng Anh: bachelor).
Kỹ sư là một danh hiệu của người được đào tạo trong lĩnh vựckhoa học kỹ thuật. Người kỹ sư sử dụng óc sáng tạo, công nghệ kỹ thuật và hiểubiết khoa học để giải quyết các vấn đề khoa học. Những người mà làm việc như mộtkỹ sư thường tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật.
Cử nhân là một danh hiệu dành cho những người đã tốt nghiệpchương trình đại học tùy theo quy định của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bằng cửnhân được cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học tựnhiên và khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm, luật, kinh tế (cử nhân khoa học,cử nhân kinh tế, cử nhân luật...).
Khác với đào tạo trình độ đại học (bậc 6), trình độ cao đẳngtheo ISCED 2011 tương đương ở bậc 5 và được gọi là “Giáo dục sau trung học ngắnhạn” (Short-cycle tertiary education).
Cũng theo ISCED 2011, đào tạo trình độ cao đẳng cung cấp cáctrải nghiệm học tập dựa trên giáo dục trung học, để giúp người học chuẩn bị gianhập thị trường lao động cũng như là để học lên trình độ đại học và sau đại học.Đào tạo cao đẳng nhằm giúp các cá nhân tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và nănglực ở mức thấp hơn so với mức độ phức tạp ở bậc đại học nhưng tập trung cao hơnvào năng lực thực hành của người học để đáp ứng mục tiêu tham gia lao động, sảnxuất, dịch vụ.
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu chung của đào tạotrình độ cao đẳng là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanhvà dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ cao đẳng; có đạo đức,sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môitrường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chấtlượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khảnăng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Ngoài ra, mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng còn hướng tới đểngười học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giảiquyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khảnăng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫnvà giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc (4).
Như vậy, giữa đại học và cao đẳng có sự khác nhau về định hướngvà mục tiêu và mức độ năng lực. Có thể hiểu đơn giản, trình độ đại học hướngvào hàn lâm, lý thuyết, thực hành chỉ là những những thực nghiệm chứng minh,còn trình độ cao đẳng hướng vào thực hành, ứng dụng. Tuy nhiên, trình độ cao đẳngcũng có thể đáp ứng để học tiếp lên trình độ cao hơn.
2. Cơ sở khoa học cho danh hiệu kỹ sư thực hành/cử nhân thựchành
Với mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng nêu trên, Luật Giáo dụcnghề nghiệp (Điều 38) đã quy định, người hoàn thành chương trình trình độ cao đẳngthì được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hànhhoặc kỹ sư thực hành. Danh hiệu cử nhân thực hành dành cho những người học ởcác lĩnh vực khoa học xã hội; danh hiệu kỹ sư thực hành dành cho người học ởlĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.
Có thể khẳng định việc quy định danh hiệu kỹ sư thực hành hoặccử nhân thực hành không phải là do chủquan, thiếu căn cứ mà được chuẩn bị và nghiên cứu thấu đáo. Quy định này vừa bảođảm tính khoa học, vừa có tính thực tiễn, có tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm từnước ngoài.
Thứ nhất về tính khoa học
Theo logic khoa học, nếu đại học là hướng nhiều vào hàn lâm,giải quyết những vấn đề phức tạp về lý thuyết (bài toán lý thuyết), có tínhgián tiếp và bằng cấp được gọi là kỹ sư hoặc cử nhân thì cao đẳng hướng vào giảiquyết những bài toán ứng dụng, có tính trực tiếp, thực tế và vì thế người họcsau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng hoàn toàn có thể được công nhận một danhhiệu nào đó tương tự như ở trình độ đại học và sau đại học.
Theo ISCED 2011, bậc cao đẳng là bậc dưới của đại học và đềuthuộc giáo dục sau trung học.
Tại Việt Nam, theo Tuyên bố chung tại Hội nghị các Bộ trưởngKinh tế ASEAN lần thứ 46, họp ngày 25 tháng 8 năm 2014; Hội nghị các Bộ trưởngGiáo dục ASEAN lần thứ 8, họp ngày 11 tháng 9 năm 2014 tại Myanmar và một số hộinghị có liên quan, Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) bao gồm 8 bậc, cụ thể(5):
- Bậc 1: Chứng chỉ1;
- Bậc 2: Chứng chỉ2;
- Bậc 3: Chứng chỉ 3(sơ cấp);
- Bậc 4: Trung cấp;
- Bậc 5: Cao đẳng;
- Bậc 6: Đại học;
- Bậc 7: Thạc sĩ;
- Bậc 8: Tiến sĩ
Với khung trình độ quốc gia 8 bậc nêu trên, bậc 6 trình độ đạihọc được công nhận danh hiệu kỹ sư hoặc cử nhân hoặc các danh hiệu tương ứngnhư kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ v.v…, còn trình độ dưới đó thì chưa có danhhiệu gì mà đáng ra theo logic khoa học thì hoàn toàn có thể được một danh hiệunghề nghiệp nào đó.
Vì vậy, Luật Giáo dục nghề nghiệp chọn danh hiệu kỹ sư thựchành hoặc cử nhân thực hành để công nhận cho người tốt nghiệp trình độ cao đẳngvì trình độ này tập trung vào thực hành ứng dụng. Mặt khác danh hiệu này vừa gầnvới danh hiệu kỹ sư hoặc cử nhân của giáo dục đại học nhưng cũng thể hiện sựkhác biệt với giáo dục đại học.
Nói tóm lại, người học trình độ cao đẳng hướng nhiều về nănglực thực hành, ứng dụng. Vì vậy, khác với kỹ sư, cử nhân trình độ đại học, ngườitốt nghiệp trình độ cao đẳng có năng lực giải quyết tốt những vấn đề của thựctiễn hơn là giải quyết những vấn đề lý thuyết. Nếu tốt nghiệp trình độ đại học(bậc 6), người học có danh hiệu là kỹ sư hoặc cử nhân thì hoàn toàn có thể đượckhi gọi người tốt nghiệp trình độ cao đẳng (bậc 5) là kỹ sư thực hành hoặc cửnhân thực hành.
Thứ hai, về tính thực tiễn
Với tâm lý nặng về bằng cấp, thanh niên sau tốt nghiệp trunghọc phổ thông đều không muốn đi học nghề, vì học nghề cảm thấy thua thiệt,không có danh hiệu, danh vị trong xã hội. Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằmphân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, nhưng hiệu quảchưa cao. Ngay trong quá trình xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp, việc làm thếnào để tạo sự phân luồng học sinh vào học nghề cũng được các chuyên gia bàn thảonhiều. Các ý kiến đều thống nhất ở chỗ cần tạo sự hấp dẫn cho giáo dục nghềnghiệp để thu hút người học vào học nghề.
Vì vậy, sau khi đã thống nhất các trình độ cao đẳng và cao đẳngnghề, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hộixác định, việc công nhận một danh hiệu cho người học trình độ cao đẳng là mộttrong những chính sách thu hút người học đến với giáo dục nghề nghiệp, coi đâylà một trong những giải pháp tạo sự phân luồng tự động người học đến với giáo dụcnghề nghiệp bên cạnh các giải pháp khác.
Trên thực tế trước đây (thập niên 90 - 2000), cũng vì yếu tốnày, văn bằng tốt nghiệp cao đẳng của các trường cao đẳng, đại học đều đã côngnhận danh hiệu cử nhân cao đẳng cho người học.
Thứ ba, về tham khảo kinh nghiệm quốc tế
Danh hiệu kỹ sư thực hành đã tồn tại trước đây trong các trườngcao đẳng và đại học của Đức (hệ kỹ sư thực hành - tiếng Đức: IngenieurePädagogik, Ingenieure Bauer…).
Theo Tiến sĩ Horst Sommer, chuyên gia Đức, Giám đốc chươngtrình GIZ tại Việt Nam, ngày nay ở Đức (ở Áo cũng tương tự) đào tạo kỹ sư đượcthực hiện ở các trường Universitaet (Uni.) và Fachhochschulen (FH) cũng nhưtrong các Viện đào tạo nghề. Trong những năm trước đây, đã có sự đào tạo kỹ sưthực hành tại các trường chuyên nghiệp (Fachschulen - FS), điều kiện là lớp 10cộng thêm 2 đến 3 năm đào tạo nghề. Ngày nay các trường FS đã chuyển thành FHSvà không còn tồn tại từ những năm 90.
Trường Fachhochschule (FH) hay Hochschule hiện tại ở Đức cóngười cho rằng là trường đại học, có người cho rằng là cao đẳng, bởi lẽ hệ thốngđào tạo của Đức khá phức tạp và khác với nhiều nước. Tuy nhiên, theo nhiềuchuyên gia và ngay chính những người đang theo học tại Đức (theo Webiste Hộisinh viên tại Đức) (6) ệ đào tạo này chỉtương đương với cao đẳng của các nước hệ Anh, Mỹ.
Các trường cao đẳng chuyên ngành (FH) của Đức là kết quả củanhững cuộc tranh cãi về giáo dục của những năm 60. Trong thời gian đó, nền kinhtế của Đức cần phải đứng vững và cạnh tranh trong cuộc chạy đua với thế giới đãdẫn đến nhu cầu có một đội ngũ các nhân viên có tay nghề thực hành cao, có kiếnthức cơ bản vững chắc và thời gian đào tạo ngắn hạn. Chính vì những lý do đó màcác trường cao đẳng chuyên nghành (FH) được thành lập.
Đại đa số các cao đẳng chuyên ngành (FH) được hình thành từcác cơ quan, các trường dạy nghề cao cấp về một chuyên ngành nào đó, như cáctrường kỹ sư, hoặc các trường chuyên ngành kinh tế. Sự quyết định của các bộtrưởng văn hoá các bang năm 1969 (do mỗi bang riêng biệt của nước Đức có một hệthống văn hoá giáo dục khác nhau) đã thống nhất việc giáo dục với tất cả cáctrường cao đẳng - và "bộ luật chung dành cho hệ thống các trường đại học"vào năm 1976 đã nâng các cao đẳng chuyên ngành (FH) lên ngang hàng với các đạihọc và những cơ quan tổ chức tương đương khác.
Kể từ khi nước Đức được thống nhất, nhờ vào một hệ thốngliên bang mới vấn đề này đã có những bước phát triển trên một phương diện mới.Những vùng thuộc DDR cũ (Cộng hòa Dân chủ Đức) cũng bắt đầu xây dựng các trườngcao đẳng kỹ sư (Ingenieurhochschulen) theo hướng giáo dục chung với các cao đẳngchuyên ngành của liên bang Tây Đức. Bên cạnh đó cũng giống như trong chế độliên bang cũ, các trường cao đẳng chuyên ngành (FH) cũng được xây dựng từ cáctrường kỹ sư và các trường trung học chuyên nghiệp khác.
Ngày nay tại Đức, ngày càng nhiều học viên quyết định theođuổi việc học tại các trường cao đẳng chuyên ngành (FH), vì lý do trước hết đólà thời gian học ngắn hơn và gắn liền với thực hành nhiều hơn là lý thuyết chaytại các đại học (Uni).
Hiện nay, văn bằng của các trường cao đẳng chuyên ngành (FH)cũng giống như giống văn bằng các trường đại học (Uni.) nhưng trong văn bằng củacác trường cao đẳng chuyên ngành (FH) đều phải ghi thêm loại hình trường đểphân biệt. Ví dụ: Bằng của Trường Uni. ghi là Bằng Kỹ sư (Diplom Ingernieur)nhưng trường FH ghi là Bằng Kỹ sư FH (Diplom Ingernieur - FH). Với định hướngthiên về thực hành, nên bằng Kỹ sư của các trường FH tại nước Đức ngày nay cóthể coi như là bằng kỹ sư chuyên sâu về thực hành, ứng dụng.
Như vậy, có thể khẳng định, việc quy định danh hiệu kỹ sư thựchành, cử nhân thực hành cho người tốt nghiệp trình độ cao đẳng vừa có tính thựctiễn, vừa có tính khoa học và có sự tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm quốc tế. Việcquy định danh hiệu này còn là mục tiêu hướng tới của đào tạo ở trình độ cao đẳng,người học không chỉ có lý thuyết chuyên môn nghề nghiệp mà còn có trình độ taynghề cao, điều này vừa tạo sức hấp dẫn đối với người học, vừa nâng cao hình ảnhcủa đào tạo trình độ cao đẳng ở Việt Nam./.
Tác giả bài viết: TS.Vũ Xuân Hùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu KHDN Nguồn tin: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Từ khóa » Bằng Kỹ Sư Thực Hành Là Gì
-
Bằng Kỹ Sư Thực Hành Có đi Kỹ Sư Nhật Bản được Không?
-
Bằng Kỹ Sư Thực Hành Là Gì? Bằng Này Có đi Kỹ Sư Nhật Bản được ...
-
Danh Hiệu Kỹ Sư Thực Hành, Cử Nhân Thực Hành Dưới Góc Nhìn Khoa ...
-
Bằng Cử Nhân đi Nhật Diện Kỹ Sư được Không? - .vn
-
Bằng Level 5 Xin Visa Kỹ Sư được Không? (Cập Nhật 2022)
-
Sẽ Thay đổi Chức Danh Cho Người Tốt Nghiệp Trình độ Cao đẳng - Dân Trí
-
Bằng Cử Nhân Và Kỹ Sư Khác Nhau Như Thế Nào? - JobsGO Blog
-
Công Nhận Danh Hiệu Cử Nhân Thực Hành, Kỹ Sư Thực Hành Cho ...
-
KỸ SƯ THỰC HÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT - Nông Lâm Trung Bộ
-
Hệ đào Tạo Kỹ Sư Thực Hành - Giới Thiệu - LILAMA2
-
Bằng Kỹ Sư Thực Hành Có đi Nhật được Không?
-
LÀM RÕ KHÁI NIỆM VỀ “CỬ NHÂN THỰC HÀNH QUỐC TẾ”
-
Bằng Kỹ Sư Tiếng Anh Là Gì? Có Thực Sự Cần Bằng ... - MarvelVietnam