Kỹ Thuật Căn đường Khi Lái Xe ô Tô Không Phải Ai Cũng Biết

Kỹ thuật căn đường khi lái xe ô tô bao gồm giữ khoảng cách an toàn và phán đoán vị trí, hướng di chuyển của các phương tiện khác và cách tránh xe, vượt chướng ngại vật hiệu quả. Để có thể nắm vững những kỹ năng cơ bản, hãy cùng theo dõi bài viết về  mẹo căn đường khi lái xemà Hocthilaixe.com đã tổng hợp và chia sẻ cho bạn.

 

Tầm quan trọng của việc giữ khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô

 

Thiếu khoảng cách an toàn, hiểm họa rất gần!

 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, nhất là tai nạn liên hoàn xuất phát từ việc lái xe không giữ khoảng cách an toàn với xe trước.

 

Thiếu khoảng cách an toàn gây hiểm họa

 

Do chạy nối đuôi nhau quá gần, một khi xảy ra tình huống bất ngờ như xe trước phanh gấp, rẻ hay gặp va chạm… sẽ không có đủ thời gian để đưa ra phản ứng kịp thời, cũng không đủ quãng đường để phanh an toàn và dừng xe lại, tai nạn xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

 

>>> TÌM HIỂU NGAY: Học phí học bằng lái xe ô tô 2023 ĐÚNG CHUẨN là bao nhiêu? Đây điều mà nhiều người quan tâm nhất vì ông bà ta vẫn nói đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn và muốn mua cái gì cũng phải nên tham khảo giá để tránh bị hớ , bị lừa.

 

Thiếu khoảng cách an toàn, coi chừng bị phạt!

 

Tại Điều 12 thông tư 91/2015/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.3.2016, khoảng cách an toàn giữa hai xe được quy định cho các loại đường được quy định như sau:

 

Đối với mặt đường khô ráo, việc giữ khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô ứng với mỗi mức tốc độ dưới đây:

 

Tốc độ lưu hành (Km/giờ) Khoảng cách an toàn (m)
60 35
Trên 60 đến 80 55
Trên 80 đến 100 70
Trên 100 đến 120 100

 

Nếu trời mưa, sương mù, đường trơn trượt, quanh co đèo dốc, người lái tự chủ động điều chỉnh khoảng cách lái xe an toàn phù hợp với xe chạy liền trước, và phải lớn hơn khoảng cách an toàn tối thiểu ghi trên biển báo hoặc quy định như bảng trên.

 

 

>>>Xem Ngay: Lái ô tô trong thành phố đông đúc, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm là nỗi “ám ảnh” của các bác tài nhất là những tài xế còn non kinh nghiệm.   

 

Trong trường hợp điều khiển phương tiện chạy ở tốc độ dưới 60 km/giờ, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe chủ động giữ khoảng cách phù hợp với xe liền trước sao cho an toàn nhất, khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện và tình hình giao thông thực tế.

 

Linh hoạt khi áp dụng quy tắc 2 giây

 

Mức xử phạt về cách căn đường khi lái xe ô tô quy định tại điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng khi không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc.
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông.

 

>>> BỎ TÚI NGAY: MẸO thi sa hình B2 MỚI NHẤT được tổng hợp từ các CHUYÊN GIA giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình học và thi bằng lái.

 

Cách căn đường lái xe ô tô đúng kỹ thuật khi lái xe ô tô dành cho tài mới

 

Canh xe 2 bánh phía trước 

 

Kỹ thuật căn đường khi lái xe ô tô khi đỗ xe ở nhà hoặc lấy xe máy ra đặt trước mũi xe độ khoảng 1m. Khi ngồi vào ghế lái, xem mình nhìn được đến phần nào của đuôi xe máy. Nếu là xe 7 chỗ thì thường người lái sẽ thấy xe 2 bánh bị che tới mép trên biển số.

 

Canh xe 2 bánh phía trước 

 

Từ đó suy ra khi đi ra đường, nếu đằng trước là xe 2 bánh thì phải canh lúc nào thấy mũi xe che tới mép trên bảng số xe 2 bánh là phải dừng.

 

Cách căn xe ô tô bên phải

 

Tương tự như trên, kỹ thuật căn đường khi lái xe ô tô thì người lái đặt xe 2 bánh sang góc phải phía trước để nhìn quen xem ở mỗi góc thì khoảng cách an toàn tới đâu. Ví dụ, thông thường thì người lái nhìn thấy thắt lưng người lái 2 bánh nếu xe đó ngang mũi xe mình, còn nếu 2 bánh ở phía trước nữa thì chỉ nhìn thấy đầu gối.

 

>>> CẬP NHẬP NGAY: Luật học thi bằng lái xe máy MỚI NHẤT chuẩn quy định của Bộ GTVT 

 

Canh xe 2 bánh bên phải 

 

Canh ô tô phía trước 

 

Thử tìm một chiếc ô tô đang đỗ ngoài đường và đứng sau xe đó. Ban đầu chưa quen thì đỗ cách một khoảng. Người lái thử nhìn xem mình nhìn thấy tới đâu với phần sau xe đó, xuống xe kiểm tra rồi di chuyển tới lui cho đến khi canh được.

 

Thường thì nếu người lái thấy mép dưới bảng số xe 7 chỗ hoặc mép trên bảng số xe 4 chỗ là xe cách họ độ 1m, thấy bánh sau của họ là cách khoảng 2m, thấy bánh xe họ tiếp đất là khoảng 3m.

 

Canh ô tô phía trước 

 

Khi chạy ngoài đường đông xe hoặc ùn tắc thì nên giữ khoảng cách 1m (thấy sát mép dưới bảng số xe 7 chỗ hoặc mép trên bảng số xe 4 chỗ) để xe 2 bánh không chen vào được. Nếu người lái đang đỗ sau xe khác mà cần quay đầu xe ra thì nên lui tới lúc nhìn thấy bánh sau của xe trước đó là kinh nghiệm căn đường khi lái xe ô tôchuẩn.

 

>>> Bao nhiêu tuổi được học lái xe? Người già có được thi GPLX không? XEM NGAY: Giới hạn độ tuổi học lái xe ô tô MỚI NHẤT ở Việt Nam không phải ai cũng biết

 

Canh phía sau khi lùi hoặc đỗ

 

Hiện nay, có một số mẫu xe được trang bị camera sau giúp hỗ trợ lùi hoặc đỗ xe nên sẽ phát ra âm thanh và tiếng kêu nhằm cảnh báo khoảng cách an toàn.

 

Canh phía sau khi lùi hoặc đỗ

 

Nếu không có camera hay cảm biến thì tốt nhất nên nhờ người khác canh hộ, hạn chế theo cảm tính quen thuộc chuyển lùi tới cho phù hợp hoặc nhờ người canh hộ. Với người mới học lái thì kỹ thuật căn đường khi lái xe ô tô là nên chụp ảnh lại các trường hợp gặp thực tế về canh khoảng cách, để làm tư liệu ghi nhớ cho bản thân và không quên “ôn bài” thường xuyên.

 

>>> Xem Ngay: Với điều kiện giao thông Việt Nam, người mới lái phải trải nghiệm nhiều cung đường với địa hình khác nhau để trau dồi kinh nghiệm lái ô tô. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lái xe an toàn nếu chịu khó tập luyện. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người mới lái nên lưu ý khi điều khiển ô tô.

 

Căn khoảng trống an toàn hai bên

 

Khi di chuyển thông thường, đối với kỹ thuật căn đường khi lái xe ô tô cần ít nhất 1 mét khoảng trống an toàn mỗi bên. Nới rộng khoảng cách rộng nhất có thể khi chạy với tốc độ cao, tầm quan sát bị hạn chế hoặc vượt người đi bộ, đi xe đạp.

 

>>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Sự thật TÉ NGỬA đằng sau câu chuyện Học Bằng Lái Xe Ô Tô B2

 

Căn khoảng trống an toàn hai bên

 

Kỹ thuật canh đường cực chuẩn cần áp dụng khi lưu thông

 

Phán đoán vị trí của xe đi trên đường

 

Xe đi ở phần đường bên phải

 

Điểm căn được xác định là vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường, lệch sang bên phải so với tim đường là xe đang đi sang phần đường bên phải. Vị trí người lái càng cách xa trục tim đường về bên phải thì xe càng đi sang phần đường bên phải nhiều hơn.

 

Phán đoán xe đi ở phần đường bên phải

 

Xe đi giữa đường

 

Khoảng căn đường khi lái xe được xác định là vị trí của người lái lệch sang bên trái tim đường và cách bên trái tim đường 35- 45 cm.Nếu người lái thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường là xe đang đi ở đúng giữa đường.

 

Xe đi sang phần đường bên trái

 

Điểm căn hay khoảng cách căn đường chính xác cho người mới lái xe được xác định là vị trí của người lái lệch hẳn sang bên trái tim đường và cách tim đường lớn hơn 45 cm. Nếu người lái càng cách xa trục đường về phía bên trái thì xe càng đi sang phần đường bên trái nhiều hơn.

 

Nên học bằng lái xe ô tô B2 hay bằng lái xe tải hạng C? > LẬT TẨY CHIÊU TRÒ: Học lái xe B2 bao đậu 100% - lời CAM KẾT chắc như "đinh đóng cột" của nhiều trung tâm.

 

Cách lái xe tránh nhau

 

Tránh nhau trên đường 

 

Trong khoảng cách tối thiểu từ 100-200 m, cả hai xe đều phải giảm tốc độ. Khi đó, lái xe phải chia đường làm hai phần và điều khiển xe mình đi đúng phần đường tưởng tượng của xe mình.

 

Tránh nhau trên đường 

 

Chia phần đường tưởng tượng đó làm 3 phần bằng nhau thì điểm căn từ tâm người lái chiếu với tâm vành tay lái xuống đường trùng với đường phân chia 1/3 thứ nhất tính từ tim đường ra.

 

Kỹ thuật tránh xe trên đường hẹp

 

Khi tránh nhau trên đường hẹp, hai xe đều phải giảm tốc độ, phía bên xe nào rộng thì nên chủ động dừng xe trước, không nên cố đi vào đường hẹp gây cản trở giao thông.

 

Khi đỗ xe để nhường đường cho xe khác phải đỗ ngay ngắn, không nên đỗ chéo đường, chếch đầu vào hoặc quay thùng xe ra ngoài. Trong giai đoạn tránh nhau giữa các xe không nên đổi số, hai tay cầm vững tay lái và điều khiển xe đi cho chính xác.

 

>>>  XEM NGAY: 7 MẸO quay đầu xe AN TOÀN trên đường hẹp để hạn chế những "vết thương" cho cô nàng vợ hai bốn bánh.

 

Kỹ thuật tránh ổ gà và chướng ngại vật trên đường

 

Căn cứ vào vết bánh xe trước bên trái và vị trí người lái và dựa vào vị trí người lái phía trong của lốp trước bên trái. Nếu lấy tâm người lái chiếu thẳng tâm của cánh tay trái xuống mặt đường thích cách vết xe trước bên trái 10-15 cm.

 

Kỹ thuật tránh ổ gà và chướng ngại vật trên đường

 

Qua bài viết mà Học Thi Lái Xe đã tổng hợp về kỹ thuật căn đường khi lái xe ô tô, từ những kỹ thuật đơn giản cho đến những kinh nghiệm khi lái xe, hy vọng bạn sẽ thích bài viết này và chia sẻ đến mọi người xung quanh nhé!

 

Nguồn: Tổng Hợp

Từ khóa » Cách Căn Bánh Xe ô Tô