KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm Học 2013 - 2014 - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2013 - 2014 - Môn Ngữ Văn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.36 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2013 - 2014 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 18 tháng 6 năm 2013 Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Phần I (6 điểm) Trong bài thơ Mùa xuân nhọ nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành: "Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khí tóc bạc." (Trích Ngữ văn 9, tập hai - NXB Giáo dục, 20 1 2) 1 Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi những từ loại nào ? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì ? 2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì ? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả ? 3 . Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 1 2 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngũ dùng làm phép thế). Phần II (4 điểm) Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính: "- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện Ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(. . .) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn." (Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 20 1 2) 1 . Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? 2. Nhà vua nói "đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị" nhằm khẳng định điều gì ? Hãy chép 2 câu trong bài thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự. 3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. - -Hết ĐÁP ÁN Phần I : 1. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi hai từ loại: -“mùa xuân” là danh từ và “nho nhỏ” là tính từ. -Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng miêu tả rõ đặc điểm của danh từ (mùa xuân) : +Đây là mùa xuân của cá nhân khiêm nhường góp vào mùa xuân lớn của dân tộc.” +Một mùa xuân nho nhỏ” : dâng hiến một phần nhỏ bé của mình (nho nhỏ) nhưng là phần tinh túy, đẹp đẽ, có ý nghĩa (một mùa xuân), thể hiện mối quan hệ riêng chung, đặt cáI vô hạn của đất trời bên cáI hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Đặt trong hoàn cảnh riên của tác giả, nguyện ước này càng đáng khâm phục hơn. 2. “Nốt trầm” - Nốt nhạc trầm theo nghĩa hiện thực là nốt nhạc có cao độ thấp. - Trong bài thơ “nốt nhạc trầm” được miêu tả với nét đặc biệt “một nốt trầm xao xuyến” nghĩa là “nốt trầm” gắn với niềm xúc động kéo dài miên man, trào dâng. - Vì vậy “nốt trầm” trong bài thơ là một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng để nói lên cái khát vọng muốn được khiêm tốn cống hiến cho cuộc đời. Cống hiến tuy khiêm tốn nhưng là cả tấm lòng chân thành, xúc động, sung sướng, tự nguyện. 3. Đoạn văn nghị luận A.Hình thức : -Độ dài : khoảng 12 câu -Lập luận : theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp -Ngữ pháp : sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế) B.Nội dung : làm rõ tâm niệm của nhà thơ trong bốn câu thơ, trong đó có . Tham khảo: "Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khí tóc bạc." (Trích Ngữ văn 9, tập hai - NXB Giáo dục, 20 1 2) Khổ thơ trên đã thể hiện tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải muốn được cống hiến những gì đẹp đẽ nhất của mình cho cuộc đời một cách thầm lặng.(1) Khát vọng đó được thể hiện qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.(2) Đó là một hình ảnh khái quát xuyên suốt bài thơ có ý nghĩa biểu hiện cái đẹp của thiên nhiên, đất nước và cuộc sống.(3)Trong khổ thơ này, mùa xuân được xây dựng thành hình ảnh ẩn dụ nói lên khát vọng cống hiến của nhà thơ cho cuộc đời.(4)Ý thức rằng cá nhân chỉ là một phần tử nhỏ bé, nhà thơ mong ước mình là một mùa xuân nho nhỏ: đóng góp những gì đẹp đẽ nhất đời mình (như mùa xuân) nhưng vẫn khiêm nhường tự nhận là ít ỏi (nho nhỏ) thôi !(5) Hơn nữa, sự đóng góp ấy lại là “lặng lẽ”(không lời lẽ, không ồn ào) mà “dâng cho đời” (cho đi với tấm lòng kính cẩn, không màng báo đáp).(6)Khiêm tốn biết bao là ước nguyện cống hiến của nhà thơ Thanh Hải.(7)Bởi lẽ, con người ta rất dễ trở nên tự đắc, tự kiêu trước những đóng góp của mình.(8) Thông thường, người ta quan niệm khi ở “tuổi hai mươi” (hoán dụ cho tuổi trẻ) thì còn làm việc, đến “khi tóc bạc” (hoán dụ cho tuổi già”) thì nghỉ ngơi an hưởng.(9) Thậm chí có khi còn đòi hỏi người khác phải phục vụ, phải tưởng nhớ cho những cống hiến của mình.(10)Nhưng nhà thơ Thanh Hải lại quan niệm hoàn toàn khác: Với điệp từ “Dù là”, nhà thơ nhấn mạnh mùa xuân nho nhỏ hiến dâng bất chấp quy luật thời gian, khao khát cống hiến không chỉ là lúc tuổi hai mươi mà cả khi tóc bạc.(11)Cả khổ thơ là tâm nguyện chân thành cao đẹp của nhà thơ, là một lời nhắc nhở sâu sắc với mọi người về lẽ sống đáng để ghi nhớ và học tập.(12) Phần II: 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840). 2. Lời nói của nhà vua “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với phương Nam. Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang nội dung tương tự: Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành đã định tại sách trời (Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư) 3. Câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây chỉ là một số gợi ý để tham khảo : a.Biển đảo thiêng liêng của dân tộc. - Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. - Lãnh hải nước ta rộng gấp nhiều lần lãnh thổ và có tiềm năng kinh tế khổng lồ : ngư nghiệp, khai khoáng, vận tải biển - Từ xa xưa cha ông ta đã đổ mồ hôi xương máu để xác lập chủ quyền lãnh hải, chinh phục biển cả phục vụ cuộc sống. b.Suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. - Trách nhiệm bảo vệ biển đảo là của toàn dân ta nhưng trước hết thuộc về người chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam - Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, …Nên cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,… Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,… - Nhiệm vụ bảo vệ biển đảo nguy hiểm trùng trùng vì kẻ thù có nhiều tàu to, súng lớn, dã tâm xâm chiếm trắng trợn. - Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả. - Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả,… nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh. - Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp của sự hy sinh vì nghĩa lớn.

Tài liệu liên quan

  • KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 SỞ GD & ĐT BÌNH DƯƠNG KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 SỞ GD & ĐT BÌNH DƯƠNG
    • 5
    • 687
    • 5
  • KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2013-2014 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2013-2014 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
    • 3
    • 839
    • 3
  • KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN TIẾNG ANH KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN TIẾNG ANH
    • 1
    • 1
    • 3
  • ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN NGỮ VĂN KHÔNG CHUYÊN TỈNH BẠC LIÊU ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN NGỮ VĂN KHÔNG CHUYÊN TỈNH BẠC LIÊU
    • 2
    • 2
    • 4
  • De thi tuyen sinh lop 10 THPT nam hoc 2008-2009 mon VAN De thi tuyen sinh lop 10 THPT nam hoc 2008-2009 mon VAN
    • 1
    • 648
    • 1
  • Tài liệu KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2007-2008 Môn thi: Tiếng Anh pdf Tài liệu KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2007-2008 Môn thi: Tiếng Anh pdf
    • 9
    • 544
    • 1
  • KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2013 - 2014 - Môn Ngữ Văn potx KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2013 - 2014 - Môn Ngữ Văn potx
    • 3
    • 1
    • 2
  • ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013- 2014 Môn thi: TOÁN - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA docx ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013- 2014 Môn thi: TOÁN - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA docx
    • 4
    • 667
    • 8
  • ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013- 2014 Môn thi: TOÁN - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH pptx ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013- 2014 Môn thi: TOÁN - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH pptx
    • 3
    • 644
    • 5
  • KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 - MÔN TOÁN HỌC - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI doc KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 - MÔN TOÁN HỌC - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI doc
    • 2
    • 592
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(173.36 KB - 3 trang) - KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2013 - 2014 - Môn Ngữ Văn potx Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nốt Nhạc Trầm Trong Bài Thơ Có Nét Riêng Gì điều đó Thể Hiện ước Nguyện Nào Của Tác Giả