Kỹ Thuật Chọn Bò Giống - DairyVietnam

Không dùng đực giống có các nhược điểm như đầu quá to và thô, lưng hẹp và yếu; hông lõm, mông dạng mái nhà, chân vòng kiềng, xương cổ chân trước cong, chân voi, lông không mịn và giòn, nhất là dịch hoàn phát triển kém, v.v...

Để đánh giá chất lượng đực giống bò thịt theo cá thể, cần nuôi kiểm tra bê sau cai sữa ở độ tuổi 8 tháng, trong vòng 150 ngày theo các chỉ tiêu: tăng trọng hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng, khối lượng cuối kỳ, thể hiện ngoại hình. Thời kỳ này nuôi bê với mức dinh dưỡng cao, chăm sóc tốt. Việc đánh giá bò đực giống theo cá thể sẽ phát hiện được những đực tốt nhất để nâng cao năng suất thịt cho đời sau.

Đánh giá và chọn lọc đực giống theo đời sau có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đàn giống được rút ngắn lại. Các đặc điểm genotip của các con vật về các tính trạng như sức sản xuất thịt có thể phát hiện tương đối chính xác qua số liệu có được của đời sau. áp dụng thụ tinh nhân tạo cho phép chọn được đực giống xuất sắc có khả năng cải tạo đàn. Cùng với nuôi bò cái, cho nuôi khoảng 50-100 bê đực sinh ra từ đực giống cần kiểm tra đến 1 năm tuổi, rồi vỗ béo 15-18 tháng tuổi để đánh giá năng suất và chất lượng thịt.

Hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá đực giống là khối lượng giống 15 tháng tuổi và tỷ lệ thịt xẻ của đời sau sẽ tạo khả năng đánh giá gián tiếp đa số các chỉ tiêu khác quyết định giá trị giống.

2. Chọn lọc bò cái giống hướng thịt

Bò cái hướng thịt có các đặc điểm của giống thể hiện các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng thịt. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng để có độ béo cho bò thịt. Bò hướng thịt có thân hình vạm vỡ, chắc chắn. Bò cái giống có thân hình rộng, sâu, bộ xương chắc chắn, hệ cơ phát triển tốt. Lưng, hông dáng khum thẳng; ngực sâu rộng; vai rộng và nhiều thịt. Bốn chân cân đối, da eo giãn đàn hồi. Mông chắc, nở nang, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Bầu vú phát triển, 4 núm vú đều đặn. ở bò thịt, phần trước thân và phần phía sau phát triển hơn bò sữa. Khối lượng sống của bò cái giống được xác định theo tuổi và giống có ý nghĩa quan trọng khi đánh giá và chọn lọc, cần chú ý nhiều đến cường độ sinh trưởng và thời kỳ thành thục về sinh dục. Khả năng sinh sản là chỉ tiêu quan trọng khi chọn giống bò cái hướng thịt. Những bò bé nhỏ, thân giữa phát triển không sâu, hệ cơ phát triển kém, thân hình hẹp thì không chọn làm giống.

3. Chọn phối (ghép đôi giao phối)

Chọn phối là chọn đực giống, cái giống đã được chọn lọc cho giao phối để có đời con đạt được những tính trạng mong muốn theo hướng sản xuất được xác định. Chọn phối đúng không những củng cố mà còn phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn ở cá thể giống được chọn.

Chọn phối dựa trên các nguyên tắc cơ bản:

- Mục đích và phương pháp để đạt mục đích đặt ra;

- Đực giống phải có ưu điểm hơn những con cái ghép đôi và tăng cường sử dụng con giống xuất sắc;

- Củng cố di truyền những�đặc tính tốt của bố hoặc mẹ và cả hai, cải tiến những đặc điểm yếu ở bố mẹ;

- Cải tiến đàn (giống, dòng) những đặc tính mong muốn mới bằng cách sử dụng những con giống có típ mong muốn ở đàn hạt nhân, cơ bản hoặc giống mới;

- Có mức độ đồng huyết cho phép, nhằm tránh thoái hóa do cận huyết;

- Phát hiện để ghép phối lặp lại đối với những cặp lai cho đời sau tốt nhất;

- Cần xác định mục tiêu nhân giống thuần hay lai tạo pha máu, cải tạo luân chuyển, lai kinh tế.

Các phương pháp ghép đôi giao phối:

- Ghép đôi cá thể: Trên cơ sở chọn đực và cái giống cho ghép đôi theo dự kiến. Cần biết rõ đặc điểm từng cá thể, nguồn gốc, ngoại hình và năng suất của từng con, phải tính đến kết quả tích cực của việc giao phối trước đó và việc đánh giá đực giống theo đời sau. Phương pháp này đòi công phu, tỷ mỷ có sổ sách ghi chép theo dõi tiến hành công tác giống ở các cơ sở giống gia súc.

- Ghép đôi theo nhóm: Bình tuyển phân nhóm đàn bò cái giống và mỗi nhóm cho ghép với một nhóm đực giống có phẩm chất di truyền cao hơn cho giao phối với nhau, thường áp dụng cho các vùng giống nhân dân hay các vùng được trạm thụ tinh nhân tạo truyền giống. Có hai loại ghép nhóm theo kiểu này:

+ Ghép đôi theo nhóm có phân biệt: Trong nhóm đực giống, chọn 1 con tốt nhất giữ vai trò chính, những con khác làm dự trữ thay thế.

+ Ghép đôi theo nhóm đồng đều: Sử dụng 2-3-4 đực giống tương tự về nguồn gốc, chất lượng di truyền ghép đôi cho phối với các nhóm cái. Phương pháp này có thể theo dõi kiểm tra phẩm chất di truyền của đực giống.

Các hình thức chọn phối:

- Chọn phối theo huyết thống có hai hình thức:

+ Giao phối đồng huyết là cho các cá thể có quan hệ huyết thống giao phối với nhau, thường chỉ đến 6-7 đời khi cần củng cố một vài đặc tính nào đó có thể mới tạo ra.

+ Không nên sử dụng rộng rãi, dễ gây suy thoái cận thân do giảm dị hợp tử, tăng đồng hợp tử nên các gen lặn xấu, gen gây tử vong dễ thể hiện.

- Chọn phối theo tuổi:

Chọn lửa tuổi thích hợp cho giao phối, bào thai bê sẽ có sức sống cao, con đẻ ra khỏe mạnh, sức sản xuất cao. Bò hướng thịt, chọn đực 3-6 tuổi, cái 5-9 tuổi là tốt. Tránh cho đực cái non, hoặc đực cái già, cái non hay đực non, cái già hay đực già phối giống với nhau sẽ cho đời sau kém.

- Chọn phối theo phẩm chất giống:

+ Chọn phối đồng nhất: Chọn đực và cái giống có đặc tính tốt như nhau cho giao phối với nhau. Thường áp dụng cho nhân giống cao sản theo dòng bằng cách ghép đôi đồng huyết hay không đồng huyết.

+ Chọn phối dị chất: Cho giao phối những con có những đặc tính tốt khác nhau, tạo ra đời sau có thể tập hợp được nhiều đặc tính tốt từ cả hai bố và mẹ, đưa vào đàn giống những phẩm chất mới.

Từ khóa » Bò Cái Giống