Kỹ Thuật Chụp ảnh Chuyển động Mờ - Vua Nhiếp ảnh

Vua nhiếp ảnh kiến thức cô đọng, chụp ảnh tài ba, ảnh đẹp cự phách VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách Rss Feed
  • Trang nhất
  • Ảnh đẹp
  • Kỹ thuật nhiếp ảnh
    • Kỹ thuật bấm máy ảnh
      • Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
      • Kỹ thuật ảnh mờ bokeh
      • Kỹ thuật chụp chuyển động
      • Kỹ thuật chụp cận cảnh macro
      • Kỹ thuật chụp toàn cảnh panorama
      • kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng
      • kỹ thuật chụp chồng hình
      • Kỹ thuật chụp ảnh tương phản low-key
      • Kỹ thuật chụp ảnh 360
      • Kỹ thuật chụp ảnh đen trắng
    • Kỹ thuật lấy nét
    • Ánh sáng nhiếp ảnh
      • Khái niệm ánh sáng
      • Đo sáng
      • Chế độ RAW
      • ISO trong nhiếp ảnh
      • Màu sắc nhiếp ảnh
    • Bố cục nhiếp ảnh
    • Đối tượng nhiếp ảnh
      • Các tư thế tạo dáng mẫu
      • Chụp ảnh phong cảnh
      • Chụp ảnh thời tiết xấu
      • Chụp ảnh người
      • Chụp ảnh đường phố
      • Chụp ảnh cưới
      • Chụp ảnh ban ngày
      • Chụp ảnh đêm
      • Chụp ảnh sản phẩm quảng cáo
    • Kỹ xảo nhiếp ảnh
    • Chụp ảnh bằng điện thoại
    • Tiền kỳ chụp ảnh
      • Chuẩn bị chụp ảnh
      • Trang điểm
    • Hậu kỳ chỉnh sửa ảnh
    • Bài viết chờ đăng
  • Thiết bị nhiếp ảnh
    • Máy ảnh DSLR
    • Máy ảnh cơ (phim)
    • Máy ảnh compact
    • Ống kính (LENS)
    • Đèn flash
    • Thiết bị phụ
    • Bảo quản thiết bị nhiếp ảnh
    • Máy quay phim
    • Bài viết chờ đăng
  • Tại sao
    • Tào lao
    • Phong cách nhiếp ảnh
      • Nhiếp ảnh thương mại
      • Nhiếp ảnh truyền thông
      • Nhiếp ảnh nghệ thuật
    • Bài viết chờ đăng
  • Thuật ngữ
  • Thông tin thiết bị
  • Video
  • Sự kiện thường niên
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Chụp ảnh online
Trang nhất Kỹ thuật nhiếp ảnh Kỹ thuật bấm máy ảnh Kỹ thuật chụp chuyển động Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Kỹ thuật chụp ảnh chuyển động mờ Đăng lúc: Thứ hai - 07/07/2014 09:33. Đã xem 12635 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng Chuyên mục : Kỹ thuật chụp chuyển động Kỹ thuật chụp ảnh chuyển động mờ

Kỹ thuật chụp ảnh chuyển động mờ

vuanhiepanh.com Có một quan niệm sai lầm khá phổ biến hiện nay là nếu ảnh của bạn sắc nét, không có các phần mờ do chuyển động thì đó là một bức ảnh đẹp Thực tế, nếu bạn biết cách sử dụng các kỹ thuật tạo hiệu ứng mờ chuyển động đúng cách, bức ảnh sẽ trở nên sống động và truyền cảm hơn rất nhiều.chụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpDĩ nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nên sử dụng hiệu ứng chuyển động mờ. Kỹ thuật bạn sử dụng tùy thuộc vào vật mẫu của bạn và ý đồ của bạn khi chụp ảnh.Sử dụng hiệu ứng chuyển động mờ sẽ giúp ảnh trở nên thú vị và ấn tượng hơn. Ảnh có hiệu ứng mờ cũng sẽ tạo ra cảm giác "tốc độ", do đó rất thích hợp để chụp các sự kiện thể thao. Tuy vậy, bạn cần phải hiểu rằng giữa chụp với tốc độ cửa trập nhanh và chụp hiệu ứng chuyển động mờ, không có kỹ thuật nào là tốt hơn cả. Nếu bạn không chắc chắn nên sử dụng kỹ thuật nào, hãy thử cả 2 kỹ thuật này cùng lúc.Sau đây, chúng ta sẽ đến với 3 kiểu chụp chuyển động: chụp lia máy (panning), chụp phơi sáng lâu (long exposure) và zoom/di chuyển camera khi chụp.

Chụp lia máy

chụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpChụp lia máy là kỹ thuật chụp ảnh cho phép bạn ghi lại mẫu vật tương đối sắc nét nhưng lại làm mờ phần nền. Kỹ thuật này tạo ra cảm giác chuyển động và có tác dụng rất tốt trong trường hợp khung nền của bạn kém hấp dẫn hoặc có thể gây rối mắt. Ý tưởng chủ đạo của chụp lia máy là chọn tốc độ cửa trập chậm, sau đó di chuyển máy ảnh theo vật mẫu.Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản khi chụp lia máy:- Sử dụng chế độ chụp liên tiếp hoặc chụp nhanh để chụp nhiều bức ảnh khi giữ cò.- Chụp với chế độ Shutter Priority (Ưu tiên Cửa trập).- Sử dụng tốc độ màn trập 1/40 giây khi mới bắt đầu tập chụp lia máy. Khi đã chụp thành thạo bạn có thể thử các tốc độ chậm hơn hoặc chậm hơn tùy ý.- Tập cách di chuyển theo vật mẫu khi vật mẫu di chuyển.- Khi chụp, hướng máy ảnh về vật mẫu, chụp và lia máy theo cùng hướng chuyển động sao cho vị trí của vật mẫu trong khung hình không thay đổi. Tiếp tục lia máy sau theo cùng hướng sau khi đã nhả cò.chụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpchụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpchụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpKỹ thuật chụp lia máy sẽ đòi hỏi bạn phải thử nghiệm và luyện tập rất nhiều, song kết quả thu được là rất đáng ngạc nhiên. Bạn có thể thử so sánh một bức ảnh chụp lia máy và một bức ảnh chụp thường với tốc độ cửa trập cao. Như đã nói, kỹ thuật chụp lia máy không phải là một kỹ thuật nên được áp dụng mọi lúc mọi nơi, song cũng là một kỹ thuật chụp rất hữu ích.

Chụp phơi sáng lâu

Khi chụp phơi sáng lâu, bạn sẽ sử dụng tốc độ cửa trập chậm hơn so với tốc độ thông thường. Có rất nhiều tình huống mà bạn có thể áp dụng kỹ thuật chụp phơi sáng lâu: Các tia nước, ánh sao buổi đêm, ánh đèn ô tô đi qua khung hình của bạn. Nhìn chung, chụp phơi sáng lâu là một kỹ thuật hiệu quả khi chụp đêm.Để chụp phơi sáng lâu, bạn cần sử dụng tripod và cò chụp. Thời gian là yếu tố rất quan trọng: đôi khi bạn sẽ phải chờ đợi tương đối lâu để thu được các khung cảnh như ánh sao băng. Bạn cũng sẽ phải mất nhiều thời gian để chụp và điều chỉnh lại vị trí sau khi chụp. Với kỹ thuật chụp phơi sáng lâu, kiên nhẫn là yếu tố quan trọng nhất.Dĩ nhiên, chụp phơi sáng lâu và chụp thường sẽ tạo ra những bức ảnh rất khác biệt, song sự đẹp hơn hay xấu hơn sẽ là do bạn quyết định. Hãy thử nhìn vào ví dụ sau đây:chụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụp1/5000 giâychụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụp1/40 giâyTốc độ cửa trập nhanh sẽ khiến các giọt nước "đứng yên" trong khung hình, trong khi chụp phơi sáng lâu sẽ làm nước mờ đi. Nếu bạn dùng tốc độ cửa trập chậm hơn, các giọt nước thậm chí còn có thể mờ đi.Bạn cũng có thể chụp phơi sáng lâu khi chụp thác nước, sông suối và các nguồn nước chuyển động nói chung. Khi chụp nước, bạn cần lưu ý rằng đôi khi phơi sáng lâu hơn sẽ không tạo ra sự khác biệt nào, và thậm chí còn có thể làm bức ảnh có chất lượng kém hơn. 2 bức ảnh sau đây được chụp trong 2,5 giây và 5 giây. Bức ảnh 5 giây có phần cỏ hơi mờ song lại không khác biệt mấy so với bức 2,5 giây.chụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụp2,5 giâychụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụp5 giâychụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụp1/100 giâySau đây là một vài ví dụ về cách chụp phơi sáng lâu:chụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpchụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpchụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpchụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpchụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụp

Zoom khi chụp

Cuối cùng, bạn có thể tiến hành zoom ảnh ngay trong lúc đang chụp. Bạn sẽ quay vòng zoom trên ống kính để thay đổi tiêu cự. Cách chụp này cũng có thể tạo ra các bức ảnh chụp rất nghệ thuật, đặc biệt là khi bạn chụp các nguồn sáng như ánh đèn đêm và thậm chí là cả pháo hoa.chụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpChụp thườngchụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpTốc độ 2 giâychụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpTốc độ 2 giây, có zoom khi chụpchụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpTốc độ 2,5 giây và zoom khi chụp sẽ tạo ra một bức ảnh "trừu tượng"Tuy vậy, nếu sử dụng kỹ thuật này khi chụp ban ngày, bức ảnh của bạn sẽ trở nên khá "trừu tượng", đôi khi khiến vật mẫu trở nên mờ ảo. Dĩ nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn chụp "hỏng". Hãy thử thử nghiệm với ý tưởng này và sáng tạo hết mức có thể.chụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpMột vài nguyên tắc căn bản khi sử dụng kỹ thuật zoom trong khi chụp:- Phóng to ảnh đầu tiên để không bị mất nét khi nhấn cò. Bạn có thể khóa nét (hơi bất tiện), dùng tính năng tự động lấy nét rồi tắt đi, hoặc dùng nút lấy nét ở phía sau lưng máy. Dù sử dụng cách nào, hãy luôn bắt đầu bằng cách lấy nét ở tiêu cự lớn nhất.- Thử xoay vòng zoom trên ống kính. Hãy ghi nhớ hướng hoạt động của vòng xoay (sang trái, sang phải) và học cách xoay vòng zoom một cách mượt mà nhất.- Chọn độ phơi sáng khoảng 1 giây hoặc lâu hơn.- Thử các tốc độ zoom khác nhau và thời gian khác nhau. Ảnh sẽ trông rất khác với các tốc độ zoom khác nhau.chụp ảnh chuyển động lia máy phơi sáng lâu zoom khi đang chụpChụp thườngZoom khi chụp trong điều kiện sáng tốt sẽ tạo ra những bức ảnh khá kì quái Tác giả bài viết: Nguồn tin: Digital photography school Từ khóa:

vua nhiếp ảnh, vua máy ảnh, vuanhiepanh.com, kỹ thuật chụp, chuyển động mờ, lia máy, phơi sáng

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá Click để đánh giá bài viết Được đánh giá 3.5/5

Theo dòng sự kiện

  • Chụp ảnh chuyển động trong thành phố (21/12/2013)
  • Tốc độ màn trập đúng khi chụp ảnh chuyển động (29/04/2013)
  • 10 mẹo chụp ảnh chuyển động (29/04/2013)
  • Chụp chuyển động nhanh (29/04/2013)

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

  • Cách tạo mờ chuyển động khi chụp ảnh (14/09/2014)
  • Kỹ thuật lia máy (18/09/2014)
  • Vẻ đẹp cơ thể chuyển động trong nhiếp ảnh (19/09/2014)
  • Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh (28/04/2015)
  • Kỹ thuật chụp vũ công đang múa (02/01/2016)
  • Hiệu ứng "nhòe mờ có chủ đích" trong nhiếp ảnh (30/04/2016)

Những tin cũ hơn

  • Tạo hiệu ứng ảnh chụp Panning với Photoshop (09/05/2014)
  • Kỹ thuật Panning chụp ảnh lia máy (09/05/2014)
  • Tự động lấy nét khi chụp chuyển động (22/03/2014)
  • kỹ thuật chụp ảnh độc đáo với đèn flash (04/11/2013)
  • Mẹo chụp ảnh không bị rung (01/10/2013)
  • Nắm bắt 'vũ điệu' của nước qua ảnh tốc độ cao (10/08/2013)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Vua Nhiếp Ảnh là trang web của Phạm Hải Đăng Xem bản: Desktop | Mobile Cronjob Close

Từ khóa » Cách Chụp ảnh Mờ Nhòe