[KỸ THUẬT] Cách Nhảy Xa Kiểu Ngồi, Kiểu Ưỡn Thân Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
- 1. Kỹ thuật cách nhảy xa kiểu ưỡn thân hiệu quả
- 1.1 Giai đoạn chạy đà
- 1.2 Giai đoạn giậm nhảy
- 1.3 Giai đoạn bay người trên không
- 1.4. Giai đoạn tiếp đất
- 2. Kỹ thuật cách nhảy xa kiểu ngồi hiệu quả
- 2.1 Giai đoạn chạy đà
- 2.2 Giai đoạn giậm nhảy
- 2.3. Giai đoạn bay người trên không
- 2.4 Giai đoạn tiếp đất
- 3. Kỷ lục nhảy xa của thế giới
- 3.1 Kỷ lục nhảy xa nam
- 3.2 Kỷ lục nhảy xa nữ
- 4. Tổng kết
Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi và kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân hiệu quả, giúp bạn đạt thành tích tốt nhất trong các bài kiểm tra thể dục hay trong thi đấu thể dục thể thao.
Xem chi tiết bên dưới bài viết nhé.
1. Kỹ thuật cách nhảy xa kiểu ưỡn thân hiệu quả
1.1 Giai đoạn chạy đà
Để thực hiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân hiệu quả, các bạn cần chú trọng đến bước chạy đà. Mục tiêu của bước chạy đà là tăng tốc dần dần đến tốc độ tối đa để chuẩn bị cho bước giậm nhảy, tốc độ khi chạy đà càng lớn thì quỹ đạo bay người sẽ càng dài.
Đối với người mới bắt đầu, khoảng cách chạy đà có thể thay đổi từ 12 đến 19 bước, còn đối với các vận động viên hay những người đã tập luyện nhảy xa thường xuyên thì sẽ chạy với khoảng cách dài hơn, từ 20 đến 22 bước.
Các bạn là nên đếm số bước chạy đà trước khi thực hiện chạy. Khoảng cách chạy đà tùy thuộc vào kỹ thuật chạy nước rút và mức độ điều tiết bước chân của người chạy. Kiểm soát và phối hợp trong cách chạy đà là rất quan trọng vì chúng ta cần tiến gần đến vị trí giậm nhảy nhất có thể mà không vượt qua khỏi vạch mức cho phép bằng bất kỳ bộ phận nào của bàn chân.
>>> Bạn có biết, đường chạy đà trong nhảy xa dài bao nhiêu mét?
1.2 Giai đoạn giậm nhảy
Giậm nhảy là một trong những kỹ thuật nhảy xa các bạn cần lưu ý bởi đây là phần mà dễ bị phạm quy nhất. Hai bước chân cuối cùng cực kỳ quan trọng vì chúng quyết định vận tốc mà bạn sẽ giậm vào vị trí giậm nhảy.
Bước chân gần cuối sẽ có chiều dài dài hơn bước chân cuối cùng vì cơ thể đang bắt đầu nâng cao trọng tâm để chuẩn bị cho bước giậm nhảy và treo người trên không.
Khi giậm nhảy, người các bạn nên thực hiện kết hợp với động tác đánh tay ra sau đẻ tăng thêm lực đẩy người ưỡn ngực về phía trước và góc giậm nhảy được khuyên là nên rơi vào khoảng 70 độ.
>>> Xem thêm kích thước ván giậm nhảy là bao nhiêu?
1.3 Giai đoạn bay người trên không
Giai đoạn bay người trên không là 1 trong những phần kỹ thuật nhảy xa quan trọng. Để giai đoạn bay người trên không tốt thì ở giai đoạn giậm nhảy các bạn nên đặt bàn chân bằng phẳng trên mặt đất, bởi vì việc nhảy nhón gót hoặc mũi chân đều ảnh hưởng xấu đến bước nhảy, làm giảm vận tốc và làm căng các khớp.
Khi bay người trên không, các bạn sẽ đánh tay ra phía sau thật mạnh, đồng thời ưỡn ngực ra sau để tạo cho cơ thể 1 hình vòng cung.
1.4. Giai đoạn tiếp đất
Một khi cơ thể ở trên không, chúng ta không thể làm gì để thay đổi hướng của mình. Tuy nhiên các kỹ thuật nhất định ảnh hưởng đến việc hạ cánh của vận động viên có thể có tác động đến khoảng cách đo được. Ví dụ, nếu các bạn tiếp đất bằng chân trước nhưng lại ngã về phía sau do không giữ thăng bằng thì khoảng cách thấp hơn sẽ được đo chứ không phải đo từ vị trí chân trước tiếp đất.
Chính vì vậy khi tiếp đất, bạn chú ý ngã thân trên về phía trước để tránh làm mất thăng bằng. Bên cạnh đó, để tránh gặp những chấn thương khi thực hiện kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân thì khi chuẩn bị tiếp đất các bạn nên chùng gối xuống thấp.
2. Kỹ thuật cách nhảy xa kiểu ngồi hiệu quả
2.1 Giai đoạn chạy đà
Ở bước chạy đà của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi, các bạn sẽ thực hiện giống với kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân. Các bạn cần chú trọng đến tốc độ chạy. Các bạn có thể chạy chậm khi bắt đầu và tăng dần tốc độ ở những bước cuối hoặc cũng có thể chạy nhanh ngay từ khi bắt đầu, giữ nguyên tốc độ rồi bứt tốc ở những bước cuối.
Dù là chạy đà theo cách nào thì bạn cũng nên tập luyện thật kỹ để thuần thục nó và lưu ý đến số bước chạy đà. Các bạn nên đếm trước số bước chân để khi chạy đà không bị thừa hay thiếu bởi nếu thiếu bước chạy đà có thể sẽ làm cho bước giậm nhảy không đúng vị trí giậm nhảy và thành tích sẽ bị rút ngắn đi còn nếu thừa bước chạy đà rất có thể bước giậm nhảy của bạn vượt qua khỏi vạch mức quy định và phạm quy.
>>> Xem ngay các trường hợp phạm quy trong nhảy xa mà bạn phải biết.
2.2 Giai đoạn giậm nhảy
Nhảy xa kiểu ngồi cũng rất quan trọng quá trình giậm nhảy. Thời điểm các bạn đặt chân lên ván giậm nhảy thì đùi của chân giậm phải chủ động ép về phía sau rồi đặt cả bàn chân của bạn vào ván giậm.
Khi chân giậm rời khỏi ván giậm nhảy, phần chân lăng gập lại rồi đá mạnh từ sau lên trước và lên trên đồng thời phần chân giậm sẽ duỗi hết tất cả các khớp ra để bật thân lên trên.
Kết thúc giai đoạn giậm nhảy là khi cơ thể bước vào tư thế bay trên không, khi này phần đùi của chân lăng và phần thân trên sẽ tạo thành 1 góc 90 độ, phần gối co lại khoảng 83 độ.
2.3. Giai đoạn bay người trên không
Sau bước giậm nhảy, các bạn sẽ chuyển sang giai đoạn bay người trên không. Lúc này, các bạn cần đưa cả 2 chân về phía trước, đồng thời kéo gối co lên gần sát ngực, tay sẽ đánh lên cao và đưa ra sau để tạo lực đẩy cả cơ thể về phía trước.
2.4 Giai đoạn tiếp đất
Khi bạn chuẩn bị tiếp đất, các bạn sẽ hạ thấp người xuống với đầu gối hơi cong lại để tránh làm tổn thương cho đôi chân. Các bạn lưu ý là nên tiếp đất bằng cả 2 chân cùng 1 lúc để san sẻ áp lực và nên tiếp đất trong tư thế hướng thân trên về phía trước để không làm ảnh hưởng đến thành tích nhảy xa khi đo.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Luật nhảy xa quy định bởi liên đoàn điền kinh thế giới.
3. Kỷ lục nhảy xa của thế giới
3.1 Kỷ lục nhảy xa nam
Kỷ lục nhảy xa thế giới dành cho nam là 8.95 m do Mike Powell – vận động viên Mỹ đạt được ngày 30/8/1991 tại giải IAAF World Championships in Athletics 1991 được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản.
3.2 Kỷ lục nhảy xa nữ
Kỷ Lục nhảy xa thế giới dành cho nữ là 7.52 m do Galina Chistyakova – vận động viên Liên Xô đạt được ngày 11/6/1988 tại giải Brothers Znamensky Memorial được tổ chức tại Leningrad, Liên bang Soviet.
4. Tổng kết
Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật cách nhảy xa kiểu ngồi và kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân hiệu quả. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên.
Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
>>> Xem thêm 50+ thiết bị thể dục thể thao trường học bạn có thể tập luyện ngay tại nhà trước mỗi kỳ kiểm tra.
Chia sẻ: Câu hỏi thường gặpKỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi gồm mấy bước?
Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi sẽ bao gồm 4 bước chính là chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất.
Chạy đà trong nhảy xa bao nhiêu bước thì tốt nhất?
Đối với người mới bắt đầu, khoảng cách chạy đà có thể thay đổi từ 12 đến 19 bước, còn đối với các vận động viên hay những người đã tập luyện nhảy xa thường xuyên thì sẽ chạy với khoảng cách dài hơn, từ 20 đến 22 bước.
Nhận Xét Của Khách Hàng 1 1 vote Article Rating Subscribe Login Notify of new follow-up comments new replies to my comments Label {} [+] Name* Email* Website Label {} [+] Name* Email* Website 0 Comments Inline Feedbacks View all commentsCùng chuyên mục
Chạy Tiếp Sức Là Gì? Có Mấy Giai Đoạn? Các Kỹ Thuật Chạy Tiếp Sức
Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu chạy tiếp sức là gì? Chạy...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
Chạy Bền Là Gì? Có Mấy Giai Đoạn Và Gồm Những Cự Ly Nào?
Bạn có biết, chạy bền là gì? Lợi ích, tác dụng của chạy bền đối với sức khỏe...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
[ĐÃ KIỂM CHỨNG] 15+ Lợi Ích, Tác Dụng Của Chơi Thể Thao Tuyệt Vời
Ai cũng biết, thường xuyên chơi thể thao mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe....Thể Thao Đông Á
04/04/2022
Chạy Bền Có Tăng Chiều Cao, Giảm Cân Không? Cách Chạy Bền Hiệu Quả Nhất
Bạn có biết, chạy bền có tăng chiều cao không? Chạy bền có giảm cân không? Chạy bền...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
Chạy Nhanh Là Gì? Có Mấy Giai Đoạn? Cách Chạy Nhanh Mà Không Mệt
Bạn có biết, chạy nhanh là gì? Chạy nhanh có mấy giai đoạn? Cách chạy nhanh mà không...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
[TỔNG HỢP] Tất Cả Những Trường Hợp Phạm Quy Trong Nhảy Xa
Nhảy xa là một môn thể thao thi đấu trong bộ môn điền kinh và cũng là một...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
Nhảy Xa Là Gì? Nhảy Xa Có Mấy Giai Đoạn? Luật Nhảy Xa Như Thế Nào
Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu nhảy xa là gì? Nhảy xa...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
Kích Thước, Chiều Dài Hố Nhảy Xa, Ván Giậm Nhảy Là Bao Nhiêu?
Bạn có biết, kích thước, chiều dài hố nhảy xa, kích thước ván giậm nhảy tiêu chuẩn thi...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
Chạy 100m Thuộc Cự Ly Chạy Nào? Kỹ Thuật Chạy 100m Không Mệt
Bạn có biết, chạy 100m thuộc cự ly chạy nào? Kỹ thuật chạy 100m hiệu quả, không mệt...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
Có Mấy Cách Đóng Bàn Đạp? Trình Bày Các Cách Đóng Bàn Đạp
Bạn có biết, có mấy cách đóng bàn đạp? Trình bày các cách đóng bàn đạp? Cùng Thể...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
[LỜI GIẢI] Khái Niệm Sức Nhanh Là Gì? Cho Ví Dụ Về Sức Nhanh
Trong bài viết kỳ này, cùng Thể Thao Đông Á tìm hiểu sức nhanh là gì? Cho ví...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
Kích Thước Đệm Nhảy Cao Trường Học, Nệm Nhảy Cao Loại Nào Tốt?
Bạn có biết kích thước đệm nhảy cao trường học là bao nhiêu? Nệm nhảy cao trường học...Thể Thao Đông Á
04/04/2022
Top những công ty thiết kế web tại Hà Nội uy tín nhất hiện nay Top công ty thiết kế website giá rẻ uy tín đáng chọn nhất hiện nay wpDiscuzInsertTừ khóa » Các Giai đoạn Của Nhảy Xa Kiểu Ngồi
-
Kỹ Thuật Nhảy Xa Kiểu Ngồi, ưỡn Thân để đạt Thành Tích Cao - Elipsport
-
Kỹ Thuật Nhảy Xa Kiểu Ngồi Gồm Mấy Giai đoạn? - TopLoigiai
-
Kỹ Thuật Nhảy Xa & Quy định Về Nhảy Xa
-
Nhảy Xa Gồm Mấy Giai đoạn, Nói Tên Các Giai đoạn? - Thể Dục Lớp 8
-
Nhảy Xa Là Gì? Nhảy Xa Có Mấy Giai Đoạn? Luật Nhảy Xa Như ...
-
Nhảy Xa Kiểu Ngồi Có Bao Nhiêu Giai đoạn? - Học Tốt
-
Nhảy Xa Kiểu Ngồi Có Mấy Giai đoạn? Quy định Nhảy Xa Là Gì?
-
Nhảy Xa Kiểu Ngồi Có Bao Nhiêu Giai đoạn? - Cẩm Nang Hải Phòng
-
Kỹ Thuật Nhảy Xa Có Mấy Giai đoạn (Kiểu Ngồi Và Uốn Thân)
-
Kỹ Thuật Nhảy Xa Kiểu Ngồi Gồm Mấy Giai đoạn Giai đoạn Nào Quan ...
-
Kỹ Thuật Nhảy Xa Kiểu Ngồi, Phân Tích Của Dân Chuyên Nghiệp
-
Kỷ Thuật Nhảy Xa Kiểu Ngồi - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phân Tích 4 Giai đoạn Của Kỹ Thuật Nhảy Xa Kiểu Ngồi? Câu Hỏi 3960001
-
Kĩ Thuật Nhảy Xa Chia Làm Mấy Giai đoạn? Giai đoạn Nào Quan Trọng ...