[KỸ THUẬT] Các Bước, Cách Di Chuyển Trong Bóng Chuyền Thi Đấu
Có thể bạn quan tâm
Trong bài viết kỳ này, mời các bạn đọc cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu các vị trí thi đấu trên sân bóng chuyền, kỹ thuật các bước, cách di chuyển trong bóng chuyền thi đấu. Đây chắc chắn sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn thêm am hiểu về bộ môn bóng chuyền và giúp các bạn chơi bóng chuyền tốt hơn.
Cùng theo dõi bài viết chi tiết bên dưới nhé!
1. Các vị trí thi đấu trên sân bóng chuyền
Trong môn thi đấu bóng chuyền da trong nhà sẽ có đội hình 6 người ra sân. Trong đó mỗi thành viên sẽ nắm một vai trò, vị trí khác nhau trong đội hình chiến thuật của đội.
Vị trí thi đấu trên sân của các cầu thủ bóng chuyền:
1.1 Vị trí Libero
Vị trí Libero là vị trí trong bóng chuyền không cần chiều cao quá tốt như các VĐV bóng chuyền khác và khi thi đấu sẽ được mặc trang phục khác màu so với các vị trí còn lại của đội. Vị trí Libero có thể thay thế bất kỳ vị trí nào trên sân trong một trận đấu nhưng mỗi đội chỉ có duy nhất một Libero trên sân.
Đây là vị trí đặc biệt và rất quan trọng của đội. Trên sân đấu, Libero không được phát bóng, chắn bóng hoặc định chắn bóng và không cần tham gia vào các đường tấn công mà chỉ cần chuyên tâm phòng thủ cho đội. Chính vì vậy, người chơi tại vị trí Libero thường có khả năng và kỹ thuật đỡ bóng bước 1 tốt, đồng thời có sự nhanh nhẹn, phản ứng nhanh trong mọi tình huống đối thủ tổ chức tấn công để giúp đội nhà giải nguy.
1.2 Vị trí chuyền 2
Vị trí chuyền 2 là chạm bóng thứ 2 trong các đường bóng của đội, có nhiệm vụ đưa bóng đến đúng vị trí các tay đập đánh bóng tấn công ghi điểm. Đây là vị trí cầu nối có nhiệm vụ điều phối, giữ nhịp trong các đợt tấn công của toàn đội nên cầu thủ chơi tại vị trí này được yêu cầu cần phải có sự nhanh nhẹn, tốc độ để di chuyển khắp mặt sân và cần có kỹ năng thật tốt để tạo ra những đường chuyền đưa đồng đội vào vị trí thuận lợi nhất để ghi điểm.
Vị trí chuyền 2 có thể trực tiếp đánh bóng sang phần sân đối phương mà không cần phối hợp với đồng đội nếu có cơ hội ghi điểm, điều này thường rất ít xảy ra mà chủ yếu là phối hợp cùng đồng đội.
>>> Xem ngay những sai lầm thường mắc phải khi đệm bóng thấp tay khi chơi bóng chuyền.
1.3 Vị trí phụ công (Middle blockers/Middle hitters)
Vị trí phụ công hay còn được gọi với cái tên khác là Middle blockers (tay chắn giữa) hoặc Middle hitters (tay đập giữa). Vị trí này cần phải có sự nhanh nhẹn, sức bật tốt và phải cân bằng giữa tấn công và phòng thủ cho đội.
Khi tấn công thì vị trí phụ công sẽ đứng gần và di chuyển xoay quanh vị trí chuyền 2 để phối hợp tạo các đường tấn công nhanh, chớp nhoáng. Còn khi ở trạng thái phòng thủ thì phụ công sẽ tham gia bật cao tạo một rào chắn sát lưới hoặc sát biên để chặn các đường bóng mà đối thủ tấn công sang phần sân đội mình.
Hiện nay, hầu hết các đội bóng chuyền từ bán chuyên đến chuyên nghiệp đều sử dụng 2 VĐV chơi ở vị trí phụ công để giúp đội cân bằng giữa tấn công và phòng thủ.
1.4 Vị trí chủ công (Outside hitters/Left side hitters)
Vị trí chủ công còn được gọi với tên khác là Outside hitters (tay đập ngoài/tay đập biên) hoặc Left side hitters (tay đập biên bên trái) tấn công từ phía bên trái cọc biên (antenna). Đây là tay đập chính, là chủ lực đảm nhiệm vai trò tấn công ghi điểm cho đội.
Cầu thủ chơi tại vị trí này sẽ phải có chiều cao, sức bật tốt và có những cú đập bóng uy lực gây khó khăn trong việc phòng ngự của đối thủ. Chủ công sẽ nhận các đường chuyền bóng từ vị trí chuyền 2 hoặc các pha bắt bóng bước 1 không tốt từ Libero và thực hiện các cú đập bóng để ghi điểm.
Trong các trận đấu bóng chuyền hiện nay, các đội thường lựa chọn 2 cầu thủ chơi tại vị chủ công để tạo sự đa dạng, khó đoán hơn trong các đợt tổ chức tấn công.
>>> Xem thêm các lỗi trong bóng chuyền “kinh điển” mà hầu hết mọi người chơi bóng chuyền đều mắc phải.
1.5 Vị trí đối chuyền (Opposite hitters/Right side hitters)
Vị trí đối chuyền còn được gọi là Opposite hitters hay Right side hitters (tay đập biên bên phải).
Đây là những cầu thủ có khả năng phán đoán tình huống tốt đảm nhiệm phòng thủ khu vực dưới lưới bằng cách bật cao tạo ra hàng rào chắn để chặn các cú đập bóng từ chủ lực bên phía đối thủ, đồng thời đóng vai trò như là một chuyền 2 khác của đội.
>>> Xem thêm kỹ thuật bóng chuyền cao tay đúng cách để tạo ra những đường bóng thuận lợi cho việc tổ chức tấn công.
2. Kỹ thuật các bước, cách di chuyển trong bóng chuyền
2.1 Khi nào đổi cầu trong bóng chuyền?
Đổi cầu là khái niệm chỉ đường đi của quả bóng qua các vị trí của một đội bóng chuyền, khi đổi cầu, vị trí của các thành viên trong đội cũng sẽ thay đổi. Có rất nhiều cách đổi cầu khác nhau tùy theo đội hình và chiến lược của mỗi đội. Mặc dù mỗi đội đều có thể lựa chọn cho mình cách đổi cầu khác nhau nhưng điều kiện tiên quyết là phải phù hợp với luật đổi cầu bóng chuyền đã quy định.
Cách đổi cầu trong bóng chuyền cũng chính là một chiến thuật khi chơi bóng chuyền. Do đó, khi cần chuyển đổi phương hướng tấn công hay phòng thủ thì các đội sẽ tiến hành đổi cầu theo đúng quy định của luật bóng chuyền.
Đội hình thi đấu bóng chuyền chỉ được di chuyển khi người phát bóng đã đánh chạm bóng sang phía đội đối thủ, sau khi bóng đã phát đi, các vận động viên có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân của mình và khu tự do.
>>> Xem thêm luật bóng chuyền thi đấu cập nhật mới nhất 2022.
2.2 Vị trí quy định trên sân của các cầu thủ bóng chuyền
Khi thi đấu, đội hình 6 người đứng thành hình tròn.
Vị trí quy định trên sân của các cầu thủ bóng chuyền:
- Vị trí số 1: Cầu thủ đứng ở góc dưới bên phải quy định là số 1 và cũng chính là người phát bóng.
- Vị trí số 2: Cầu thủ đứng ở bên phải hàng trên mang vị trí số 2.
- Vị trí số 3: Cầu thủ đứng ở giữa hàng trên cùng mang vị trí số 3.
- Vị trí số 4: Cầu thủ đứng ở bên trái hàng trên là vị trí số 4.
- Vị trí số 5: Cầu thủ đứng ở bên trái hàng sau là vị trí số 5.
- Vị trí số 6: Cầu thủ đứng ở giữa hàng sau là vị trí số 6.
Khi tính số theo hướng ngược chiều kim đồng hồ thì khi các cầu thủ di chuyển chúng ta sẽ nhận thấy các bước di chuyển theo hướng chiều kim đồng hồ quay.
2.3 Kỹ thuật các bước, cách di chuyển trong bóng chuyền khi đổi cầu
Khi thi đấu, hầu hết các đội thường chỉ sử dụng 1 cầu thủ chuyền 2 nên các các cầu thủ thường chạy đội hình để khi chuyền 2 ở hàng dưới có thể chạy lên chuyền bóng mà không bị trọng tài bắt lỗi vị trí.
Theo luật bóng chuyền mới nhất, khi đổi cầu, các cầu thủ cần di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Có nghĩa là cầu thủ lúc trước ở “vị trí 2” di chuyển tới “vị trí 1” và cứ tiếp tục, lần lượt như vậy.
>>> Xem thêm cách tính điểm bóng chuyền trong thi đấu chuyên nghiệp.
2.4 Các đội hình phổ biến trong thi đấu bóng chuyền
Hiện nay, có 2 đội hình thi đấu tiêu chuẩn phổ biến nhất trong bóng chuyền là đội hình 4-2 và đội hình 5-1. Đội bóng sẽ sắp xếp đội hình tùy thuộc vào số lượng các tay đập và chuyền 2 có mặt trên sân.
Đội hình 4-2 là đội hình cơ bản thường được dùng trong những đội bóng chuyền mới chơi còn đội hình 5-1 lại là đội hình phổ biến ở các đội bóng chuyền đẳng cấp cao hơn.
2.4.1 Đội hình bóng chuyền 4-2
Đội hình 4-2 có 4 tay đập và 2 chuyền 2. Trong đội hình quốc tế, chuyền 2 sẽ có nhiệm vụ chuyền bóng từ vị trí bên phải và đội hình này cũng dễ dàng có thể chuyển thành các đội hình tấn công khác.
Các chuyền 2 sẽ xếp hàng đối diện nhau trong những lần quay vòng đội hình, hàng tiêu biểu thường có hai vận động viên đảm nhiệm vị trí chủ công (Outside Hitter).
Sơ đồ thi đấu này giúp phát huy lối chơi sở trường của mỗi thành viên và tạo sự phối hợp nhịp nhàng nhất.
2.4.2 Đội hình bóng chuyền 5-1
Đội hình bóng chuyền 5-1 chỉ có một vị trí làm nhiệm vụ chuyền 2 ngay cả khi quay vòng đội hình, người đứng đối diện với chuyền 2 trong vòng quay 5-1 được là Opposite Hitter (chủ công). Chủ công có thể được dùng như phương án tấn công thứ 2 (back-row attack) khi chuyền 2 đang ở hàng trên. Đây chính là phương án thường được sử dụng để tăng sức tấn công.
Thông thường, chủ công chính là người có nhiều kĩ năng tấn công tốt nhất trong cả đội. Back-row attack thường ở vị trí số 1 (bên phải hàng sau) nhưng lại có khả năng tăng khả năng chơi bóng của vị trí số 6 trong bóng chuyền.
2.4.3 Lưu ý
Trong thi đấu bóng chuyền, chúng ta thấy mỗi đội đều có một cầu thủ mặc đồ khác với những cầu thủ còn lại. Cầu thủ này hoạt động ở vị trí Libero và có kỹ năng phòng thủ đặc biệt tốt. Cầu thủ này đảm nhiệm vai trò như một cầu thủ hàng sau và không được phép đập bóng tấn công ở bất kỳ vị trí nào trên sân.
Đây cũng là cầu thủ không nhất thiết có chiều cao tương đồng với các cầu thủ còn lại. Ở một số đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam, vị trí Libero là cầu thủ có thân hình khá nhỏ nhắn nhưng kỹ năng phòng thủ vô cùng tốt và linh hoạt.
Theo luật thay người của bóng chuyền, thay Libero không tính là thay người thông thường và không giới hạn số lần thay vào- ra của Libero với vận động viên hàng sau của đội nhưng giữa hai lần thay của Libero phải qua một pha bóng.
3. Tổng kết
Trên đây là tổng hợp các vị trí trên sân của các cầu thủ bóng chuyền, kỹ thuật các bước, cách di chuyển trong bóng chuyền. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn và giúp các bạn chơi bóng chuyền tốt hơn.
Nếu bạn có nhu cầu mua quả bóng chuyền, lưới bóng chuyền và các dụng cụ tập bóng chuyền chất lượng tốt, giá rẻ hãy tới ngay Đông Á Sport để lựa chọn những sản phẩm tốt nhất với giá bán tốt nhất!
Hotline hỗ trợ miễn phí 24/7: 0976.066.222
Hoặc các bạn có thể tới trực tiếp các của hàng Đông Á Sport:
- Địa chỉ: 43 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Địa chỉ: Số 10 đường Trần Trọng Cung, P. Tân Thuận Đông, Q7, TP.HCM.
Từ khóa » Vị Trí đánh Bóng Chuyền
-
Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền Và Cách Sắp Xếp đội Hình Thi đấu !
-
Các Vị Trí Trên Sân Bóng Chuyền Và Chiến Thuật Thi đấu Cần Biết !
-
Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền Và Những Vấn đề Cần Biết
-
Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền Và Chiến Thuật Bóng Chuyền - Elipsport
-
Các Vị Trí Trong Môn Bóng Chuyền - Thể Thao Phủi
-
[Tìm Hiểu] Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền & Một Số đội Hình Thi đấu
-
Bóng Chuyền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vị Trí Của Những Người Chơi Bóng Chuyền Xuất Sắc Nhất Là Gì?
-
Luật Chơi Bóng Chuyền
-
Điều Cần Biết Về Các Vị Trí Trong Bóng Chuyền Thi đấu Chuyên Nghiệp
-
Cách đổi Cầu Trong Bóng Chuyền Chuyên Nghiệp Và đúng Luật định
-
Vị Trí Và Cách Thức Thi Đấu Trong BÓng Chuyền - Móm TV Reaction