Kỹ Thuật Cắt Tỉa Dọn Gốc Cho Cây Dâu Tây

Kỹ thuật Cắt tỉa dọn gốc cho cây dâu tây:

– NGẮT LÁ : 

Cây dâu tây thường xuyên thay đổi lá, mật độ lá lý tưởng cho cây dâu tây chỉ khoảng từ 6-8 lá, khi cây nhiều lá ta nên ngắt bớt lá già.

Khi lá cây có hiện tượng cháy lá do vận chuyển đường xa hoặc do mất cân bằng dinh dưỡng ngoài việc bổ xung chất và nước cho cây ta cũng cần ngắt bỏ lá bị tổn thương để cây lên lá mới tiếp tục phát triển.

Cách ngắt lá : ngắt cách gốc khoảng 5cm để tránh hiện tượng:

  • Nấm xâm nhập ngược vào gốc gây thối rễ,
  • Hư búp non,
  • Ảnh hưởng sự phất triển của cây nếu nặng dẫn đến chết cây.

– CÁCH TỈA BÔNG:

Cây dâu tây tuỳ thuộc loại giống cây, chất dinh dưỡng.

Cách chăm sóc có thể cho bông đơn hoặc bông chùm, khi cây có quá nhiều bông nên ngắt bớt để cây tập trung chất cho quả lý tưởng từ 4-6 bông.

Nên tỉa bớt các bông hỏng không đậu trái

(do độ ẩm không khí quá cao, do côn trùng đốt bông gây thúi bông hoặc do người chăm sóc tưới nước vào bông trong thời gian thụ phấn gây dị dạng quả).

sau đó tỉa bớt các bông nhỏ hoặc dị dạng sao cho đạt mức cây có thể cung cấp đủ chất nuôi quả.

– SAU KHI THU HOẠCH:

Ngắt cuốn quả cách gốc 5cm như đối với lá, bón phân và tưới nước đầy đủ chờ ra đợt bông mới.

CHÚ Ý: Cây dâu ra hoa lưỡng tính là cây tự thụ phấn nên tránh tưới nước vào hoa.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Dâu Tây:

Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li…

Cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh.

Nếu trồng bằng chậu nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.

Phân bón:

Lượng phân bón cho 1 ha:

  • Phân chuồng hoai: 40-50m3;
  • Phân hữu cơ vi sinh: 1.000-2.000 kg;
  • Phân hóa học (lượng nguyên chất): 100kg N-120kg P2O5-120kg K2O; MgSO4: 40kg; Boric: 80kg.

Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn tương đương.

  • Ure: 217kg;
  • super lân: 750 kg; KCl: 200kg.

Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón:

  • 20 kg ure,
  • 20 kg kali.
  • Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.

Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hoặc hơn.

Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng,

nên bổ sung phân qua lá, định kỳ 10-15 ngày xịt 01 lần.

Bón phân theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, chu kỳ ra trái của cây dâu.

=>>> Xem thêm: Kỹ Thuật Trồng Cây Dâu Tây

Ngoài ra, hãy thường xuyên truy cập Siêu Thị Nhà Nông để đọc thêm những thông tin hữu ích cho mình bạn nhé!

Siêu Thị Nhà Nông tự hào cung cấp giống cây trồng Nông lâm nghiệp; Cây ăn trái – Hoa kiểng – Hạt giống rau, hoa. Uy tín, chất lượng theo phương châm “Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống”, cùng sứ mệnh: ✔ Xây dựng một địa chỉ cung cấp các sản phẩm, uy tín tin cậy cho nhà nông; ✔ Đồng hành với nhà nông nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp xanh – Rau trái sạch. ——————– ? LIÊN HỆ CÔNG TY CỔ PHẦN SIÊU THỊ NHÀ NÔNG ♻️ Niềm tin nhà nông – Nâng tầm cuộc sống ? 0977.35.42.79 ✉️ info@sieuthinhanong.com.vn ? Lâm Đồng: Quốc lộ 55, Thôn 3, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng. ? Đắk Nông: Quốc lộ 14, Thôn 6, Kiến Thành, Đắk R’Lấp, Đắk Nông. Xem thêm:
  • THƯ CHÚC GIÁNG SINH NĂM 2022
  • Cây Cà tím – Rau trái sạch
  • Phong Lá Đỏ Nhật Bản Khi Trồng Ở Việt Nam có được không?
  • Cây ăn trái theo mùa Giống cây chôm chôm
  • Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19

Từ khóa » Tỉa Lá Dâu Tây