Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cà Chua - Bấm Xem Ngay Nhé

Rate this post

Cà chua là loại quả bình dân xuất hiện trong hầu hết bữa cơm của mọi gia đình. Là loại quả chứa nhiều vitamin, khoáng, chất dinh dưỡng và rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Ví dụ như cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, bàng quang.

Chăm sóc da, tóc khỏe đẹp, tăng cường hệ miễn dịch. Còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ, hiệu quả kinh tế. Vậy làm thế nào để có cà chua sạch, chất lượng, bài dưới đây chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây cà chua. Bà viết này, Sumo Nhật Việt sẽ chia sẻ cho bà con về kỹ thuật chăm sóc cây cà chua.

Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua
Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua

Mục lục

Toggle
  • 1. Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua
    • 1.1 Tưới nước
    • 1.2 Vun xới
    • 1.3 Làm giàn
    • 1.4 Bấm ngọn tỉa cành
    • 1.5 Bón phân.
    • 2. Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua và biện pháp phòng trừ bệnh hại
    • 2.1 Sâu đục trái cà chua 
    • 2.2 Sâu khoang
    • 2.3 Bệnh chết cây con
    • 2.4 Bệnh mốc sương
    • 2.5 Héo rũ chết vàng
  • 3. Thu hoạch

1. Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua

Cà chua có thể trồng được quanh năm, trồng được trên nhiều loại đất. Song thích hợp nhất vẫn là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa. Đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến những kỹ thuật chăm sóc để đạt năng xuất, chất lượng cao.

1.1 Tưới nước

Nhu cầu nước tưới của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Với công nghệ thi công lắp đặt hệ thống tưới nước tự động giúp đất quanh vùng rễ luôn được giữ ẩm, phần gốc cây luôn được sạch và độ ẩm được tăng lên, lượng nước bốc hơi mất ít hơn so với tưới thủ công bằng vòi nước, được tưới đều hơn trên tất cả các luống cà chua.

Hệ thống tưới nước theo dàn cho cà chua.
Hệ thống tưới nước theo dàn cho cà chua.

1.2 Vun xới

– Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8–10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

1.3 Làm giàn

– Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Mỗi cây cà chua vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc giàn tới đó. Cọc thường dài 1,5m đóng sâu xuống đất 20 cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

Làm giàn cho cây cà chua.
Làm giàn cho cây cà chua.

1.4 Bấm ngọn tỉa cành

– Việc  bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau. Cách thứ nhất, tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi. 

Hoặc đối với cà chua sinh trưởng vô hạn có thể để thân chính vươn dài theo cọc giàn. Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

1.5 Bón phân.

Để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Cà chua là cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng (thân lá), vừa sinh trưởng sinh thực (ra quả) nên cần bón lót phân hữu cơ, bón thúc nhiều lần.

Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín.

* Cách bón phân:

Bón lót : 2 tấn/1000m2+ Super Lân: 40 kg + 5 kg NPK 16-16-8.

Bón thúc: 4 lần bón

+ Thúc lần 1: (10 – 15 ngày sau khi trồng):7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

+ Thúc lần 2 : (22 – 25 ngày sau khi trồng, lúc hoa bắt đầu có nụ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. Có thể kết hợp phun thêm phân bón lá để thúc cà chua tạo mầm hoa, 7 ngày /1 lần.

+ Thúc lần 3: (lúc hoa rộ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

+ Thúc lần 4: (sau lần thu hoạch trái đầu tiên): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

Cà chua cần được bón thúc thêm sau mỗi lần thu hoạch quả.

2. Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua và biện pháp phòng trừ bệnh hại

Phòng trừ sâu bệnh là bước quan trọng trong kỹ thuật chăm sóc cây cà chua. Cà chua không bị sâu bệnh gây hại thì sẽ lớn nhanh và cho năng suất cao.

2.1 Sâu đục trái cà chua 

Sâu đục trái cà chua hay còn gọi là sâu đục thân – một trong những kẻ thù của cây trồng. Chúng trưởng thành hoạt động vào ban đêm, sức bay khoẻ và xa, đẻ trứng rải rác từng quả trên mặt lá và nụ hoa.

* Tác hại

Sâu non phá hại các búp non, nụ hoa và đục vào trái, vết đục gọn, không nham nhở. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân nằm bên ngoài, một nửa nằm trong quả.

– Các lá và chùm hoa bị sâu non ăn có thể bị gãy làm giảm số lượng trái sau này. Thiệt hại nặng khi sâu non xâm nhập vào thường dễ bị thối, giảm giá trị sản phẩm khi thu hái.

* Biện pháp:

–  Ngắt bỏ các quả bị sâu hại, bấm ngọn, tỉa cành cà chua để tránh sự lây lan sâu trên đồng ruộng.

– Sử dụng các loại thuốc sau để phòng như: Abamectin, Emamectin benzoate, Oxymatrine, Spinosad,…phun sau khi thấy trưởng thành xuất hiện 3-4 ngày hoặc sau thời kỳ hoa nở.

2.2 Sâu khoang

– Màu xám hoặc nâu xám, các cánh trước màu nâu vàng có các vân đen trắng, cánh sau màu hơi trắng. Chúng thường không bay xa và đẻ trứng gần nơi chúng xuất hiện. Trứng được đẻ thành ổ lớn ở mặt dưới các lá của cây chủ, sâu non mới nở ăn thành nhóm, khi lớn hơn chúng phân tán dần, nhộng màu đỏ sẫm. 

* Tác hại

Sâu khoang ăn toàn bộ thịt lá của cây chủ chỉ chừa lại gân lá. Mật độ sâu cao có thể làm cho lá cà chua rụng rất nhanh

* Biện pháp:

– Thu gom và tiêu hủy toàn bộ tàn dư cây trồng và làm sạch cỏ dại sẽ giảm được mật độ sâu. Cày đất kỹ, phơi đất trước trồng để tiêu diệt nhộng. Sử dụng bẫy bả chua ngọt để dẫn dụ và tiêu diệt trưởng thành.

2.3 Bệnh chết cây con

Do nấm Pythium sp., Phytophthora pesrasitica và Rhizoctonia solani.

* Tác hại

Bệnh chỉ xuất hiện phổ biến quanh khu đất trồng cây con, phần thân dưới thối khô có màu nâu sẫm đến đen. Sự thối thường giới hạn ở phần ngoài của thân và các cây bị nhiễm có thể bị đổ hoặc hơi thẳng nhưng lá bị rũ, xám bóng và có màu xanh lục. Những cây bị nhiễm sẽ còi cọc và chết.

* Biện pháp:

Tránh đặt vườn nơi bị che quá tối hay ẩm ướt, vệ sinh vườn ươm, tiêu hủy tàn dư cây trồng định kỳ, không bón phân đạm khi vườn cây có triệu chứng nhiễm bệnh. Canh tác trên đất thoát nước tốt. Sử dụng các loại thuốc: Chitosan, Kasugamycin, Ningnanmycin… để phòng ngừa.

2.4 Bệnh mốc sương

– Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như: Lá, thân, rễ, hoa, trái.

– Trên lá: Lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá. Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp, bệnh nặng toàn bộ phiến lá bị khô.

– Trên thân cành: vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục nhỏ, sau lan rộng bao quanh thân làm thân thối mềm, úng nước và dễ gãy.

– Trên hoa: vết bệnh màu nâu hoặc nâu đen ở đài hoa, sau đó lan rộng làm cho hoa bị rụng.

Bệnh mốc sương trên cây cà chua.
Bệnh mốc sương trên cây cà chua.

– Trên quả: vùng nhiễm bệnh có màu nâu đậm, cứng và nhăn. Khi trời ẩm ướt làm cho quả bị thối.

– Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm, mát, nhiệt độ 18-220C.

Biện pháp:

+ Vệ sinh đồng ruộng, trồng cây giống khoẻ, sạch bệnh, nên trồng thưa hơn trong mùa mưa và làm giàn cẩn thận, định hình chùm hoa chùm quả.

+ Bố trí hướng luống theo đông tây tạo điều kiện cho ánh nắng xuyên vào nhanh làm ráo những giọt sương trên lá ngăn ngừa bào tử nảy mầm.

+ Sử dụng một số loại thuốc để phòng trừ: Zineb,Mancozeb, Azoxystrobin, Mandipropamid, Chlorothalonil.

2.5 Héo rũ chết vàng

– Bệnh thường thể hiện triệu chứng thối gốc, phá hại các giai đoạn sinh trưởng của cây. Cây bệnh lá bị héo vàng rồi khô chết. Phần giáp vết bệnh có màu nâu hay màu xám nham nhở. Thân giáp mặt đất thường khô tóp và có màu vàng nhạt, ranh giới không rõ ràng. Trên vết bệnh có lớp nấm trắng mịn, phớt hồng.

– Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25-300C, ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 20-250C.

* Biện pháp:

– Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, chọn giống sạch bệnh, luân canh với các cây trồng khác họ, không tưới nước quá ẩm, trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thoát nước. Xử lý đất bằng Sunfat đồng (3kg/1000m2).

– Biện pháp hóa học: Sử dụng luân phiên các loại: Cytokinin, Garlic oil 2% + Ningnanmycin 3%: Kasugamycin, Ningnanmycin.

Bón phân là một kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Giúp cung cấp thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng và phát…

==> Click xem ngay: Bón phân hợp lý cho cây trồng

3. Thu hoạch

– Khi quả cà chua đã đẫy, vỏ quả căng, bóng láng chuyển từ xanh sang màu đỏ là quả đã chín có thể thu hoạch. Thu hái quả và xếp vào sọt nhẹ nhàng, tránh dập quả. Để riêng những quả bị bệnh hay bị tổn thương.

– Sản phẩm thu hoạch không bị dính đất, cát, đưa vào két nhựa hoặc giỏ tre theo yêu cầu khách hàng.

Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: https://demo10.vinasite.top

Email: sumonhatv@gmail.com

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Từ khóa » Bấm đọt Cà Chua