Kỳ Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Tại TP.HCM: Đề Thi Môn Ngữ Văn 'dễ Thở'
Có thể bạn quan tâm
Sáng 11/6, học sinh lớp 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh hoàn tất bài thi môn Ngữ văn trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Nhiều thí sinh nhận xét đề năm nay khá nhẹ nhàng, “dễ thở,” tuy nhiên không dễ lấy điểm cao.
Em Đào Quỳnh Thư, học sinh Trường Trung học Cơ sở Đống Đa (quận Bình Thạnh), cho biết em khá bất ngờ với nội dung đề năm nay của môn Ngữ văn vì không rơi vào hình tượng người lính hoặc nét đẹp lao động như em và nhiều bạn học sinh khác dự đoán, mà lại có phần tập trung vào chủ đề “thời gian.”
Tuy nhiên, theo Quỳnh Thư, đề khá “dễ thở” khi cho học sinh nhiều không gian để tư duy, sáng tạo. Đặc biệt, em rất thích câu hỏi nghị luận về “một cuốn sách giúp em hiểu thêm về chính mình.” Quỳnh Thư dự đoán mình có thể sẽ đạt khoảng 7 điểm.
Em Nguyễn Nguyên Khang, thí sinh tại điểm thi Trường Trung học Cơ sở Bàn Cờ (quận 3), một trong những thí sinh ra sớm nhất tại điểm thi này chia sẻ, đề thi không quá khó nhưng mang tính suy luận và liên hệ nhiều vấn đề xã hội nên không dễ lấy điểm cao. Trong đề thi, em thích nhất phần văn liên quan bài “Sang Thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Nguyên Khang dự đoán mình được khoảng 7 điểm.
[Hơn 94.000 thí sinh ở TP.HCM làm thủ tục dự thi tuyển sinh vào lớp 10]
Nhiều thí sinh ở các điểm thi khác cũng chung nhận xét đề thi năm nay khá “dễ thở.” Nhiều em vui vẻ khoe với bố mẹ mình làm bài thi tốt, khiến phụ huynh đứng chờ các em cũng thở phào nhẹ nhõm.
Thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, nhận xét cấu trúc đề thi năm nay có sự hòa trộn giữa đề thi năm 2019 và 2020 (theo trục chủ đề và đọc hiểu 2 văn bản). Chủ đề “Thông điệp của thời gian” khá hay, độ phân hóa của đề thi rất tốt. Do vậy, dự kiến kiến phổ điểm trung bình không cao, từ 6-7 điểm.
Về chi tiết, thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi nhận định câu đọc hiểu lựa chọn ngữ liệu khá tốt. Câu hỏi số 4 của phần này đặt ra những lựa chọn giá trị học sinh phải cân nhắc.
Tuy vậy, câu hỏi thứ 3, vốn ở mức thông hiểu, lại hỏi về thông điệp rút ra từ văn bản, thuộc dạng câu hỏi vận dụng. Do vậy mức độ tư duy cần cân chỉnh lại cho phù hợp với định hướng ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tốt hơn.
Các thí sinh tại điểm thi trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân (quận 1). (Ảnh: Hồng Giang/TTXVN)Ngoài ra, câu nghị luận xã hội đặt ra cho học sinh suy nghĩ về mối quan hệ giữa thời gian và sự trưởng thành. Đó có thể là mối quan hệ theo tỷ lệ thuận, nhưng cũng có những cá nhân dẫu phát triển về mặt thể chất nhưng chưa chắc trưởng thành về suy nghĩ.
Nêu vấn đề để học sinh nhận thức sự phân biệt giữa “lớn thêm” và “trưởng thành” là một hướng đi rất hay và là một yêu cầu phân hóa rất tốt, dành điểm cao cho những học sinh biết tìm tòi, đào sâu suy nghĩ.
Thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Ngữ văn Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Du (quận 1), cũng nhìn nhận đề thi năm nay vừa sức, không đánh đố học sinh. Đề có cấu trúc và câu hỏi giống với các năm trước, điều này gần gũi với học sinh. Mặt khác, đề Ngữ văn năm nay không yêu cầu học sinh học thuộc lòng, điều này chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực. Do đó, với đề thi này rất có thể nhiều học sinh đạt điểm 7-8.
Nhận xét chi tiết về đề thi, thầy Võ Kim Bảo cho hay với câu 1, các câu hỏi rõ ràng, rất dễ, học sinh trung bình, yếu cũng có thể làm được bài. Câu hỏi này không gây áp lực cho học sinh đã trải qua học tập trong hoàn cảnh dịch bệnh. Nội dung của đề nhân văn, có tính giáo dục cao. Học sinh được thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân trong bài và đề cũng không áp đặt suy nghĩ của học sinh. Câu hỏi số 2 là dạng đề gần gũi và đã từng xuất hiện trong các kỳ thi trước. Câu hỏi này yêu cầu học sinh nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau.
Với câu hỏi số 3 đề số 1, thầy Võ Kim Bảo chia sẻ, đa số học sinh sẽ phấn khởi khi đọc đề bởi vì bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh nằm trong chương trình học kỳ II, thêm vào đó học kỳ này học sinh được học trực tiếp và vừa thi học kỳ II xong nên các em còn nắm kỹ.
"Nếu đề thi ra ở nội dung ở học kỳ I, chắc chắn nhiều học sinh sẽ không tự tin như vậy. Tuy nhiên, yêu cầu liên hệ trong câu hỏi không dễ, điều này thể hiện rõ tính phân hóa. Học sinh phải nắm chắc nội dung cơ bản của từng tác phẩm hay chọn tác phẩm để liên hệ cũng cần cân nhắc kỹ, và khi viết để cho thấy bản thân hiểu vấn đề cũng không dễ. Phần liên hệ này có tỷ lệ số điểm không lớn," thầy Bảo nói.
Còn với câu hỏi số 3 trong đề số 2, theo thầy Võ Kim Bảo là dạng đề thi mở, cách ra đề cũng rất sáng tạo. Do đó, học sinh muốn làm tốt bài cần có thời gian đọc kỹ tác phẩm văn học. Trong đó, đề cũng yêu cầu học sinh phải nêu được suy nghĩ, trải nghiệm, đánh giá của bản thân về tác phẩm./.
(TTXVN/Vietnam+)
Từ khóa » đề Thi Ngữ Văn Tuyển Sinh Lớp 10 Tphcm
-
Đề Thi Môn Ngữ Văn Vào Lớp 10 Tại TP.HCM Năm 2022 - VietNamNet
-
Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn HCM Năm Học 2022
-
Đáp án đề Thi Lớp 10 Năm 2022 Môn Ngữ Văn Tại TPHCM
-
Đề Thi Văn Vào Lớp 10 TP.HCM: Thí Sinh Nói Nhẹ Nhàng, Giáo Viên
-
Đề Thi Và Gợi ý đáp án Môn Ngữ Văn Vào Lớp 10 ở TP.HCM
-
Đáp án Chính Thức Môn Ngữ Văn Thi Vào Lớp 10 Tại Tp. Hồ Chí Minh
-
Đáp án đề Thi Môn Ngữ Văn Tuyển Sinh Lớp 10 TP.HCM Năm 2022
-
Đề Văn Vào Lớp 10 Công Lập ở TP HCM - VnExpress
-
Tuyển Sinh Lớp 10 Tại TP.HCM: Nhận Xét đề Thi Và đáp án Các Môn ...
-
Cập Nhật đề Thi Vào Lớp 10 Tại TP.HCM Môn Ngữ Văn - PLO
-
Đề Văn Lớp 10 TP.HCM: Cần đáp án Mở Và Tôn Trọng Góc Nhìn Của ...
-
Đề Thi Văn Lớp 10 ở TPHCM Bám Sát Thực Tế, Nhiều Thí Sinh Tự Tin đạt ...
-
Chuyên Gia đưa Lời Khuyên để Thi Vào Lớp 10 Tại TPHCM Hiệu Quả Nhất
-
Gợi ý Giải đề Môn Ngữ Văn Kỳ Thi Lớp 10 ở TP HCM - 24H