Kỹ Thuật Chọn Hạt Giống Lúa Khỏe Và Xử Lý Giống Trước Khi Gieo Sạ
Có thể bạn quan tâm
Giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất lúa. Muốn có cây lúa khoẻ thì chắc chắn phải có hạt giống tốt và khoẻ mạnh. Gieo trồng hạt giống khoẻ, có chất lượng cao là điều kiện cần thiết để có một vụ mùa thu hoạch cao (có thể tăng năng suất từ 5-20 %) và góp phần gia tăng chất lượng nông sản hàng hóa. Vì khâu để giống và chọn giống phải có chất lượng tốt thì cây lúa trồng sau này sẽ được khoẻ mạnh, chịu đựng được và vượt qua được điều kiện bất lợi của môi trường.
Ảnh: minh họa.
Như vậy hạt giống khoẻ là hạt giống phải có những yêu cầu sau: 1. Hạt giống phải thuần, đúng giống, phải đồng nhất về kích cỡ, giống không bị lẫn những giống khác, hạt cỏ và tạp chất. Hạt giống phải sáng mẩy, không hoặc có rất ít hạt lem (chỉ chấp nhận có hạt lem 0,5 % bị lẫn trong hạt giống, nghĩa là 1.000 hạt chỉ có 5 hạt hạt lem), có rất ít hạt lửng và hạt bị dị dạng. 2. Tỷ lệ nẩy mầm cao ( hơn 80 %) và cây mạ phải có sức sống mạnh. 3. Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không lẫn hạch nấm hoặc không mang mầm bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, chất lượng của hạt giống và mức độ sạch bệnh luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Khi hạt giống bị nhiễm bệnh thì nó có liên quan mật thiết với tình hình sâu bệnh sau này trên cây lúa. Trên hạt lúa bị bệnh thường có sự hiện diện của các loài dịch hại như : Nấm, vi khuẩn, virus và côn trùng. Trong đó, nấm và vi khuẩn là 2 tác nhân quan trọng nhất. Những bệnh được truyền qua hạt giống như bệnh lem lép hạt, bệnh lúa von, bệnh nám bẹ, thối bẹ, bệnh cháy lá, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá … Trong đó, bệnh lem lép hạt là một trong những bệnh quan trọng, xuất phát từ khâu hạt giống, hiện nay bệnh gây thất thu qua việc làm giảm sản lượng lúa từ 15-20% và phẩm chất hạt giống lúa, giảm sức nảy mầm 15-60%. Cách xác định hạt giống bị nhiễm bệnh hại Ngày nay, khoa học và công nghệ đã có nhiều bước phát triển. Có rất nhiều phương pháp để xác định bệnh hại trên hạt lúa như dùng phương pháp Blotter để xác định thành phần nấm ký sinh trên hạt giống và ảnh hưởng nấm bệnh đến sức nảy mầm hạt giống. Dùng phương pháp giấy cuộn để xác định thành phần vi khuẩn ký sinh trên hạt giống. Phương pháp phân tích lỏng. Phương pháp cấy hạt lên môi trường. Phương pháp trắc nghiệm triệu chứng trên cây mạ. Xác định thành phần tạp chất, sâu mọt ký sinh trong quá trình tồn trữ. Các biện pháp xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ : Hiện nay có rất nhiều biện pháp để làm cho hạt lúa giống sạch bệnh như : - Xử lý 3 sôi 2 lạnh khi ngâm ủ hạt lúa giống. Vừa phá được miên trạng của hạt giống, vừa diệt được mầm bệnh hại bám trên hạt lúa. - Dùng muối NaCl - 15% để ngâm lúa giống, thời gian 30-36 giờ. - Dùng phương pháp vật lý để xử lý hạt giống. Người ta cho hạt giống đi qua một công cụ sử dụng nguyên tắc công nghệ Plesma và chùm điện tử yếu. Mầm mống sâu bệnh ở vỏ bọc của hạt sẽ bị tiêu diệt, phần nội nhũ bên trong và ADN không bị ảnh hưởng, hạt giống nẩy mầm tốt và phát triển bình thường. - Phương pháp dùng hóa chất, phương pháp này được nông dân thường sử dụng để tiêu diệt mầm mống sâu bệnh, nhưng đôi khi để lại tác dụng xấu đối với môi trường và đất đai. Hạt giống sử dụng dư thừa không thể dùng làm thức ăn cho gia súc- gia cầm.
Sử dụng kết hơp phân hữu cơ khoáng Con bò sữa ngay từ đầu vụ giúp giảm ngộ độc phèn và giúp lúa có bộ rễ dài, khỏe…
Hạt giống sạch bệnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong suốt quá trình sản xuất. Do đó, các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào việc sản xuất và kinh doanh giống cây trồng cần phải quan tâm và có trách nhiệm cao đối với hạt giống do mình sản xuất ra. Hạt giống sạch bệnh có thể được coi là một trong những chỉ tiêu bắt buộc trong việc sản xuất hạt giống. Phải có biện pháp kiểm tra và xử lý hạt giống trước khi bán ra thị trường bên ngoài. Xử lý giống trước khi gieo sạ 1/- Xử lý bằng nước muối (15%): Dùng nước sạch pha với lượng muối 15% (1 lít nước hòa vào 150g muối ăn), khuấy đều cho tan hết muối. - Cách thử nồng độ: Dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch nước muối đã pha. Nếu quả trứng nổi lập lờ, nửa chìm, nửa nổi là được. Nếu trứng chìm thì cho thêm muối, nếu trứng nổi trên mặt nước thì cho thêm nước. - Cho hạt lúa giống vào dung dịch muối đã pha nói trên. Sau 5-10 phút vớt bỏ các hạt nổi (đó là các hạt lép lửng, các hạt bị bệnh), đem các hạt chìm đi ngâm ủ để gieo sạ sẽ được những cây lúa khỏe, đảm bảo chất lượng và sạch bệnh. 2/- Xử lý bằng nước nóng (54 độ C): Pha 2 phần nước lạnh với 3 phần nước sôi (3 sôi, 2 lạnh), lượng nước xử lý cần gấp 3-5 lần lượng lúa cần xử lý để có nhiệt độ 54 độ C. Chú ý: Trước và sau khi cho lúa giống vào xử lý cần dùng nhiệt kế kiểm tra để luôn đảm bảo nhiệt độ 54 độ C mới đảm bảo đủ nhiệt để diệt nấm. Nếu chưa đủ 54 độ C cho thêm nước sôi vào, vừa đổ vừa khuấy đều, thời gian xử lý 3-5 phút. 3/- Xử lý bằng nước vôi trong (2-3%): Dùng 200-300g vôi cục hoặc 400 – 500g vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch. Để lắng 15-20 phút rồi lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong để ngâm cho 6-7 kg lúa giống trong thời gian từ 10-12 giờ. Căn cứ vào lượng lúa giống cần gieo sạ để tính toán lượng nước vôi trong cần pha cho phù hợp. 4/- Xử lý bằng các thuốc trừ nấm: CuS04 (1-4%), Bavistin, Daconil, Captan... pha nồng độ 0,3% ngâm trong 12 giờ. Một trong những loại thuốc hiện đang được bà con nông dân sử dụng rộng rãi là xử lý thuốc Cruser Plus 312,5 FS để ngăn ngừa sự tấn công gây hại ngay từ đầu đối với bọ trĩ và một số côn trùng chích hút khác trên cây lúa như rầy nâu. Ngoài ra, các hoạt chất thuốc trừ nấm có trong thành phần thuốc sẽ diệt trừ các loại mầm bệnh còn tiềm ẩn trên hạt giống mà với các biện pháp khác khó loại trừ. Nếu xử lý cho 100 kg thóc giống thì pha 20ml thuốc Cruser Plus 312,5 FS với 4-5 lít nước sạch, khuấy kỹ (dung dịch có màu đỏ), tưới và trộn đều với thóc rồi đem ủ cho mọc mầm trước khi gieo. Sau khi xử lý bằng một trong các phương pháp trên, bà con đem hạt giống ngâm tiếp trong nước lã 48 tiếng đối với lúa thuần (đủ 60 giờ cho cả xử lý thuốc và ngâm nước lã) và 36 giờ đối với lúa lai (đủ 36 giờ cho cả xử lý thuốc và ngâm nước lã). Chú ý ngày thay nước 2 lần, để lúa nơi râm mát đề phòng thối hạt do nước chua hoặc nhiệt độ cao. Đãi sạch hết nước chua, rồi ủ hạt giống trong 25-30 giờ cho đến khi hạt nảy mầm đem gieo sạ trên ruộng.
Từ khóa » Cho Biết Cách Xử Lý Hạt để Tăng Tỷ Lệ Nảy Mầm
-
Cách Ngâm ủ Hạt Giống Giúp Tăng Tỷ Lệ Nảy Mầm Của Hạt
-
Top 15 Cho Biết Cách Xử Lý Hạt để Tăng Tỷ Lệ Nảy Mầm - MarvelVietnam
-
Cách Ngâm ủ Hạt Giống Giúp Tăng Tỷ Lệ Nảy Mầm Lên đến 99%
-
Kỹ Thuật Gieo Hạt Cải Cho Tỉ Lệ Nảy Mầm Cao
-
Hướng Dẫn 3 Cách Làm Hạt Nảy Mầm Nhanh Nhất - HydroWorks
-
Cách Ngâm Ủ Hạt Giống Để Đạt Tỉ Lệ Nảy Mầm Cao | TH-AGRICARE
-
3 Cách Ngâm ủ Hạt Giống Nảy Mầm Nhanh Nhất 100% - ThaiBinh Seed
-
4 Bước Xử Lý Hạt Giống Rau Quả Trước Khi Gieo Trồng
-
Hạt Giống Có Cần Phân Bón để Nảy Mầm Không? - BÁCH NÔNG
-
Phương Pháp Ngâm ủ Hạt Giống Bằng Khăn Giúp Tăng Tỷ Lệ Nảy Mầm
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Xử Lý (ngâm, ủ...) Các Loại Hạt Giống Trước Khi Trồng
-
Hướng Dẫn 1 Số Biện Pháp Xử Lý Hạt Giống Trước Khi Gieo Trừ Bệnh ...
-
Cách Xử Lý Hạt Giống Hoa Trước Khi Gieo Trồng
-
Cách ủ Hạt Giống để Tỷ Lệ Nảy Mầm đạt >80% - Trạm Xanh