Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chuối đỏ Mang Lại Năng Suất Cao

Chuối đỏ là loại chuối có xuất xứ từ Úc, đặc điểm nổi bật là vỏ chuối có màu đỏ cực kỳ bắt mắt. Thịt chuối vừa ngọt lại mềm nên giống chuối đỏ mỹ được ví như đặc sản được săn lùng hiện nay và là giống cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Bài viết dưới đây của Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về giống cây này!

  1. Thông tin chuối đỏ dacca
    1. Đặc điểm của chuối đỏ
    2. Lợi ích quả chuối
  2. Kỹ thuật trồng cây chuối đỏ
    1. Tiêu chuẩn chọn giống chuối đỏ
    2. Thời vụ và phương thức trồng
    3. Đất trồng
  3. Kỹ thuật chăm sóc chuối đỏ
    1. Tưới nước
    2. Bón phân
    3. Cắt tỉa
    4. Cách phòng bệnh cho cây
    5. Thu hoạch và bảo quản
  4. Giống chuối đỏ mua ở đâu?

Thông tin chuối đỏ dacca

qua-chuoi-do

Cây chuối đỏ được gọi là chuối đỏ Dacca, là giống chuối có vỏ đỏ hoặc hơi tím được bắt nguồn từ Úc. So với những loại chuối thông thường, cây có quả nhỏ nhưng vỏ dày hơn, thịt chuối vừa mềm lại vừa ngọt hơn.

Đặc điểm của chuối đỏ

Quả chuối lúc nhỏ có màu xanh, khi quả bằng ngón tay cái thì chuyển thành màu tím bắt mắt phù hợp để trưng bày, làm cảnh. Khi quả chín, phần thịt có màu trắng kem hơi ngả hồng vừa có hương vị giống chuối thường lại hòa quyện hương vị đặc trưng của quả mâm xôi hấp dẫn…Nhưng tổng thể nó vẫn mang hương vị đặc trưng của chuối, vừa có hương vị lạ thu hút nên được rất nhiều bà con quan tâm.

Hiện nay, Đông Phi, châu Á, Nam Mỹ, UAE là những nước trồng nhiều chuối đỏ. Ở Việt Nam, chuối đỏ là giống cây mới nhưng dễ trồng, không kén đất, có hương vị lạ và có giá trị dinh dưỡng cao. Vì thế giống cây này luôn mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con.

Giống chuối đỏ dacca có màu sắc lạ mắt, hiếm có nên dù giá thành cao nhưng luôn được săn lùng khắp nơi. Bên cạnh đó thì chuối đỏ Mỹ cũng là một trong những đặc sản được yêu thích của vùng Trung Mỹ với hơn 6,4 tỉ đô la tiêu thụ mỗi năm đấy.

Lợi ích quả chuối

nai-chuoi-do
Bán chuối đỏ dacca

Chuối đỏ dacca có chứa nhiều dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe, theo nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi quả chuối chỉ chứa khoảng 100 calo vì thế thích hợp cho chị em bổ sung dinh dưỡng mà không sợ tăng cân.

Trong mỗi quả chuối có khoảng 4g chất xơ tương đương đáp ứng được 16% chất xơ hàng ngày cho chúng ta.. Từ đó  kiểm soát được cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường.. và giúp hệ tiêu hoá tốt hơn.

Hơn nữa, chuối cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng lớn vitamin D, C, B6 giúp ngăn ngừa ung thư, giúp quá trình chuyển hóa protein diễn ra nhanh hơn và hình thành máu. Những quả chuối bé xíu nhưng mang lại lợi ích cao nên dù giá thành mắc  nhưng luôn được ưa chuộng. 

Chính vì thế, giá bán chuối đỏ dacca trên thị trường khá cao nhưng rất đắt khách, hiện nay khoảng 250.000- 300.000/kg. Trong khi đó chuối thông thường bán trên thị trường chỉ dao động từ 10.000- 30.000/ kg.

Kỹ thuật trồng cây chuối đỏ

cay-chuoi-do-giong
Chuối đỏ trồng ở đâu?

Tiêu chuẩn chọn giống chuối đỏ

Cây giống được chọn phải khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, sinh trưởng, phát triển  tốt và không có các vết thương cơ giới trong quá trình đánh cây con để trồng. Đây là giống cây mới được du nhập về Việt Nam và thường được trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính. Theo đó, người ta thường dùng chồi để trồng, loại chồi non, đuôi chiên là trồng tốt nhất. 

Bên cạnh đó, có thể dùng phương pháp nuôi cấy mô để tạo chồi non. Hiện nay người ta cũng chọn giống chuối dacca từ hạt, các hạt được chọn lọc để trồng phải khỏe mạnh, không có sâu bệnh để đảm bảo hình thành cây giống tốt nhất.

Ngoài ra, có thể tạo cây giống bằng củ cây chuối đã có buồng. Trường hợp củ chuối to thì bổ làm đôi sau đó xoa vết cắt vào trong rồi đem ươm ở vườn.

Bà con nên đào hố cách nhau từ 30 đến 35cm, hàng cách hàng khoảng 40cm sau đó đặt phần có mắt mầm xuống dưới rồi phủ đất kín. Sau vài tháng cây con sẽ mọc có chiều cao đạt từ 60 đến 70cm khi cây có từ 3 đến 4 lá thì đem trồng.

Lưu ý: nếu nhân giống bằng củ chuối thì khi đào củ không để củ xây xước, nên tránh phần có mắt vì sẽ mọc cây giống không đạt chuẩn.

Thời vụ và phương thức trồng

Thời vụ tốt nhất để trồng giống chuối dacca là vụ Xuân và vụ Hè Thu trong khoảng tháng 2, tháng 3, tháng  và tháng 8. Mật độ trồng trên diện tích vườn là 2000 – 2500 cây/ha, hàng cách hàng: 2,5 – 3,0 m, Cây cách cây khoảng 2,5 x 2,0 m.

  • Đối với nơi đất tốt: đất có tầng mùn dày nên  đào hố có kích thước vuông 40 – 45cm, sâu từ 30 – 35cm
  • Đối với đất xấu: nên đào hố có kích thước lớn hơn

Sau khi đào lỗ từ 7- 10 ngày cần tháo hết các khí độc hại. Nếu lớp đất mà nông thì phải để riêng rồi đem 1/2 lượng đất trộn với 1 lượng phân rác và tro theo tỷ lệ 4:1 cho vào gần đầy hố.

Chuối đỏ có thể trồng theo hàng hoặc theo kiểu nanh sấu. Hàng chính nên trồng theo hướng Đông – Tây để tận dụng được nhiều ánh sáng cho cây. Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống phía chân đồi, khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên và các buồng sẽ kéo cây vào phía trong hạn chế cây bị đổ.

Đất trồng

Giống chuối nói chung đều ưa đất thịt, tơi xốp, nhiều mùn vì thế chọn đất trồng chuối đỏ dacca là những nơi có đất phù sa màu mỡ hay đất bùn ao phơi ải. Nên chọn những nơi không bị ngập úng dễ thoát nước.

Độ pH thích hợp để trồng chuối là từ 5-7. Vườn trồng chuối cần có đủ ánh sáng ( hàng chính trồng theo hướng Đông- Tây) cây sẽ cho ra quả nhanh hơn.

Kỹ thuật chăm sóc chuối đỏ

mua-giong-cay-chuoi-do
Cách chăm sóc cây chuối đỏ

Chuối đỏ là giống cây dễ trồng, dễ sống, ưa đất tốt và ánh nắng nên cần nắm vững kỹ thuật chăm sóc cây phù hợp để có chất lượng quả tốt nhất. Nhà vườn Ngọc Lâm sẽ chia sẻ đến bà con cách chăm sóc cây chuối đỏ sao cho đúng kỹ thuật nhất.

Tưới nước

Khi mới trồng cây thì nên tưới nước hàng ngày: ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để cây hấp thụ tối đa lượng nước. Thời điểm cây bắt đầu sinh trưởng và phát triển ổn định cần cung cấp đủ nước và ánh sáng để cây sinh trưởng phát triển tốt

Bón phân

Trung bình mỗi cây chuối cần khoảng 20-25kg phân hữu cơ, 0,8-1kg đạm, 1-1,5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm để cây phát triển tốt nhất. Chia thành 3 lần bón thúc để cây ra hoa đậu quả nhanh:

  • Bón thúc lần 1: sau khi trồng 1 đến 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ quanh gốc để tránh cỏ hút chất dinh dưỡng. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng Kali còn lại, cách gốc 30-40cm.
  • Bón thúc lần 2: cách lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m.
  • Bón thúc lần 3: với lượng đạm và Kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. 

Cắt tỉa

Khi cây chuối trưởng thành và ra chồi non nên cắt tỉa chỉ để lại 2 chồi con cách nhau 4 tháng. Nên để lại chồi con ở xa gốc mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối. Khuyến khích bà con nên chọn tuổi chuối so le sao cho 1 năm được thu hoạch từ 2 buồng.

Phần hoa cái thường ở phía trên còn ở cuối buồng đa phần là hoa đực ( chỉ có 3 – 4% là hoa cái). Vì vậy, người ta thường cắt bỏ phần ở cuối buồng chỉ để lại từ 8-12 nải/buồng để đảm bảo sự phát triển cũng như chất lượng quả chuối.

Khi  cây chuối đỏ trổ buồng từ 15-20 ngày có thể dùng túi nilon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh và các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Một phần giữ cho quả khỏe đẹp đến kỳ thu hoạch nâng cao giá thành. Khi lá chuối bị khô thì cần cắt bỏ để hạn chế sâu, bệnh lây lan đến các lá khỏe.

Cách phòng bệnh cho cây

Các loại bệnh phổ biến gây hại cho cây chuối đỏ như bệnh thối thân, bệnh đốm lá, bệnh sâu vòi voi, sâu vẽ quả và các loại nấm.

Sâu vòi voi: ấu trùng sâu sẽ đẻ trứng vào gốc chuối sau một thời gian trứng sẽ nở thành sâu và ăn vào bên trong cây chuối lây lan sang toàn thân cây. Để phòng ngừa bạn cần thực hiện rắc một số loại thuốc như Padan 4H, Basudin 10H vào quanh gốc chuối theo chỉ định trên bao bì.

Các loại nấm: cây chuối bị những vết  thương làm cho nấm dễ xâm nhập vào bên trong tạo các đốm nấm nhỏ và hình thành những vết xám ở giữa những vết vàng xung quanh. Để phòng trừ cần phun một trong những loại thuốc sau: Hỗn hợp phèn xanh và vôi hay Kasuran BTN.

Bọ vẽ quả: loại sâu này thường làm hại vỏ quả non. Để phòng ngừa nên thường xuyên làm cỏ vườn, cắt tỉa cành khô cho thông thoáng. Trong trường xuất hiện ấu trùng bạn nên dùng Metinparation 0,01% phun ngay lập tức để bảo vệ quả khỏi sâu bệnh

Thu hoạch và bảo quản

Thời gian thu hoạch sau khi trồng thường là 12- 13 tháng. Một buồng chuối đỏ thông thường có từ 8- 15 nải, nải càng nhiều thì chất lượng buồng chuối càng giảm. Vì vậy khi chuối ra buồng người ta thường chỉ để lại từ 8- 12 nải để đảm bảo chất lượng quả. 

Lưu ý: Cần bọc chuối sớm để hạn chế sâu bệnh, côn trùng hại quả, đồng thời tránh bị nấm, nám do cháy nắng.

Bảo quản sau thu hoạch giúp sẽ giúp thời gian và chất lượng nải chuối đến tay người tiêu dùng thơm ngon, tươi hơn. Chuối đỏ khi chưa chín thường được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 12-140 C, độ ẩm 70-85%.

Đặc biệt là không nên bảo quản chuối ở nhiệt độ thấp hơn 11 độ C, vì dưới nhiệt độ đó chuối sẽ không chín. Đối với chuối đỏ chín, sau khi thu hoạch cần được bảo quản cẩn thận để chất lượng chuối ngon nhất, tránh bị trầy xước làm giảm giá trị.

*** Xem thêm: Cây nho ngón tay – giống cây được người dân lựa chọn trồng nhiều nhất

Giống chuối đỏ mua ở đâu?

Bạn đang tìm địa điểm cung cấp giống cây chuối đỏ uy tín nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Hãy đến với vườn nhà Ngọc Lâm, một đơn vị chuyên phân phối các giống cây ngoại nhập uy tín và chất lượng đến người mua.

Giống cây của chúng tôi luôn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn. Địa chỉ website Vườn nhà Ngọc Lâm: Tại đây

Trên đây là tất tần tật những thông tin hữu ích bạn đang quan tâm đến chuối đỏ – một giống cây ngoại nhập mới đang tạo nên “ cơn sốt” các nhà vườn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn lựa chọn cây giống phù hợp vừa có giá trị dinh dưỡng cao lại mang lại giá trị kinh tế cho gia đình cũng như góp phần và sự phát triển kinh tế, xã hội.

Từ khóa » Chuối Vỏ đỏ Có Tốt Không