Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Vụ đông
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật chăm sóc cây vụ đông
Nhằm giúp bà con chăm sóc tốt các diện tích cây vụ đông, đảm bảo kỹ thuật, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật chăm sóc sau:
1. Đối với ngô:
- Các diện tích ngô áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, sau khi trồng ngô xong cần làm rãnh thoát nước, cứ 2 - 3 hàng ngô đào một rãnh với kích thước rộng 25 - 30cm, sâu 25cm để khi gặp mưa to không bị ngập úng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Xới xáo nhẹ mặt luống để đất xốp thoáng, thuận lợi cho quá trình bón phân và giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Đối với diện tích ngô trước khi trồng mới chỉ bón lót phân chuồng mà chưa bón phân lân, cần tập trung bón bổ sung ngay khi ngô được 3 - 5 lá với lượng 15 - 18 kg/ sào.
- Cách bón như sau: Ngâm Supe lân với nước giải, pha loãng với nước theo tỷ lệ 2 phần phân / 100 phần nước tưới cho ngô để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho ngô đồng thời đề phòng bệnh huyết dụ chân chì.
- Bón thúc với lượng phân đạm 12 kg và Kali 6-8 kg/ sào: Bón làm 3 lần vào các giai đoạn khi ngô được 3 - 5 lá; giai đoạn ngô 7 - 9 lá và giai đoạn trước trỗ cờ từ 10 - 15 ngày. Sau mỗi lần bón phân kết hợp vét bùn dưới rãnh phủ lên gốc và luống ngô để tăng hiệu quả phân bón đồng thời hạn chế cỏ dại.
- Đặc biệt, bà con có thể sử dụng sản phẩm phân bón NEB 26 giúp cây trồng sinh trưởng nhanh và chín sớm, tăng năng suất cây trồng.
- Cách bón như sau:
+ Bón thúc lần 1: Khi ngô có 3 - 5 lá thông thường bón 4 kg đạm + 2 - 2,5 kg Ka li/ sào. Nhưng nếu sử dụng NEB 26 thì chỉ cần bón 2 kg đạm kết hợp với 14 ml NEB 26 và 2 - 2,5 kg Ka li/ sào (tức là trộn theo tỉ lệ 1 kg đạm kết hợp với 7 ml Neb 26) bón cách gốc 5 - 7 cm sau đó lấp đất hoặc vét bùn dưới rãnh phủ kín phân.
+ Bón thúc lần 2: Khi ngô 7 - 9 lá bón 2 kg phân đạm trộn với 14 ml phân NEB 26 + 2 - 2,5 kg Kali/ sào, bón cách gốc 8 - 10 cm, sau đó vun cao 8 - 10 cm để lấp phân và chống đổ cho ngô.
+ Bón thúc lần 3: Trước trỗ cờ 10 - 15 ngày bón 2 kg phân đạm trộn với 14 ml phân NEB 26 + 2 - 2,5 kg Kali/ sào, bón cách gốc 12 - 14 cm và vun cao gốc.
* Lưu ý: Trong quá trình chăm sóc bên cạnh việc bón phân đầy đủ theo yêu cầu, bón sớm ngay từ giai đoạn đầu thì phải lưu ý chế độ tưới nước hoặc giữ ẩm cho ngô bằng cách ủ rạ trên mặt luống hoặc giữ nước dưới rãnh sao cho mặt luống luôn đủ ẩm. Không để ngô bị hạn nhất là trước và sau trỗ cờ 10 - 15 ngày. Đối với ngô vụ đông cần chú ý một số sâu bệnh hại chính như: sâu đục thân, rệp hại cờ, bệnh huyết dụ chân chì, bệnh khô vằn…Thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm để kịp thời xử lý.
2. Đối với cây rau:
- Cần chú ý thực hiện một số biện pháp chăm sóc để rau phát triển tốt, cho năng suất cao, an toàn với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường: thường xuyên xới xáo làm cỏ, vun gốc cho rau đặc biệt là sau những trận mưa rào làm cho đất bị bí chặt. Tưới nước đủ ẩm 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát. Tưới rãnh vào thời kỳ phát triển thân lá.
*Lưu ý: Không dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần được ủ thật hoai mục. Tưới bằng nước sạch, không dùng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới cho rau. Bón thúc phân định kỳ theo đặc điểm của từng loại rau. Đối với rau cải bẹ, cải ngọt thời gian sinh trưởng ngắn vì vậy lượng phân bón ít hơn;. các loại cải bắp, súp lơ, cải bao … lượng bón nhiều hơn.
- Cụ thể: lượng phân bón thúc cho các loại rau cải như sau: đạm từ 1- 3 kg và Kali từ 0,8 - 2 kg / sào cho mỗi lần bón. Bón lần 1 sau trồng 7 - 10 ngày, lần 2 cách lần 1 từ 10 - 15 ngày, rau bắp cải thì bón thúc thêm lần 3 vào thời kỳ cây bắt đầu cuốn.
- Để góp phần tăng năng suất cây trồng, an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường sinh thái, bà con có thể sử dụng phân NEB 26 bón cho rau ( lưu ý lượng đạm giảm đi 1 nửa) , cụ thể: lượng phân bón là : từ 0,5 - 1,5 kg đạm + 0,8 - 2 kg Kali/ sào cho mỗi lần bón (trộn đạm với NEB 26 theo tỷ lệ 1 kg đạm + 7 ml NEB 26).
- Rạch rãnh hoặc bón theo hốc, bón cách gốc 7 - 10 cm sau đó lấp đất kín phân. Bón lần 1 sau trồng 7 - 10 ngày, lần 2 cách lần 1 từ 10 - 15 ngày, rau bắp cải thì bón thúc thêm lần 3 vào thời kỳ cây bắt đầu cuốn.
- Bên cạnh việc bón phân, chăm sóc đảm bảo theo yêu cầu, bà con cần thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình hình sâu bệnh hại rau màu để có biện pháp xử lý kịp thời.
1538-kt-cham-soc.pdf
Nguyễn Thị Hằng
Từ khóa » Chăm Sóc Cây Rau Vụ đông
-
Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Rau Vụ đông
-
Biện Pháp Chăm Sóc Rau Vụ đông - BaoHaiDuong - Báo Hải Dương
-
Kinh Nghiệm Trồng Rau Mùa đông Cho Năng Suất Cao
-
Một Số Cách Chăm Sóc Rau Vụ đông Xanh Tốt - Ivila
-
Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Vụ đông Ngắn Ngày
-
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG SAU CƠN BÃO
-
Chăm Sóc Cây Trồng Vụ đông Theo Hướng An Toàn Thực Phẩm
-
Chăm Sóc, Thu Hoạch Cây Vụ Đông 2021 Và Chuẩn Bị Gieo Trồng Vụ ...
-
Tam Đường Tích Cực Chăm Sóc Cây Vụ đông
-
Chăm Sóc Cây Màu Vụ đông - Báo Thái Bình điện Tử
-
Yên Châu Chăm Sóc Cây Vụ đông - Báo Sơn La
-
Chăm Sóc Khôi Phục Diện Tích Cây Vụ đông Bị ảnh Hưởng Bởi Mưa úng
-
Rau Vụ đông Sớm Bán Giá Gấp Nhiều Lần Chính Vụ, Nông Dân Nghệ ...
-
Nông Dân Bình Thạnh Tất Bật Chăm Sóc Rau Màu Phục Vụ Tết